I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nhận biết về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng:
Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư.
KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 25: Vùng bắc trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 25
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Tuần dạy: 13
Ngày dạy: 05/11/2012
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nhận biết về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Kĩ năng:
Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
Sử dụng bản đồ tự nhiên, dân cư để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, dân cư.
KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức.
Thái độ:
Lòng yêu thiên nhiên.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ, Átlat Địa lí Việt Nam.
Học sinh:
Tên các tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam ; đặc điểm chung về địa hình các địa phương vùng Bắc Trung Bộ ; tiềm năng rừng của Bắc Trung Bộ.
Các khoáng sản đã khai thác ở Bắc Trung Bộ ; các dân tộc cư trú ở vùng Bắc Trung Bộ.
Hoạt động kinh tế ở miền núi và gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra miệng: Không.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Nhận biết về vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
b. Kĩ năng: Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ. KNS: Tư duy, làm chủ bản thân và tự nhận thức
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Làm việc cá nhân
Bước 1: Giáo viên giới thiệu vị trí và giới hạn.
Bước 2: Quan sát hình 23.1, xác định giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ ?
Các nước Tiểu vùng sông Mê Công: Lào, Thái Lan và Mianma.
Vị trí ngã tư đường của vùng, mở ra triển vọng và khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các nước.
Đường số 9 được chọn là một trong những con đường xuyên ASEAN ; Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và thương mại.
Bước 3: Cho biết ý nghĩa của vị trí địa lí ? (Ngã tư đường Bắc – Nam, Đông – Tây).
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
1. Đặc điểm:
Giới hạn từ dãy Tam Điệp đến Bạch Mã.
Vị trí: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ (Bắc) ; Duyên hải Nam Trung Bộ (Nam) ; biển (Đông) ; Lào (Tây).
2. Ý nghĩa:
Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam.
Cửa ngõ của các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra biển.
HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
b. Kĩ năng: Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên. KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan, thảo luận theo cặp.
- Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hỏi đáp, làm việc theo cặp
Bước 1: Quan sát hình 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ ?
Sườn đón gió, Đông Trường Sơn.
Hướng, hình dạng, độ dốc chi phối sâu sắc đặc điểm tự nhiên và đời sống dân cư.
Bước 2: Qua hình 23.1 và kiến thức lớp 8, cho biết địa hình có đặc điểm gì nổi bật ? (thể hiện sự phân hoá tây - đông: Tây là miền núi, gò và đồi ; đồng bằng ở giữa ; phía đông là địa hình ven biển). Đặc điểm đó mang lại thuận lợi và khó khăn nào cho phát triển kinh tế ?
Thuận lợi: phát triển đa dạng nghề rừng, chăn nuôi
Khó khăn: lương thực, kinh tế biển, đồng bằng hẹp và ít màu mỡ
Bước 3: Bằng kiến thức đã học, nêu các loại thiên tai thường gặp ở vùng ? Biện pháp ?
Bão, lụt, gió Lào, lũ quét, cát lấn, cát bay, hạn
Gây khó khăn giao thông, cung cấp nước, nguy cơ cháy rừng cao.
Biện pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, xoá đói giảm nghèo vùng phía tây.
Bước 4: Dựa vào hình 23.1 và hình 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và nam dãy Hoành Sơn ?
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Dãy Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của vùng.
Địa hình thể hiện rõ sự phân hoá từ tây sang đông.
Nhiều thiên tai.
Rừng và khoáng sản tập trung phía bắc dãy Hoành Sơn, tài nguyên du lịch ở phía nam Hoành Sơn.
HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm dân cư của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
b. Kĩ năng: Sử dụng bảng số liệu để phân tích và trình bày về đặc điểm dân cư. KNS: Tư duy, làm chủ bản thân và tự nhận thức.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương tiện dạy học: Bảng số liệu 23.1 và 23.2 SGK.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Quan sát bảng 23.1, cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ ?
Sự phân bố của người Kinh ? Hoạt động kinh tế có đặc điểm gì ?
Sự phân bố của dân tộc ít người và hoạt động kinh tế ?
So sánh đặc điểm dân cư Trung du và miền núi phía Bắc có gì khác với vùng ? (người Kinh sống xen kẽ với dân tộc ít người).
Tại sao có sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế của vùng ? (do ảnh hưởng của địa hình dãy Trường Sơn Bắc).
Bước 2: Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước ?
So sánh các chỉ tiêu với cả nước ?
So sánh các chỉ tiêu hộ nghèo, người lớn biết chữ với Trung du và miền núi phía Bắc ?
Nhận xét chung ?
Nêu một số giải pháp thu hẹp khoảng cách khó khăn, cải thiện đời sống nhân dân ?
Bước 3: Giáo viên nhấn mạnh:
Tiềm năng con người của vùng:
Truyền thống hiếu học, tỉ lệ người lớn biết chữ 91,3% lớn hơn trung bình cả nước.
Truyền thống lao động, dũng cảm
Tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử.
Bước 4: Hiện nay, vùng có những dự án lớn nào để phát triển vùng Bắc Trung Bộ ?
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Dự án xây dựng đường hầm đèo Hải Vân.
Khu kinh tế mở trên biên giới Việt - Lào.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
Địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
Dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía đông và phía tây của vùng.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Tổng kết:
1.1. Điền vào chỗ trống () những nội dung phù hợp để những câu sau đây đúng.
a. Bắc Trung Bộ là ., kéo dài từ . ở phía Nam.
b. Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa ., giữa .. với Lào.
1.2. Đặc điểm phân bố dân cư và cư trú vùng Bắc Trung Bộ là:
a. Dân cư tập trung ở đồng bằng và ven biển.
b. Miền núi dân cư thưa thớt.
c. Người Kinh phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở miền núi.
d. Dân cư đô thị chiếm một tỉ lệ rất thấp.
e. Tất cả đều sai.
1.3. Cho học sinh xác định trên bản đồ tự nhiên các mỏ khoáng sản.
4 Đáp án:
- 1.1
a. dải đất hẹp ngang, dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã.
b. các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, nước ta.
- 1.2. (a + b + c + d).
Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 85 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 32 và 33 - Tập bản đồ Địa lí 9.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 24: “Vùng Bắc Trung Bộ” (tiếp theo):
Bắc Trung Bộ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp như thế nào ?
Nhờ vào cải cách gì mà dải đồng bằng ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh được xem là nơi sản xuất lúa chủ yếu của vùng ?
Vì sao nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng ?
Nhận xét mô hình kinh tế nông nghiệp qua hình 24.3 ?
Kể tên các điểm du lịch quan trọng của vùng ?
Ngành công nghiệp hàng đầu của Bắc Trung Bộ ?
PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Period 25.doc