Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)

I.Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức: -Hiểu được so với các vùng khác, vùng BTB còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn trong thời kì mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước ta.

-Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế của vùng.

2.Kĩ năng: -Biết đọc, phân tích lược đồ và biểu đồ, bản đồ kinh tế tổng hợp.

-Biết xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người.

-Tiếp tục kĩ năng sưu tầm tài liệu theo chủ đề.

3.Thái độ: có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13. Tiết 26 Ngày soạn:24/11 Ngày giảng:3/12 I.Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: -Hiểu được so với các vùng khác, vùng BTB còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn trong thời kì mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước ta. -Trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế của vùng. 2.Kĩ năng: -Biết đọc, phân tích lược đồ và biểu đồ, bản đồ kinh tế tổng hợp. -Biết xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người. -Tiếp tục kĩ năng sưu tầm tài liệu theo chủ đề. 3.Thái độ: có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch. II.Các thiết bị dạy học cần thiết: -Bản đồ tự nhiên và kinh tế BTB. -Át lát địa lí Việt Nam. -Tranh ảnh một số hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ. III.Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ: -Xác định vị trí giới hạn lãnh thổ của vùng BTB trên bản đồ treo tường.Cho biết quy mô diện tích dân số của vùng và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. -Cho biết các điều kiện tự nhiên và tài nguyê thiên nhiên của vùng BTB. Nêu những thuận lợi và khó khăn của chúng đến sự phát triển kinh tế của vùng. 3.Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Vùng BTB tuy rất rất giàu tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn.Người dân nơi đây đã khai thác các điều kiện để ơphát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở bài học hôm nay. *Vào bài mới: Phương pháp Kiến thức cơ bản Bổ sung CH1: Dựa vào h24.1 và kênh chữ ở mục 1/85 sgk, hãy cho biết năng suất lúa và bình quân lương thực/ người của BTB so với cả nước.Giải thích? Giải thích: do đất canh tác ít, đất xấu, nhiều thiên tai CH2:Cho biết vùng phân bố cây lúa của BTB và xác định trên bản đồ treo tường. Chỉ vùng phân bố lúa trên bản đồ CH3: Ngoài sản xuất lương thực, nông nghiệp trong vùng còn phát triển những ngành nào? Hãy giải thích tại sao nghề rừng, trồng cây công nghiệp,chăn nuôi gia súc và khai thác nuôi trồng thủy sản lại phát triển ? Giải thích: -Nghề rừng: nhờ diện tích đồi núi rộng, đông Trường Sơn có nguồn tài nguyên rừng khá lớn, đứng thứ 2 sau Tây Nguyên. -Chăn nuôi gia súc lớn phát triển nhất là đàn trâu, bò nhờ diện tích vùng đất chân núi và gò đồi phía đông khá rộng. -Khai thác, nuôi trồng thủy sản: đường bờ biển dài với nhiều đầm phá, các nguồn nước lợ, nước mặn ven biển .CH4: Việc phát triển mô hình nông – lâm – ngư kết hợp có ý nghĩa như thế nào? *Ý nghĩa của mô hình nông, lâm kết hợp: phát huy tổng hợp tài nguyên đất, lao động, thị trường trong vùng và cả nước; giảm thiểu tác hại thiên tai, bảo vệ môi trường, đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống CH5: Quan sát h24.2, hãy nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của vùng BTB. Gía trị SXCN của vùng năm 2002 đạt 9883,2 tỉ đồng, so với năm 1995 tăng khoảng 2,7 lần CH6: Những ngành công nghiệp nào ở BTB phát triển mạnh nhất? Vì sao? CH7: Công nghiệp của BTB phân bố chủ yếu ở đâu? Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp CH8: Theo em những dịch vụ nào phát triển nhất ở BTB? CH9: Tìm trên h24.3 và bản đồ vị trí các cửa khẩu biên giới Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, các quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của những tuyến đường này? Xác định trên bản đồ vị trí các cửa khẩu, quốc lộ 7, 8, 9 CH10: Tìm và chỉ trên bản đồ một số địa điểm du lịch quan trọng ở BTB (vườn quốc gia, các bãi biển, các di tích lịch sử) Xác định trên bản đồ các điểm du lịch theo yêu cầu -Vườn quốc gia:Bạch Mã, Phong Nha-Kẻ Bàng, Vũ Quang -Bãi tắm: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm -Di tích lịch sử: làng Kim Liên, Ngã ba Đồng Lộc,cố đô Huế, đường mòn Trường Sơn GV yêu cầu HS đọc mục IV CH11: Xác định 3 trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng BTB trên bản đồ. Nêu chức năng chủ yếu của từng trung tâm. Xác định trên lược đồ 3 TTKT lớn: TP Thanh Hóa, Vinh, Huế IV.Tình hình phát triển kinh tế. 1.Nông nghiệp: -Tiến hành thâm canh cây lương thực nhưng năng suất lúa và bình quân lương thực theo đầu người còn thấp hơn nhiều so với cả nước. -Vùng sản xuất lúa chủ yếu tập trung ở các đồng bằng ven biển ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). -Phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng ở vùng gò đồi. -Đánh bắt nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển. -Thực hiện mô hình nông – lâm – ngư kết hợp 2.Công nghiệp: -Gía trị sản xuất công nghiệp còn nhỏ nhưng phát triển nhanh. -Phát triển nhất là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. -Phân bố công nghiệp chủ yếu tập trung ở ven biển. Ba trung tâm qua trọng nhất là Thanh Hóa,Vinh, Huế. 3.Dịch vụ: -Giao thông vận tải trung chuyển hàng và hành khách: +Giữa hai miền Bắc – Nam. +Từ Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan ra Biển Đông và ngược lại. -Nghỉ mát tắm biển, du lịch. IV.Các trung tâm kinh tế: 3 trung tâm kinh tế quan trọng nhất là TP Thanh Hóa, Vinh, Huế. 4.Đánh giá: a. Nêu những thành tựu, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.( *Thành tựu: Nông nghiệp: SLLT tăng, chăn nuôi trâu bò tăng đáng kểSản xuất công nghiệp tăng từ 3795,2 tỉ đồng năm 1995 lên 4852,5 tỉ đồng và đến năm 2000 là 7158,3 tỉ đồng. *Khó khăn: Nông nghiệp: các đồng bằng ven biển, thung lũng ven sông nhỏ hẹp, kém màu mỡ, thời tiết diễn biến phức tạp, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Công nghiệp: trước đây chưa được chú ý đầu tư, chiến tranh ác liệt kéo dài, thiếu vốn, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng và lao động đang ở trình độ thấp). Duyệt: b. Để khắc phục khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vùng BTB cần phải làm gì?( trồng rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp, xây dựng hồ chứa nước, phát triển thủy lợi). 5.Hoạt động nối tiếp: -Làm bài tập số 3/89 sgk và bài tập bản đồ. -Đọc và trả lời câu hỏi bài 24. IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBAI 24 VUNG BAC TRUNG BO.doc
Giáo án liên quan