Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 27: Bài 25 : Vùng duyên hải nam Trung Bộ

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- HS nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- HS trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

- HS trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

2. Kỹ năng:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 27: Bài 25 : Vùng duyên hải nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 - Tiết 27: Bài 25 : VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - HS trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - HS trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng. 2. Kỹ năng: - HS rèn kỹ năng đọc bản đồ. - Kỹ năng phân tích bảng số liệu. - Kỹ năng xác lập mối liên hệ địa lý. 3. Thái độ: - Các em có cái nhìn cảm thông với đồng bào sống ở vùng có nhiều thiên tai và ít có điều kiện phát triển như vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. - Biết chia sẻ với những khó khăn của mọi người bằng những hành động thiết thực. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Lược đồ vùng DHNTB. - Tranh ảnh về vùng DHNTB. 2. Học sinh::: - Sưu tầm những hình ảnh về phong cảnh, thiên tai của vùng. - Cập nhật những số liệu mới của vùng ( nếu có điều kiện). III/ PHƯƠNG PHÁP - Đàm thoại, gợi mở. - Trực quan. - Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Tình hình phát triển nông nghiệp của vùng BTB? ? Tình hình phát triển công nghiệp, dịch vụ của BTB? 3. Bài mới: (2 phút) Giới thiệu bài: Cũng là một dãy đất hẹp ngang và kéo dài như Bắc Trung Bộ, Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện để phát triển du lịch và kinh tế biển. Nhưng đây cũng là vùng có nhiều thiên tai và thiên nhiên không ưu đãi. Vậy vùng có những đặc điểm tự nhiên cụ thể như thế nào và đời sống của nhân dân khu vực này ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ trong tiết học này nhé. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Xác định vị trí và giới hạn lãnh thổ: (5 phút) GV: Treo lược đồ tự nhiên vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. GV: Vùng DHNTB gồm những tỉnh, thành nào, diện tích và dân số bao nhiêu? HS: - 8 tỉnh, thành - Diện tích: 44 254 km2 - Dân số:8,4 triệu người (2002). GV: Dựa vào lược đồ 25.1 và bản đồ TN vùng DHNTB, em hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng? HS: => Hẹp ngang. - Bắc giáp BTB - TB: Lào - Tây Nam: ĐNB - Đông, ĐN: biển Đông - Tây, TN: Tây Nguyên GV: Ngoài ra vùng có nhiều đảo và quần đảo. GV: Vùng có những quần đảo nào lớn, thuộc những tỉnh, thành nào? HS: - Trường Sa (Khánh Hòa) Hoàng Sa (Đà Nẵng) GV: Vị trí địa lí DHNTB có vai trò như thế nào đối với sự phát triển KT – XH và an ninh quốc phòng? HS: - Cầu nối giữa BTB với Nam Bộ. - Cầu nối giữa TN với biển Đông. => Giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng trong nước và nước ngoài. - Đảo, quần đảo có vai trò đối với phát triển KT và quốc phòng. GV: Dựa vào lược đồ em hãy xác định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lý Sơn, Phú Quý? HS: Xác định. I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: * Vùng có lãnh thổ hẹp ngang: - Bắc giáp Bắc Trung Bộ - TB: Lào - Tây Nam: Đông Nam Bộ - Đông, ĐN: biển Đông - Tây, TN: Tây Nguyên. * Các đảo, quần đảo của vùng có tầm quan trọng về KT và quốc phòng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ĐKTN và TNTN (15 phút) GV: Giới thiệu trên bản đồ tự nhiên của vùng (hoặc tự nhiên VN) dải đồng bằng nhỏ hẹp màu xanh không thể hiện rõ nét như dải đòng bằng ở BTB. GV: Em hãy cho biết vì sao dải đồng bằng NTB không rõ nét như BTB trên bản đồ? HS: Diện tích của vùng hẹp ngang với nhiều mạch núi đâm ra tới biển -> chia cắt đồng bằng. GV: Các dãy núi đâm ngang ăn ra biển tạo ra nhiều vũng vịnh và nhiều đảo. GV: Dựa vào lược đồ sgk và biểu đồ treo tường. Hãy xác định các vịnh Dung Quất (Quảng Ngãi); Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa); bãi biển? HS: Xác định. GV: Các vũng, vịnh có vai trò gì trong phát triển KT - XH? HS: Xây dựng các hải cảng, nuôi trồng thủy sản GV: Vùng biển của vùng NTB có vai trò gì đố với sự phát triển KT - XH? HS: Phát triển tổng hợp kinh tế biển. GV: Ngoài tài nguyên biển, vùng còn có những tài nguyên nào để phát triển nông nghiệp? - Đất nông nghiệp ở đồng bằng -> lúa, ngô, sắn, khoai; cây CN ngắn ngày. -> Đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc. -> Rừng: gỗ, quế, trầm hương, kì nam GV: Vùng có những loại khoáng sản nào, phân bố ở đâu? HS: Vàng (Quảng Nam), ti tan (Bình Định), cát thủy tinh (Khánh Hòa) ? Ngoài những thuận lợi trên, vùng còn gặp những khó khăn nào về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển KT - XH? HS: Hạn hán, thiên tai. - Sa mạc hóa ở cực NTB (Ninh Thuận, Bình Thuận) GV: Tại sao nói vấn đề bảo vệ, phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở cực NTB? HS: Khí hậu khô hạn kéo dài; độ ẩm thấp, giờ nắng nhiều, nước ngầm thấp (1/3 so với bình quân cả nước) - Khô hạn -> sa mạc hóa mở rộng, các núi cát ngày càng phát triển và lấn sâu vào đất liền. GV: Em nào có thể giải thích tại sao ở Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh khô nhất nước ta? HS: Nằm ở vùng khí hậu Á xích đạo, hơn nữa lại bị các dãy núi cao bao quanh nên gió không thể mang hơi ẩm vào (do các sườn phía ngoài ngăn cản) II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. - Vùng biển có tiềm năng về du lịch, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, yến sào. - Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây CN ngắn ngày. - Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn. - Rừng có nhiều gỗ, quế, tầm hương, kì nam, sâm quy - Khoáng sản chính của vùng là cát thủy tinh, vàng, ti tan. - Hạn hán kéo dài; thiên tai thường xảy ra, hiện tượng sa mạc hóa ở cực NTB đã gây ra nhiều khó khăn đối với việc SX và ĐS của người dân. Hoạt động 3: Phân tích đặc điểm dân cư xã hội. (15 phút) GV: Dựa vào bảng 25.1, em hãy nêu sự khác biệt về phân bố dân cư và hoạt động KT? HS: Có sự khác biệt rõ rbeetj giữa phía đông và phía tây về dân tộc, mật độ dân số và các hoạt động kinh tế. GV: Do điều kiện tự nhiên ở phía Tây và Đông khác nhau -> hoạt động KT và phân bố dân cư khác nhau. GV: Dựa vào bảng 25.2 em hãy nhận xét về tình hình dân cư – xã hội của vùng so với cả nước? HS: Trả lời (theo bảng) - Các chỉ tiêu phát triển DC, XH tương đối cao, tuy nhiên một vài tiêu chí còn cần phải thay đổi theo hướng tích cực (tăng DS, hộ nghèo, thu nhập) GV: Người dân có những đức tính nào đáng quý? HS: Trả lời. GV: Vùng có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. GV: Em hãy nêu tên những danh lam, thắng cảnh di tích nói trên? - Mỹ Sơn, Hội An (2 di sản văn hóa thế giới) GV giới thiệu ảnh về Mỹ Sơn, Hội An (ở sgk) để hs biết. III.Đặc điểm dân cư, xã hội: - Phân bố dân cư và hoạt động KT có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía Tây và đồng bằng ven biển phía Đông. - Người dân cần cù lao động, kiên cường trong bảo vệ Tổ quốc và giàu kinh nghiệm trong nghề biển. - Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Mỹ Sơn, Hội An là 2 di sản văn hóa thế giới. 4. Củng cố: GV củng cố theo từng mục trong quá trình dạy. 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Học bài cũ - Làm bài tập ở SGK và tập bản đồ - Soạn bài mới. V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 9 NGOAN.doc
Giáo án liên quan