I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Biết được vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển. Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
2. Kĩ năng:
Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 35: Vùng đông nam bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 35
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Tuần dạy: 20
Ngày dạy: 31/12/2012
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Biết được vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển. Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
Kĩ năng:
Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
Thái độ:
Ý thức được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
NỘI DUNG HỌC TẬP: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng ; đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra miệng: Không.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 (10 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
b. Kĩ năng: Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bước 1: Dựa vào hình 31.1, xác định ranh giới vùng Đông Nam Bộ ?
Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Tây và Nam: Đồng bằng sông Cửu Long.
Đông và Đông Nam giáp biển.
Bước 2: Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ?
Vùng nằm ở vĩ độ thấp (dưới 120B) ít bão và gió phơn.
Vị trí chuyển tiếp giữa vùng kinh tế giàu tiềm năng lớn về nông nghiệp, giữa các vùng có tài nguyên rừng giàu có, trữ lượng khoáng sản, thuỷ năng phong phú. Biển Đông có tiềm năng kinh tế biển lớn.
Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Bước 3: Giáo viên dùng bản đồ vùng Đông Nam Bộ phân tích vị trí của thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô các nước trong khu vực.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
Là cầu nối giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, giữa đất liền với biển Đông giàu tiềm năng.
Là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế qua mạng lưới các loại hình giao thông vận tải.
HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Biết được vùng Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển. Biết nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên của vùng.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, bảng 31.1 SGK.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bước 1: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, cho biết:
Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ có gì nổi bật ? (Chủ yếu là đất badan và đất xám thích hợp trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, điều, thuốc lá, mía, đường, rau quả)
Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển ?
Các mỏ khí đốt và dầu mỏ hiện đang khai thác ? (Khí đốt: Lan Tây, Lan Đỏ ; dầu hoả: Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc)
Điểm du lịch nổi tiếng ? (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Công Đảo)
Bước 2: Quan sát hình 31.1, xác định các sông Đồng Nai, Sài Gòn và sông Bé ? Các hồ chứa nước quan trọng cho thuỷ lợi và thuỷ điện trong vùng là gì ? (Dầu Tiếng, Trị An)
Bước 3: GD BVMT: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở vùng ?
Lưu vực sông Đồng Nai là lưu vực hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không cần nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Phần hạ lưu, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mẽ nên nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó, cần hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông.
Vai trò quan trọng của rừng ngập mặn, trong đó rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là “lá phổi xanh” của Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình thoải, nhiều loại đất chủ yếu là đất badan và đất xám.
Có tiềm năng kinh tế biển lớn: dầu khí, hải sản, giao thông, du lịch và dịch vụ biển.
HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ; những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan, đàm thoại.
b. Phương tiện dạy học: Bảng 31.2 SGK.
(3) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Bước 1: Dựa vào bảng 31.2 và nội dung sách giáo khoa, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước ?
Sức ép của dân số, thất nghiệp và thiếu việc làm mà từ nhiều vùng đổ về Đông Nam Bộ tìm kiếm cơ hội làm việc với thu nhập cao hơn.
Đời sống văn minh, hiện đại.
Dân số ? (10,9 triệu người - 2002). Mật độ dân số ? (434,4 người / km2).
Bước 2: Tốc độ đô thị hoá và phát triển công nghiệp ảnh hưởng gì tới môi trường ? (ô nhiễm nước sông Thị Nghè, ô nhiễm môi trường do khai thác và vận chuyển dầu khí).
Bước 3: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm như thế nào ? (thấp hơn mức trung bình cả nước, nhưng không nhỏ gây nhiều khó khăn).
Bước 4: Điều kiện phát triển du lịch ?
Khu dự trữ sinh quyển của thế giới rừng Sác huyện Cần Giờ.
Địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo, bến cảng nhà Rồng
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
Dân đông, lực lượng lao động dồi dào, lành nghề và năng động.
Nhiều di tích lịch sử, văn hoá.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Tổng kết:
1.1. Yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ xác định lại vị trí giới hạn và nêu ý nghĩa của vùng.
1.2. Vùng Đông Nam Bộ có kinh tế - xã hội phát triển rất năng động là do:
a. Lợi thế vị trí địa lí.
b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
c. Dân số Đông, lực lượng lao động dồi dào, năng động, lành nghề, thị trường nội địa rộng lớn.
d. Tất cả đều sai.
4 Đáp án: 4.2 (a + b + c).
Hướng dẫn tự học:
Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 và làm bài tập 3 trang 116 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 43 và 44 - Tập bản đồ Địa lí 9.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 32: “Vùng Đông Nam Bộ” (tiếp theo):
Sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày giải phóng như thế nào ?
Qua hình 31.1, kể tên các ngành công nghiệp và các trung tâm công nghiệp chính của vùng ?
Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh ?
Nhờ những yếu tố nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công gnhiệp hàng đầu đất nước ?
Vì sao cây cao su lại tập trung chủ yếu ở đây ?
Sự khai thác dầu khí ở biển Đông và nghề đánh bắt nuôi trồng hải sản có liên hệ gì với nhau?
PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Period 35.doc