Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 37 - Bài 33 : Vùng đông nam bộ (tiếp theo)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức- Trình bày sự phát triển của dịch vụ. Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

2. Kỹ năng: Về kĩ năng cần nắm vững phư¬ơng pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đông Nam Bộ.Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức.

3.Tư tưởng: Có ý thức học tập tốt.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Lư¬ợc đồ kinh tế Đông Nam Bộ

 

doc42 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 20 - Tiết 37 - Bài 33 : Vùng đông nam bộ (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2011 Ngày giảng: 9a1: / 12 9a2: /12 Tuần 20. Tiết 37. Bài 33 : VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức- Trình bày sự phát triển của dịch vụ. Nhận biết vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2. Kỹ năng: Về kĩ năng cần nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đông Nam Bộ.Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức. 3.Tư tưởng: Có ý thức học tập tốt. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ 2.Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: 9a1: 9a2: 2.Kiểm tra bài cũ: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ khi đất nước thống nhất? Kiểm tra việc làm bài tập 3 của HS. 3.Bài mới: Dịch vụ là khu vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hoà, Vũng Tàu cũng như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước... HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG ? Dựa vào bảng 33.1 nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước? HS nhận xét, GV nhận xét lại: Qua bảng 33.1, cho thấy tỉ trọng của các loại hình dịch vụ thương mại, du lịch, số lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển, số máy điện thoại so với cả nước có chiều hướng giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của các loại hình đó vẫn tăng nhanh. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ ở các vùng khác đang phát triển mạnh lên. ? Dựa vào H 14.1, hãy cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào? HS trả lời, GV nhấn mạnh: Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng ở Đông Nam Bộ. Bằng nhiều loại hình giao thông (đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không) đều có thể đi đến thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang - GV giới thiệu: Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. ? Dựa vào H 33.1 và kiến thức đã học cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức ? Nghiên cứu SGK cho biết tình hình hoạt động xuất-nhập khẩu của vùng Đông Nam Bộ. ? Hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì? - GV yêu cầu HS đọc phần viết cuối mục “ Thành phố Hồ Chí Minh sôi động ” - GV nhấn mạnh hoạt động du lịch của vùng. ? Quan sát H 33.1 em hãy cho biết sự khác nhau trong cơ cấu kinh tế của 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức - GV giới thiệu đôi nét về 3 trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ như: + vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh + 3 thành phố tạo nên 3 cực của một tam giác phát triển ? Đọc và chỉ trên bản đồ vùng trọng điểm phía nam ? Dựa vào bảng 33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. HS nhận xét, GV chuẩn xác: Vùng chiếm 35,2% tổng GDP, trong đó 54,7% GDP công nghiệp và 60,3% giá trị xuất khẩu. Chiếm phần lớn tỉ trọng, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của vùng. ? Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về phương hướng phát triển ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. 3. Dịch vụ - Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế đa dạng và năng động ở Đông Nam Bộ bao gồm các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, bưu chính viễn thông - Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP + Trong hoạt động vận tải của vùng, Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và của cả nước. + Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50,1% vốn đầu tư trực tiếp của cả nước. + Hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đầu cả nước với cảng quan trọng là cảng Sài Gòn. + Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. V. Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Các trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu tạo nên 3 cực của tam giác phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không chỉ có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với các tỉnh phía nam và cả nước. 4.Củng cố:? Vì sao ngành dịch vụ ở ĐNB có điều kiện phát triển mạnh nhất cả nước? GV hướng dẫn HS cách làm bài tập 3 trang 123 SGK 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài dựa vào các câu hỏi trong SGK; làm bài tập 3 trang 123. - Nghiên cứu trước bài:Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ. Ngày soạn: 30/12/2011 Ngày giảng: 9a1: / 9a2: / Tuần 21. Tiết 38. Bài 34 : THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của vùng, làm phong phú kháI niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng xử lí, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm.Có kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn 3.Tư tưởng: Có ý thức chuẩn bị kĩ nội dung bài. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ 2.Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: 9a1: 9a2: 2.Kiểm tra bài cũ: KÓ tªn c¸c thµnh phè vµ nªu vai trß cña vïng kinh tÕ träng ®iÓm phÝa Nam? Tr×nh bµy ®Æc ®iÓm d©n c­ x· héi cña vïng §«ng Nam Bé ? §Æc ®iÓm d©n c­ cã thuËn lîi g× ®èi víi sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña vïng ? 3.Bài mới: GV cùng HS xác định yêu cầu bài thực hành: - Vẽ biểu đồ hình cột (biểu đồ hình cột đơn, biểu đồ hình cột chồng, biểu đồ thanh ngang ) thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước. - Trình bày những điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển công nghiệp của vùng cũng như vai trò của vùng trong sự phát triển công nghiệp của vùng. * Hoạt động 1 :Bài tập 1: Vẽ biểu đồ - HS (cá nhân) căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước. - GV làm việc với toàn lớp : + Yêu cầu HS đọc tên bảng, các số liệu trong bảng, chú ý số liệu có tính tương đối, tính bằng %. Yêu cầu HS nhận xét trực quan nhằm phát hiện ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ. + Đặt câu hỏi dẫn dắt HS phán đoán nên vẽ biểu đồ gì. Kết luận : thích hợp là biểu đồ cột. + Gọi một HS khá lên bảng, đồng thời yêu cầu tất cả HS toàn lớp làm việc theo hướng dẫn của GV theo các bước sau : *Vẽ hệ tọa độ tâm O, trục tung chia thành 10 đoạn tương ứng với 10% mỗi đoạn, tổng cộng trục tung là 100% ; đầu mút trục tung ghi %. * Trục hoành có độ dài hợp lí, chia đều 7 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 làm đáy để vẽ cột dầu thô. Cũng tương tự như vậy đánh dấu đáy các cột sản phẩm các ngành công nghiệp trọng điểm kế tiếp. Độ cao của từng cột có số phần trăm trong bảng thống kê, tương ứng đúng trị số trên trục tung. (Chú ý : nếu vẽ biểu đồ thanh ngang thì GV hướng dẫn HS làm ngược lại : trục hoành chia % ; trên trục tung là điểm đầu của các thanh biểu thị cho các sản phẩm tiêu biểu của những ngành công nghiệp trọng điểm). + Lấy kết quả của HS vẽ trên bảng làm mốc thời gian chung cho cả lớp. GV yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng và nhận xét bổ sung. Chú ý nhắc nhở HS đề tên biểu đồ, ghi chú và đánh màu để phân biệt các sản phẩm tiêu biểu thuộc những ngành công nghiệp trọng điểm. GV nhận xét, kết luận. + Những em vẽ chưa xong, có thể cho làm tiếp ở nhà, GV cũng cần kiểm tra kết quả làm việc ở tiết học tiếp theo. Hoạt động 2:Bài tập 2: - HS thảo luận nhóm nhỏ theo các câu hỏi. Lớp được phân thành 8 nhóm, hai nhóm cùng trao đổi, thảo luận về một câu hỏi. + Nhóm 1 thảo luận với câu hỏi : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng ? + Nhóm 2 thảo luận với câu hỏi : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động ? + Nhóm 3 thảo luận với câu hỏi : Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao ? + Nhóm 4 thảo luận với câu hỏi : Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước. - GV gợi ý HS xem lại các bài học trong SGK (bài 31, 32, 33). Các nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút. - GV gọi đại diện một nhóm được phân công trả lời câu hỏi, đại diện nhóm thứ hai bổ sung, lần lượt như vậy cho đến hết cả 4 câu hỏi. * Tìm hiểu về các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng vùng : - Khai thác dầu khí (khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam). - Điện (phát triển dựa vào nguồn thủy năng trên hệ thống sông Đồng Nai, nguồn khí đốt khai thác từ các mỏ trong thềm lục địa phía Nam) - Vật liệu xây dựng (dựa trên nguyên liệu sét cao lanh ở Bình Dương) - Chế biến thực phẩm (nguồn mía, lạc, đậu tương,.. ở Tây Ninh, Đồng Nai). b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động : dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng. c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao : cơ khí - điện tử, hóa chất. d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước : Đông Nam Bộ là vùng đứng đầu trong giá trị đóng góp công nghiệp cả nước, thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa công nghiệp cả nước. 4.Củng cố: GV nhận xét thái độ học tập của HS. Cho điểm thưởng, phạt đối với đối tượng HS có nhiều câu trả lời đúng hoặc HS không làm bài. 5. Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành bài thực hành. Tìm hiểu trước bài 35:Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày soạn: 07/02/2012 Ngày giảng: 9a1: / 02 9a2: /02 Tuần 24. Tiết 39.Bài 35 : VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:. Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng.Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra của vùng là:Sự cần thiết phải cải tạo đất phèn, mặn; bảo vệ rừng ngập mặn ở ĐBSCL. 2.Kỹ năng: - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ). - Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức..... 3.Tư tưởng: Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long 2.Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: 9a1: 9a2: 2.Kiểm tra bài cũ: Chấm vở thực hành của 2 HS. 3.Bài mới: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, nguồn tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật phong phú, đa dạng; người dân lao động cần cù, năng động linh hoạt với sản xuất hàng hoá. Đó là những điều kiện quan trọng để xây dựng Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ) thành vùng kinh tế động lực. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG ? Quan sát H35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - GV phân tích ý nghĩa vị trí địa lí. + Về mặt địa lí tự nhiên: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực nam đất nước, khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ, bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. + ở vị trí nằm sát vùng Đông Nam Bộ, một vùng kinh tế phát triển năng động, Đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt như công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. + Phía Bắc giáp Cămpuchia: Qua tuyến đường thuỷ trên sông Mê Công, có thể giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực sông Mê Công. Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận quan trọng, là cửa ngỏ của Tiểu vùng sông Mê Công. Cảng Cần Thơ được coi là cảng sông-biển quốc tế ở hạ lưu sông Mê Công. + Vùng có bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo. + Đồng bằng châu thổ rộng phì nhiêu -> vùng sản xuất lương thực lớn nhất, vùng thuỷ sản, vùng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước ta ? Quan sát H.35.1 và kết hợp kiến thức đã học, cho biết địa hình vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì nổi bật? (+ Độ cao trung bình 3 – 5m so với mặt biển. + Độ dốc trung bình 1cm/km..) - Với vị trí địa lí của vùng, khí hậu có đặc điểm gì? Sinh vật có đặc điểm gì? (Lưu ý: Tuy là vùng có ít bão, nhiều loại thời tiết. Song gần đây có những tai biến thiên nhiên (như cơn bão số 5)). ? Dựa vào H.35.1, hãy cho các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng. GV gợi mở: + Có mấy loại? + Giá trị sử dụng từng loại đất đó? + Phân bố từng loại? HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức: + Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu màu mỡ thích hợp trồng lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả+ Đất phèn: Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.+ Đất mặn dọc vành đai biển Đông, vịnh Thái Lan→ được cải tạo nuôi trồng thuỷ sản, phát triển rừng ngập mặn) ? Vấn đề cần đặt ra về môi trường đối với vùng là gì?( Cải tạo đất phèn, đất mặn;phòng chống cháy rừng; bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.) - GV chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung trong sơ đồ H.35.2 và trả lời câu hỏi sau: ? Dựa vào H.35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm? Chú ý: 4 lợi thế của sông Mê Kông. + Nguồn nước tự nhiên dồi dào. + Nguồn cá và thuỷ sản phong phú. + Bồi đắp phù sa hàng năm, mở rộng đất Mũi Cà Mau. + Trọng yếu đường giao thông quan trọng trong và ngoài nước. ? Bằng hiểu biết thực tế và kiến thức đã học, nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Giải pháp khắc phục? ( Giải pháp khắc phục: + Cải tạo đất phèn, đất mặn. + Thoát lũ, cung cấp nước ngọt cho mùa khô + Chung sống với lũ và khai thác lợi thế do lũ mang lại. + Chuyển hình thức canh tác sang nuôi trồng thuỷ sản, nuôi cá bè, nuôi tôm...) ? Ý nghĩa việc cải tạo đất phèn, đất mặn? (diện tích 2 loại đất trên rất lớn, có thể sử dụng sản xuất nông nghiệp, cần cải tạo: - áp dụng biện pháp thau chua, rửa mặn, giữ nước ngọt. - Đầu tư lượng phân bón lớn (phân lân) để cải tạo đất, chọn giống cây thích hợp) ? Dựa vào bảng số liệu trang 14 bài 3, nội dung SGK, em có nhận xét gì? ? Nêu tên các thành phần dân tộc ở đây. ? Dựa vào số liệu bảng35,1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. ? Trong đặc điểm dân cư và xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo em vùng có nét gì nổi bật? HS trả lời, GV chuẩn xác I.Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Là vùng tận cùng phía Tây nam của nước ta. + Bắc giáp Cămpuchia + Tây Nam: Vịnh Thái Lan + Đông Nam: biển Đông + Đông Bắc: vùng Đông Nam Bộ - Vị trí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất nước ta. + Vùng biển, đảo giàu tài nguyên bậc nhất nước ta: dầu khí, hải sản + Mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế-văn hoá với các nước trong khu vực Đông Nam á . II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Thuận lợi - Địa hình tương đối bằng phẳng. - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú. - Sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, đa dạng. - Đồng bằng diện tích rộng, gồm có 3 loại đất chính đều có giá trị kinh tế lớn. + Vùng đất phù sa sông Tiền, sông Hậu: trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. + Vùng đất phèn: được cải tạo trở thành vùng trồng lúa, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản. + Vùng đất mặn: nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn. => Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp. Đặc biệt vai trò sông Mê Công rất to lớn. * Khó khăn: - Vấn đề cải tạo và sử dụng hợp lí các loại đất phèn, mặn. - Vấn đề lũ lụt hàng năm trong mùa mưa bão. - Mùa khô thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt. Nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu đất liền => nước ngọt là vấn đề hàng đầu ở đây. III. Đặc điểm dân cư, xã hội - Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao. 4.Củng cố: ? Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nào để phát triển nông nghiệp? Nêu đặc điểm dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài. Đọc và tìm hiểu trước bài 36: Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) Ngày soạn: 11 /02/2012 Ngày giảng: 9a1: / 02 9a2: /02 Tuần 25.Tiết 40.Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. Biết một số vấn đề môi trường đặt ra đói với vùng là:cải tạo đất mặn đất phèn phòng chống cháy rừng,bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn(Tích hợp BVMT). 2.Kỹ năng: Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên, Địa lí Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. - Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức. 3.Tư tưởng: Có ý thức tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng và ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: 9a1: 9a2: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu một số thế mạnh tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? 3.Bài mới: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế lớn vùng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG ? Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực, thực phẩm ở đây. HS tính toán, trả lời; GV chuẩn xác kiến thức.( là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Việc sản xuất lúa không chỉ cung cấp cho vùng và cả nước mà còn để phục vụ xuất khẩu). - Thảo luận lớp: ? Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? ? Hãy cho biết các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? - GV bổ sung: Trong số 13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long có 6 tỉnh sản xuất trên 1 triệu tấn thóc (năm 2002): Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang. ? Em có nhận xét gì về bình quân lương thực theo đầu người của vùng so với cả nước? HS trả lời, GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. ? Ngoài cây lúa vùng còn phát triển những loại cây nào khác? ?Nhận xét về tình hình chăn nuôi của vùng? GV trình bày về tình hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của vùng. ? Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản? ( + Vùng biển rộng và ấm quanh năm. + Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn. + Lũ hàng năm của sông Mê Kông đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn. + Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, cộng với nguồn cá tôm tự nhiên phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi tôm cá hầu hết ở các địa phương.) ? Bên cạnh những thế mạnh trên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn có những thế mạnh nào? ? Vấn đề cần đặt ra về môi trường đối với vùng là gì?( Cải tạo đất phèn, đất mặn;phòng chống cháy rừng; bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.) GV giới thiệu khái quát tình hình phát triển ngành công nghiệp. ? Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả? (GV gợi ý HS nhớ lại phần sản xuất nông nghiệp:+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước, chiếm 85% gạo xuất khẩu cả nước.+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%. + Chiếm 25% đàn vịt cả nước.+ Vùng trồng nhiều nhất về cây mía. + Vùng trồng cây ăn quả số một của cả nước) - GV kết luận: Các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng. ? Quan sát lược đồ, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở chế biến lương thực thực phẩm? ? Khu vực dịch vụ ở ĐBSCL bao gồm các ngành chủ yếu nào? ? Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất, đời sống nhân dân trong vùng. ? Loại hình dịch vụ nào ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang trên đà phát triển? ? Xác định vị trí của các thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau, Long Xuyên trên bản đồ. HS lên bảng xác định; GV chuẩn xác. ? Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? GV gợi mở: - Vị trí địa lí - Cơ cấu sản xuất công nghiệp. HS trả lời, GV kết luận HS đọc kết luận trong SGK. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. + diện tích chiếm tới 51,1% + sản lượng chiếm tới 51,45% + Bình quân lương thực trên đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước, đạt 1066,3 kg/người.Trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. - Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía, đường, rau đậu. - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới... - Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%. - Nghề trồng rừng ngập mặn. 2. Công nghiệp + Bắt đầu phát triển. - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng. - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng, chiếm tới 65%. - Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố, thị xã; đặc biệt là thành phố Cần Thơ. 3. Dịch vụ - Xuất khẩu chủ yếu là là các nông sản: gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả => Vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta. - Hoạt động giao thông đường thuỷ phát triển mạnh. - Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch sông nước, miệt vườn V. Các trung tâm kinh tế Các thành phố Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau, Long Xuyên là những trung tâm kinh tế của vùng. 4.Củng cố: ? Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? ? Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ + làm bài tập 3 SGK. - Nghiên cứu trước bài 37: Thực hành. Ngày soạn: 14 /02/2012 Ngày giảng: 9a1: / 02 9a2: /02 Tuần 26.Tiết 41.Bài 37: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hiểu đầy đủ hơn ngoài thế mạnh lương thực vùng còn có thế mạnh về thuỷ - hải sản. Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2.Kỹ năng- Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước. - Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng sống như: Tư duy, giao tiếp, trình bày, sự tự tin... 3.Tư tưởng: Có ý thức học tập tự giác, tích cực. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Lược đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.Học sinh: Chuẩn bị trước nội dung bài. Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu... III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định tổ chức: 9a1: 9a2: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG HĐ cả lớp - GV dẫn dắt HS xác định yêu cầu bài thực hành. - Vẽ biểu đồ hình cột (biểu đồ hình cột đơn gộp nhóm hoặc biểu đồ thanh ngang) thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Phân tích biểu đồ (đã vẽ) và dựa vào kiến thức đã học để xác định: + Thế mạnh ngành thuỷ sản (đặc biệt là nghề nuôi tôm xuất khẩu) ở Đồng bằng sông Cửu Long. + Khó khăn của ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long => biện pháp khắc phục. + Yêu cầu HS đọc tên bảng, các số liệu trong bảng, + Yêu cầu HS chú ý : bảng số liệu tuyệt đối, nhưng yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng, do đó cần chuyển sang số liệu tương đối. GV hướng dẫn HS tính toán ( xử lí số liệu) Vẽ hệ tọa độ tâm O, trục tung chia thành 10 đoạn tương ứng với 10% mỗi đoạn, tổng cộng trục tung là 100% ; đ

File đính kèm:

  • docDia li 9 KI II CKTKN Tich hop.doc