I. Mục tiêu.
Sau bài học học sinh cần nắm.
1. Kiến thức:
- ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước.
- Công nghiệp dịch vụ bắt đầu phát triển. Các TP: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế của vùng .
2. Kĩ năng :
- Học sinh cần phân tích số liệu trong sơ đồ để khai thác kiến thức.
- Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ thực tế để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
II. Chuẩn bị.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 24 - Tiết 40 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 40
Bài 36:VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TT)
I. Mục tiêu.
Sau bài học học sinh cần nắm.
1. Kiến thức:
- ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước.
- Công nghiệp dịch vụ bắt đầu phát triển. Các TP: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế của vùng .
2. Kĩ năng :
- Học sinh cần phân tích số liệu trong sơ đồ để khai thác kiến thức.
- Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ thực tế để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
II. Chuẩn bị.
1. GV
- Đề kiểm tra 15’
- Lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL
2. HS
Giấy kiểm tra 15’
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định và kiểm tra 15’
ĐỀ KIỂM TRA
I. Trắc nghiệm (3điểm) khoanh tròn vào ý đúng nhất.
Câu 1. Đảo Phú Quốc thuộc về tỉnh nào ?
a. Bạc Liêu b. Cà Mau c. An Giang d. Kiên Giang
Câu 2. Côn Đảo là huyện đảo thuộc tỉnh nào ?
a. Sóc Trăng b. Bạc Liêu c. Bà Rịa Vũng Tàu d. TP HCM
Câu 3. Nhờ vào những yếu tố thiên nhiên nào mà vùng ĐBSCL có ngành nông nghiệp phát triển ?
a. Khí hậu xích đạo nóng ẩm thích hợp cho cây trồng.
b. Khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, đa dạng sinh học, địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích rộng.
c. Diện tích rộng, đa dạng sinh học.
d. Hai câu (a+c) đúng.
II. Tự luận (7điểm)
Câu 1. Nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế –xã hội của ĐBSCL ?
Câu 2. Ý nghĩa và biện pháp cải tạo đất phèn, đất mặn của ĐBSCL ?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (mỗi ý đúng 1 điểm)
Câu 1 (d) Câu 2 (c) Câu 3 (b)
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (5đ).
- Địa hình tương đối bằng phẳng. Có 3 loại đất chính (0.5)
+ Đất phù sa ngọt chiếm 1.2 triệu ha.(0.5)
+ Đất phèn, đất mặn 2.5 triệu ha.(0.5)
- Diện tích khoảng 39.734 km2.(0.5đ)
- Khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú.(1đ)
- Rừng ngập mặn ven biển chiếm diện tích lớn ở bán đảo Cà Mau.(1đ)
- Biển ấm quanh năm nhiều ngư trường rộng lớn, tôm cá và hải sản phong phú...(1đ)
Câu 2. (2đ)
- Mở rộng diện tích canh tác trong khu vực.(1đ)
- Áp dụng biện pháp thau chua rửa mặn, giữ nước ngọt.(1đ)
2. Giới thiệu bài (LDSGK)
3. Dạy và học.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10’)
? Căn cứ vào bảng 36.1 hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của ĐBSCL ?
(Diện tích trồng lúa chiếm 51.1%, sản lượng lúa ĐBSCL chiếm 51.4% sản lượng lúa cả nước)
? Cho biết các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ĐBSCL ?
? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lúa ở ĐBSCL ?
(- Vùng trọng điểm sản xuất lương thực ở ĐBSCL.
- Giải quyết được vấn đề lương thực và xuất khẩu)
? Ngoài lúa và thủy sản ĐBSCL còn có tiềm năng ngành nào ?
? Tại sao ĐBSCL nghề nuôi vịt đàn lại mạnh ?
Chuyển ý
? Tại sao ĐBSCL có thế mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ?
(- Vùng biển rộng ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên.
- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản lớn...)
GV cho HS quan sát hình 36.1 và rút ra nhận xét ?
Hoạt động 2 (6’)
? Đọc bảng 36.2 giải thích vì sao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, ngành chế biến nông sản có tỉ lượng lớn hơn cả ?
( Sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú...)
? Quan sát hình 36.2 xác định các thành phố, thị xã có cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ?
Hoạt động 3 (6’)
? Ý nghĩa vận tải thủy trong sản xuất và đời sống dân cư ĐBSCL ?
? Nêu tiềm năng du lịch của ĐBSCL ?
Hoạt động 4 (5’)
? Xác định trên lược đồ các TP CT, MT, LX, CM Cần Thơ có những điều kiện gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ĐBSCL ?
GV kết luận:
Cá nhân/nhóm
Tính tỉ lệ % (theo bảng 36.1).
- Trả lời (theo SGK)
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời
- Trả lời
Nhận xét.
Cá nhân
- Trả lời
- Xác định vị trí trên lược đồ.
Cá nhân
Trả lời
Trả lời
Cá nhân
- Xác định vị trí các TP trên lược đồ.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp.
a. Sản xuất lương thực.
- Diện tích trồng lúa ĐBSCL chiếm 51.1% diện tích trồng lúa cả nước.
- Sản lượng chiếm 51.4% sản lượng lúa cả nước.
- Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh (SGK).
- ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta ?
- Nghề nuôi vịt đàn mạnh.
b. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
- Sản lượng thủy sản chiếm 50% sản lượng thủy sản cả nước.
- Nghề nuôi tôm cá xuất khẩu mạnh.
2. Công nghiệp.
- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20%GDP toàn vùng).
- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao.
- TP Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
3. Dịch vụ.
- Gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thủy.
- Tiềm năng du lịch lớn.
V. Các trung tâm kinh tế.
- Các thành phố CT, LX, MT, CM là những trung tâm kinh tế của vùng.
- CT là TTKT lớn nhất vùng.
IV. Củng cố (2’)
1. ĐBSCL có những ĐK thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước ?
2. người dân ĐBSCL ngoài trồng trọt, đánh bắt thủy sản còn làm nghề gì nữa ?
V. Hoạt động nối tiếp(1’).
1. Hướng dẫn HS làm bài tập số 3 trang 133 SGK.
2. Xem trước bài 37 và dự kiến các câu trả lời.
VI. Rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- TUẦN 24 TIẾT 40.DOC