. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển giao thông vận tải biển. Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo ; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo.
2. Kĩ năng : Phân tích bản đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế của các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển giao thông vận tải biển.
3. Thái độ :
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 48 - Bài 39 : Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên , môi trường biển - Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày soạn : 02/04/2012
Tiết 48 Ngày dạy: 04/04/2012
Bài 39 : PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN , MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (TT)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển giao thông vận tải biển. Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo ; một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo.
2. Kĩ năng : Phân tích bản đồ để nhận biết tiềm năng kinh tế của các ngành kinh tế biển: khai thác và chế biến khoáng sản biển, phát triển giao thông vận tải biển.
3. Thái độ :
- GDMT : Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng biển ven bờ nước ta và phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
- GDNL: Khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, khai thác năng lượng thủy triều và sóng
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tư duy:
+ Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ và bài viết về ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
+ Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/thảo luận, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác và làm việc nhóm, cặp.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.
III. CHUẨN BỊ : GV : Lược đồ 39.2. Tiềm năng một số ngành kinh tế biển phóng to. HS : Soạn trước bài 39 theo câu hỏi gợi ý trong bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP: Động não; Thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân.
V. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
1. Lớp 9A: SS: 23 Nữ:10 Nữ DT: 01
HS vắng: 1. ...................................................... 2. ......................................................
HS cá biệt:1. ...................................................... 2.........................................................
2. Lớp 9B: SS: 25 Nữ:11 Nữ DT: 0
HS vắng: 1. ...................................................... 2. ......................................................
HS cá biệt:1. ...................................................... 2.........................................................
VI. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Xác định trên bản đồ biển đảo Việt Nam: các đảo, quần đảo lớn của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
- Trình bày tiềm năng, hiện trạng của các ngành: Khai thác, nuôi trồng và chế biển hải sản; Du lịch biển-đảo.
3. Bài mới :
Hoạt động GV -HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Nhóm
GV sử dụng Lược đồ 39.2 phóng to.
CH. Xác định trên lược đồ một số khoáng sản chính có ở vùng biển nước ta ?
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
* Nhóm 1,3: Dựa vào lược đồ 39.2, kiến thức đã học:
- Trình bày tiềm năng và sự phát triển của nghề làm muối ở nước ta.
- Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ ?
* Nhóm 2,4: Dựa vào hình 39. kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển các hoạt động khai thác cát, dầu khí ở nước ta ?
HS : Xác định trên bản đồ vị trí các mỏ dầu, mỏ khí.
Hoạt động 2: Nhóm
CH. Trình bày tiềm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta ?
- Vị trí nằm trên đường biển quốc tế
- Bờ biển dài, nhiều vịnh dể xây dựng hài cảng
- Biển ấm quanh năm......
CH. Tìm trên hình 39.2 và xác định trên bản đồ một số cảng biển và tuyến giao thông biển ở nước ta ?
- Sự phát triền hệ thống giao thông biển như thế nào ?
- Hệ thống cảng biển
- Đội tàu biển
- Dịch vụ hàng hải
CH. Ý nghĩa việc phát triển giao thông vận tải đến ngành ngoại thương nước ta ?
(Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy trao đồi hàng hóa, dịch vụ với bên ngoài...Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế...)
GV : nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm.
Mở rộng : những hạn chế và phương hướng phát triển
Hoạt động 3 : Cả lớp
CH. Nêu hiện trạng tài nguyên, môi trường biển-đảo nước ta.
CH. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo nước ta ? Hậu quả.
GDMT : Để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, theo em cần thực hiện những biện pháp cụ thể nào ? Trách nhiệm của học sinh ?
- GDNL: Để khai thác khoáng sản biển hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ môi trường biển-đảo, chúng ta cần phải làm gì ?
( đẩy mạnh khai thác năng lượng thủy triều và sóng. GV liên hệ: Nhà máy điện gió Bạc Liêu)
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển :
- Nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ : Cá Ná, Sa Huỳnh.
- Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Hồng Ngọc, Rạng Đông
- Khai thác :Titan, cát trắng sản xuất pha lê, thủy tinh dọc bờ biển
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
- Thuận lợi : Nước ta nằm trên đường biển quốc tế, bờ biển dài, diện tích biển rộng, có nhiều vịnh dễ xây dựng hải cảng...
- Tình hình phát triển : Hiện nay nước ta có hơn 90 cảng lớn nhỏ. Hệ thống cảng biển, đội tàu và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng, thúc đẩy ngoại thương .
III. Bảo vệ tài nguyên và mội trường biển đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo .
- Sự giảm sút tài nguyên thể hiện rõ nhất ở việc giảm nhanh diện tích rừng ngập mặn, sự cạn kiệt nhiều loài hải sản :lượng cá đánh bắt hàng năm giảm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, các lòai cá quý đánh bắt ngày càng có kích thước càng nhỏ.
- Ô nhiễm biển xảy ra rõ nhất là ở các thành phố cảng, các vùng cửa sông. Hậu quả làm suy giảm tài nguyên biển và du lịch biển.
2. Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Nhà nước đã đề ra phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
4. Thực hành- luyện tập:
- Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta ?
- Trình bày những phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo ?
- Phát triển kinh tế tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế an ninh quốc phòng của đất nước ?
5. Vận dụng:
- Ôn lại bài 38, bài 39 phát triển tổng kinh tế, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
- Tìm hiểu tình hình khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam
RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GIAO AN DIA 9 TUAN 30 XUAN THCS HA MON.doc