Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 48 - Bài 41: Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

A- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

- Hiểu được tỉnh Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa các tỉnh, thành phố của khu vực miền Trung- Tây Nguyên với vùng Bắc Trung Bộ và Lào, là tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển.Vị trí địa lí ,các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ du lịch, giao lưu và hội nhập với các tỉnh trong vùng,các vùng khác trong nước và quốc tế.

- Có khả năng nhận biết, phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với sản xuất và sinh hoạt, thấy được mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên thiên nhiên với bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương tỉnh, huyện mình đang sống.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 48 - Bài 41: Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG NAM VÀ HUYỆN ĐẠI LỘC Tuần 30 Ngày soạn: 02/04/2012 Tiết 48 - Bài 41: Ngày giảng: 07/04/2012 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần: - Hiểu được tỉnh Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa các tỉnh, thành phố của khu vực miền Trung- Tây Nguyên với vùng Bắc Trung Bộ và Lào, là tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển.Vị trí địa lí ,các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hàng hoá, dịch vụ du lịch, giao lưu và hội nhập với các tỉnh trong vùng,các vùng khác trong nước và quốc tế. - Có khả năng nhận biết, phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với sản xuất và sinh hoạt, thấy được mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên thiên nhiên với bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương tỉnh, huyện mình đang sống. - Có trách nhiệm đóng góp sự hiểu biết,công sức của mình trong việc xây dựng địa phương ngày càng phát triển, giàu mạnh. B- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chánh Việt Nam. - Bản đồ hành chánh tỉnh Quảng Nam. - Bản đồ tự nhiên tỉnh Quảng Nam + huyện Đại Lộc. - Bản đồ hành chánh huyện Đại Lộc - Một số tranh ảnh liên quan. C-Lên lớp: Nội dung cho HS ghi Tiểu mục 1-Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ a/ Vị trí: b/ Diện tích: 2- Sự phân chia hành chánh II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1-Địa hình: 2-Khí hậu: 3/ Sông ngòi: 4/Thổ nhưỡng: 5/Tài nguyên sinh vật: a- Rừng: b- Biển 6/Khoáng sản: TỈNH QUẢNG NAM - Là tỉnh ven biển,thuộc vùng d/hải NamTrung Bộ. -Nằm giữa các K/độ,V/đô: + 107º13’Đ - 108º45’Đ + 14º55’B - 16º 04’ B - Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng; phía tây giáp Lào; phía nam giáp Kon tum và Quảng Ngãi; phía đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài trên 125km. -10.408 km² chiếm 3,16% diện tích cả nước. -Chính thức được tái lập:1/1/1997. -Hiện nay Quảng Nam có 2 thành phố là: Tam Kỳ, Hội An và 16 huyện . - Đồi núi và trung du chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía tây và trung tâm. - Đồng bằng thuộc hạ lưu các sông lớn của tỉnh, phân bố ở ven biển phía đông. - Nhiệt đới gió mùa ẩm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông. Nhiêt độ trung bình năm 25ºC, lượng mưa bình quân 2000 - 2500mm/năm, độ ẩm không khí TB 84% - Mang lưới dày. - Hệ thống SN chảy qua địa phận tỉnh có tổng chiều dài 900km, bao gồm 3 hệ thống sông chính là:Thu Bồn,Vu Gia và Tam Kỳ - Hồ lớn nhất là: Phú Ninh. Gồm 2 nhóm đất chính là: - Fe ra lít:Vùng đồi núi,trung du - Phù sa : Vùng ven sông và ven biển - Diện tích : 395,6 nghìn ha - Có nhiều động, thực vật quý hiếm. -Có nhiều tài nguyên phong phú với 2 ngư trường chính là: Núi Thành và Hội An. - Than đá: Nông Sơn, Ngọc Kinh - Vàng gốc và sa khoáng: Bồng Miêu , Du Hiệp,Trà Dương. -Các loại khác:Titan, mica, cát,đá vôi, đá granít, đất sét,cao lanhđược phân bố ở nhiều nơi. HUYỆN ĐẠI LỘC - Là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam. - Nằm giữa: +107º47’Đ -108º08,Đ + 15º 43’B - 15º57’B - Phía bắc giáp huyện Hoà Vang của thành phố Đà Nẵng và huyện Đông Giang; phía tây giáp Nam Giang và 1 phần Đông Giang; phía nam giáp Duy Xuyên và Nông Sơn; phía đông giáp huyện Điện Bàn. -585,6 km² chiếm 5,65% diện tích của tỉnh. - Chính thức được thành lập:1990 - Hiện nay Đại Lộc có một thị trấn là: Ái Nghĩa và 17 xã . - Đồi núi là bộ phận quan trọng chiếm trên ¾ diện tích, phân bố chủ yếu ở phía tây và tây bắc. - Đồng bằng nhỏ hẹp, hình thành ở chân núi và ven sông nằm ở trung tâm và phía đông. - Nhiệt đới gió mùa ẩm Nhiệt độ trung bình năm 25.9ºC, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm, độ ẩm trên 80% -Mạng lưới dày. - Có 2 con sông lớn chảy qua là Vu Gia và Thu Bồn gặp nhau tại Giao Thủy. - Hồ lớn nhất Là Khe Tân Gồm 2 nhóm đất chính: - Fe ra lít:Vùng đồi núi,trung du - Phù sa : Vùng ven sông - Diện tích: 38,6 nghìn ha. - Có nhiều động, thực vật quý hiếm. - Than đá: Ngọc Kinh, - Mi ca ở Đại Quang, Đại Nghĩa; cao lanh ở Đại Lãnh. - Các loại khác: Đồng, Vàng sa khoáng, cát, sạn, đất sét * Củng cố(5’): a/ Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh? b/ Theo em những thành phần tự nhiên nào tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp? c/ Theo em những thành phần tự nhiên nào tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sản xuất công nghiệp? d/ Huyện ta có những loại tài nguyên khoáng sản nào? Phân bố ở đâu? e/ Cho HS làm 1số câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đã chuẩn bị trước. ** GV Kết luận: Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới đời sống, kinh tế- xã hội * Dặn dò (2’): - Về nhà học bài,nắm vững kiến thức trọng tâm từng đề mục. - Liên hệ, vận dụng, so sánh để nắm được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện. - Dựa vào tài liệu Địa lý địa phương tỉnh Quảng Nam, soạn trước các nội dung yêu cầu theo dàn ý bài 42 SGK trang 148 để học ở tiết sau ./. ********************************** ĐỊA LÝ TỈNH QUẢNG NAM & HUYỆN ĐẠI LỘC(tiếp theo) Tuần 31 Ngày soạn: 07/04/2012 Tiết 49 – Bài 42: DÂN CƯ - LAO ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KINH TẾ A-Mục tiêu bài học: - HS nắm được đặc điểm và tình hình gia tăng, kết cấu dân số, phân bố dân cư của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc. - Nhận thấy được tình hình phát triển văn hoá y tế, giáo dục của tỉnh và huyện ta. - Có ý thức tốt về chính sách dân số. - Biết được đặc điểm chung về kinh tế của tiỉnh và huyện ta. B-Đồ dùng dạy học: - Tập tài liệu Địa lý tỉnh Quảng Nam và Đại Lộc ( GV & HS). Bản đồ phân bố dân cư của tỉnh Quảng Nam. Bản đồ kinh tế của tỉnh Quảng Nam huyện Đại Lộc. C -Lên lớp: I) Kiểm tra bài cũ: a.Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của Quảng Nam, Đại Lộc? b. Thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? II) Bài mới: 1/ Gia tăng dân số: Nội Dung Tỉnh Quảng Nam Huyện Đại Lộc Ghi chú Số dân Năm 2004 gần 1,5 triệu người Năm 2004: 159.742 người chiếm 10,65% số dân cả tỉnh Năm 2006: 162.171 người Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số - 1990: 2,4% - 2000: 1,8% - 2002: 1,371% - 2006: 1,048% Ở Địa lý QN không có số liệu 2002 và 2006 Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số Dân số tăng chủ yếu do gia tăng tự nhiên .Mức tăng dân số của tỉnh trong những năm gẩn đây đã giảm đi nhiều, song vẫn ở mức cao so với cả nước. Dân số tăng chủ yếu do gia tăng tự nhiên .Mức tăng dân số trong những năm gẩn đây đã có chiều hướng giảm so với trước đây. Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất Dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào song cũng tạo một áp lực lớn về vấn đề giải quyết nhu cầu đời sống nhất là việc làm cho người lao động . Dân số vẫn ngày càng tăng gây sức ép rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường của huyện. GV giảng giải thêm cho HS . 2/ Kết cấu dân số: Nội Dung Tỉnh Quảng Nam Huyện Đại Lộc Ghi chú a/ Đặc điểm kết cấu dân số: * Theo giới tính: * Theo dân tộc: * Theo độ tuổi: * Theo lao động: b/ Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển KT- XH * Năm 1999: Nam: 48,4%; Nữ: 51,6% Năm 1999: - Người Kinh: 93,2% - Các DT ít người: 0,8% Năm 1999: - Độ tuổi 0-14: 34,8% - Độ tuổi 15- 59: 55,2% - Từ 60 trở lên: 10,0% Năm 2001 lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân có 594,4 nghìn người, chiếm 76,5% nguồn lao động của tỉnh. Là tỉnh có dân số trẻ, nguồn lao động tương đối phong phú nhưng có sự chênh lệch lao động ở khu vực thành thị -nông thôn, giữa các huyện trong tỉnh.. * Năm 1999: Nam: 48,2%; Nữ: 51,8% * Năm 2006: Nam: 48,1%; Nữ: 51,9% Năm 1999: - Người Kinh: 99,8% - Các DT ít người: 0,2% Năm 2006: - Độ tuổi 0-14: 28,14% - Độ tuổi 15- 59: 59,20% - Từ 60 trở lên: 12,66% Năm 2006 có 67.984 người lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Trong đó nông, lâm, thuỷ sản chiếm 58.059 lao động. Đại Lộc là huyện có cấu trúc dân số trẻ, kết cấu dân số theo độ tuổi, theo lao động,.. giữa các vùng, giữa các xã, đây cũng là khó khăn lớn cho sự phát triển KT-XH của huyện. Ở Địa lý QN không có số liệu 2006 Ở Địa lý QN không có số liệu 2006 3/ Phân bố dân cư: Nội Dung Tỉnh Quảng Nam Huyện Đại Lộc Ghi chú Mật độ dân số 2001: 134,8 người/ km2 2001: 260,7 người/ km2 2006: 275,78 người/ km2 Phân bố dân cư Phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng ven biển, giữa thành thị và nông thôn ... Phân bố không đều giữa các xã, các vùng trong toàn huyện Các loại hình quần cư - Quần cư thành thị: thành phố, thị trấn - Quần cư nông thôn Chủ yếu thuộc quần cư nông thôn, quần cư thành thị ở vùng thị trấn Ái Nghĩa, nhưng chưa rõ nét. 4/ Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế: Nội Dung Tỉnh Quảng Nam Huyện Đại Lộc Ghi chú Các loại hình văn hoá dân gian - Vùng “ đất học”, đất sản sinh ra các nhân tài, các vị khoa bảng... - Sân khấu truyền thống (hát tuồng,hát hò khoan...) - Lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đàn nước của dân tộc Xơ Đăng. Là vùng đất giàu về các loại hình sân khấu truyền thống ( hát tuồng, vè, hát hò khoan...). Văn hoá dân gian đặc sắc là nét đặc trưng cùa người dân Đại Lộc. Tình hình phát triển giáo dục - Đến năm 2001 có 468 trường phổ thông (250 trường tiểu học, 180 trường THCS, 38 trường THPT ) - Đến nay có 1 trường ĐHSP Quảng Nam. - Đến năm 2006 có 19 trường Mẫu giáo, 25 trường Tiểu học, 17 trường THCS, 4 trường THPT( kể cả Bán công ) - Đến 2006 toàn huyện có 37 trường đạt chuẩn quốc gia (THCS: 10 trường ) GV giảng giải thêm cho HS . Tình hình phát triển y tế Đến năm 2000 có 100% số xã, phường có trạm xá. Bình quân trên 1 vạn dân có 20 giường bệnh và 4 bác sĩ. Đến năm 2006 toàn huyện có 336 cán bộ y tế, mỗi xã có 1trạm xá và có 1 bệnh viện miền núi phía Bắc Quảng Nam đặt tại TT Ái Nghĩa. Ở Địa lý QN không có số liệu 2006 IV/ Kinh tế: * Đặc điểm chung: Nội Dung Tỉnh Quảng Nam Huyện Đại Lộc Ghi chú Tình hình phát triển Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong những năm 1996-2000 đạt khoảng 7,5% / năm ( cả nước 6,8% ). Riêng CN- xây dựng tăng 10% , nông, lâm, thuỷ sản 4%, dịch vụ 7% . Tốc độ tăng trưởng hàng năm có sự phát triển ở năm sau cao hơn so với năm trước... Từ 2000-2005 tổng sản phẩm trong huyện ( GDP ) tăng bình quân hàng năm là 11,01%. Nông- Lâm nghiệp tăng bình quân 4,86% / năm, CN-TTCN-Xây dựng tăng bình quân 15,41% /năm, thương mại- dịch vụ tăng 13,52% /năm. Cơ cấu KT có bước chuyển dịch tích cực. III) Củng cố: Nhận xét về tình gia tăng dân số của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? GTDS có ảnh hưởng gì đến đời sống , kinh tế- xã hội? Nêu tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong những năm gần đây ( trong thời kì đổi mới) và thế mạnh kinh tế của tỉnh Quảng Nam, huyện Đại Lộc? IV) Dặn dò: - Về nhà học bài,nắm vững kiến thức trọng tâm từng đề mục. - Liên hệ, vận dụng, so sánh để nắm được các đặc điểm dân cư,phân bố dân cư ,tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc - Dựa vào tài liệu Địa lý địa phương tỉnh Quảng Nam, soạn trước các nội dung yêu cầu theo dàn ý bài 43 SGK trang 149 để học ở tiết sau ./. ******************************* ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG NAM VÀ HUYỆN ĐẠI LỘC( tiếp theo) Tuần 32 Ngày soạn: 14/04/2012 Tiết 50 – Bài 43 CÁC NGÀNH KINH TẾ - BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ A-Mục tiêu bài học: - HS nắm được tình hình phát triển, phân bố của các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc. - Nhận thấy được sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của địa phương. - Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. B-Đồ dùng dạy học: - Tập tài liệu Địa lý tỉnh Quảng Nam và Đại Lộc ( GV & HS). Bản đồ kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Bản đồ kinh tế của huyện Đại Lộc. Một số tranh ảnh về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của tỉnh ,huyện. C-Lên lớp: I) Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết tình hình gia tăng dân số của tỉnh Quảng Nam và Huyện Đại Lộc.Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và huyện ta ? II) Bài mới IV-KINH TẾ A. Các ngành kinh tế Tỉnh Quảng Nam Huyện Đại Lộc 1.Công nghiệp a-Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế b-Cơ cấu ngành công nghiệp c-Phân bố các ngành công nghiệp chính d- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đ-Tiểu thủ công nghiệp e-Phương hướng phát triển công nghiệp 2-Nông lâm, ngư nghiệp a. Vị trí ngànhNN b. Cơ cấu *Trồng trọt + cây lương thực + Cây công nghiệp +Cây ăn quả *Chăn nuôi -Lâm nghiệp -Ngư nghiệp 3-Dịch vụ a- Giao thông vận tải b-Bưu chính viễn thông c-Thương mại d-Du lịch đ- Đầu tư nước ngoài B. Sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ * Công nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây. Năm 2000 ( 23,5% cơ cấu GDP của tỉnh), năm 2001(13,6% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng DHNTB.) *Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001: Công nghiệp khai thác(7,4%), công nghiệp chế biến (89%), công nghiếp sản xuất điện, ga, nước (3,6%) *Công nghiệp khai thác khoáng sản:Đá xây dựng (Quế Sơn,Tam Kì, Núi Thành, Tây Giang...).vàng (Bồng Miêu, Phước Đức)than đá (Nông Sơn, Ngọc Kinh) *Công nghiệp chế biến: Nông, lâm, thủy hải sản... *Công nghiệp SX VLXD: Xi măng(Kì Hà), bê tông đúc sẳn (Núi Thành, Quế Sơn,) *Công nghiệp khác:dệt may: Da, giày, cơ khí , điện tử,có ở nhiều nơi * Các sản phẩm chế biến LTTP,nước giải khát rất đa dạng. * CN CB, KT khoáng sản: đá xây dựng, than đá, vàng, vật liệu XD, bê tông đúc sẵn, * Các sản phẩm dệt may, giày da,cơkhí,điệntử *Làng mộc Kim Bồng, làng gốm ở Thanh Hà (Hội An), nghề đúc đồng ở Phước Kiều (Điện Bàn), làng dâu tằm ở Duy Trinh * Khu công nghiệp Điện Nam -Điện Ngọc (430 Ha):Sản xuất và lắp ráp điện tử, thiết bị văn phòng cao cấp, lắp ráp thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị dân dụng, * Khu công nghiệp Bắc Chu Lai- Kì Hà (2.800Ha): Công nghiệp cảng, đóng và sửa chửa tàu thuyền, luyện cán thép, hoá dầu, hoá chất, VLXD, * Khu công nghiệp An Hòa – Nông Sơn (1200ha): Công nghiệp hóa chất, khai khoáng, VLXD, sản xuất xi măng, chế biến nông,lâm sản * Các khu CN mới trong tương lai: Trảng Nhật, Đông Thăng Bình, Trà Cai, Đông Quế Sơn, Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2000 (43% cơ cấu GDP tỉnh) - Năm 2000 nông nghiệp chiếm 35,2 % cơ cấu GDP tỉnh . - Năm 2000 trồng trọt chiếm 74%, cơ cấu nông nghiệp. - Sản lượng LT:352,3 nghìn tấn (năm 2001 ) - Bình quân lương thực theo đầu người đạt 258,3 kg/ người (năm 2001). - Nhiều loại có gía trị kinh tế cao: quế, hồ tiêu, dâu tằm, mía, lạc, điều, chè, cà phê, cao su, - Nhiều loại nổi tiếng: dứa, chuối, lòn bon... + Chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm có số lượng đáng kể, số lượng trâu lớn nhất trong các tỉnh DHNTB. - Là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Năm 2001 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 127 tỉ đồng * Phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt xa bờ với hai ngư trường lớn Núi Thành và Hội An * Cùng với sự phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ không ngừng phát triển , chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2000 chiếm 33,5% cơ cấu GDP của tỉnh. *Có đầy đủ các loại :Đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. - Quốc lộ 1A,14,14b, 14d,14e - Đường sắt Thống Nhất di qua địa phận tỉnh dài 90 km -Cảng biển Kì Hà là cảng biển lớn của tỉnh. -Sân bay nội địa Chu Lai thời gian tới trở thành sân bay trung chuyển hàng hoá khu vực Đông Nam Á. - Tổng chiều dài đường sông đang được khai thác: 910 Km * Quảng Nam có hệ thống điện thoại, viễn thông và mạng ITERNET khá hoàn chỉnh từ tỉnh cho đến huyện, đến năm 2000 tổng thuê bao điện thoại lên đến 19.641 máy, bình quân 14 máy trên 1000 dân. * Phát triển nhanh về số cơ sở kinh doanh, đa dạng về chủng loại, hàng hoá, mạng lưói chọ mỏ rộng. * Giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng với các mặt hàng chính: hàng tiểu thủ công nghiệp, hải sản đông lạnh, may mặc. * Giá trị nhập khẩu của tỉnh tăng lên với mặt hàng chủ yếu là tư liệu sản xuất. *Quảng Nam có tiềm năng du lịch rất lớn và phong phú. - Bờ biển dài, nhiều bài biển đẹp: Điện Dương, Cửa Đại, Tam Thanh, Bãi Rạng, - Nhiều thắng cảnh: Cù Lào Chàm, Hòn Kẽm- Đá Dừng, Phú Ninh, Khe Tân, rừng nguyên sinh Phước Sơn, Nam Giang, - Hai di sản văn hóa thế giới: Thành phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn * Ngày càng có nhiều dự án, số vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước. a. Tiểu vùng đồng bằng ven biển - Khu vực công nghiệp, du lịch: Hội An- Điện Nam - Điện Ngọc - Dãi đồng duyên hải phía Đông: Vùng trọng điểm LT-TP của tỉnh - Vùng bờ biển dài 60 Km và vùng biển: Phát triển kinh tế biển b. Tiểu vùng miền núi: - Khu vực miền núi phía Bắc trong tương lai xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới Nam Giang (VN)- Đắc Chung ( huyện Pắc Xế- tỉnh Xê Công- Lào). - Khu vực miền núi trung du phía Nam * CN phát triển mạnh trong những năm gần đây. Năm 2000 ( 25,3% cơ cấu GDP của huyện) Năm 2006 giá trị CN đạt 207659,59 triệu đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. * Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001: Công nghiệp khai thác(22%), công nghiệp chế biến (78%),năm 2006: công nghiệp khai thác(15,2%), công nghiệp chế biến (84,8%). * Công nghiệp khai thác:Than đá Ngọc Kinh (Đại Hồng),cát, sỏi, đá ở nhiều nơi(ven sông Thu Bồn, Vu Gia và các xã vùng núi) * Công nghiệp chế biến chiếm 84,5 % trong cơ cấu công nghiệp huyện (2006), chế biến nông , lâm sản ( CNCBTP năm 2003 chiếm 40,6% cơ cấu CN chế biến) * Các ngành CN khác: Dệt may, cơ khí, điên tử, * Các sản phẩm chế biến LTTP * CN CB, KT khoáng sản: đá xây dựng, than đá, vàng, gạch tuynen, gạch thủ công * Các sản phẩm dệt may, giày da, cơ khí, * Làng nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Đại Hòa, Đại Nghĩa * Nghề làm trống ở LâmYên (Đại Minh), hương Phú Lộc (Đại Hòa). * Năm 2005 đã hình thành 11 cụm CN: Đại Hiệp, Đại Nghĩa I, Đại Nghĩa II, Đại Quang, Đại Tân, Đại Đồng, Đại Sơn, Mỹ An, Mỹ An mở rộng, Khu V TT Ái Nghĩa, , Đồng Mặn. - Tiến hành qui hoạch hành lang tuyến quốc lộ 14B từ Đại Hiệp đến Đại Sơn theo hướng phát triển đồng bộ: Các cụm công nghiệp, các điểm dịch vụ, du lịch và khu đô thị mới, coi đây là vùng kinh tế động lực của huyện. Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, năm 2000 (44,3% cơ cấu GDP),năm 2005 (31,52% cơ cấu GDP huyện). - Năm 2000 nông nghiệp chiếm 36,7 % cơ cấu GDP huyện . - Trồng trọt chiếm 81,9 % (Năm 2000), 75,7% ( năm 2006) cơ cấu nông nghiệp. - Sản lượng LT:59,3 nghìn tấn (năm 2001), 57,7 nghìn tấn (năm 2006) - Bình quân lương thực theo đầu người đạt 386,5 kg/ người (năm 2001)357,3 kg/ người (năm 2006). -Nhiều loại có gía trị kinh tế cao: dâu tằm, mía, lạc, thuốc lá , ớt - Nhiều loại nổi tiếng: dứa, chuối, dưa hấu, lòn bon... + Chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm có số lượng đáng kể trong tỉnh và tỉ trọng trong cơ cấu nông nghiệp nâng cao dần (25% năm 2005). - Là ngành kinh tế quan trọng của huyện. diện tích rừng trồng ngày càng mở rộng ( bình quân 500 ha/ năm). * Khai thác thuỷ sản và nuôi cá nước ngọt trên sông ngòi, khe, suối, ao, hồ, ruộng nước khá phát triển. * Năm 2000 chiếm 30,4% cơ cấu GDP của huyện * Chỉ có đường bộ và đường sông - Tuyến quốc lộ 14B ( đoạn từ Đại Hiệp đến Đại Hồng)dài 36 Km. - Tỉnh lộ 14B (Đại Hiệp đến Giao Thuỷ), ĐT 609 ( Trung An thuộc Ái Nghĩa đến An Điềm thuộc Đại Hưng) - Nhiều tuyến giao thông liên xã, thôn do huyện, xã quản lí - Đường sông đang được khai thác trên sông Thu Bồn và Vu Gia. * Đại Lộc có hệ thống điện thoại, viễn thông và mạng ITERNET khá hoàn chỉnh trên địa bàn huyện, đến năm 2005 tổng thuê bao điện thoại lên đến 7.700 máy, bình quân 48 máy trên 1000 dân. * Mạng lưới chợ rộng khắp, các chợ lớn như Ái Nghĩa, Phú Thuận, Hà Tân * Giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng với các mặt hàng chính: hàng tiểu thủ công nghiệp, may mặc. * Giá trị nhập khẩu của huyện tăng lên với mặt hàng chủ yếu là tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, * Bước đầu hình thành và phát triển : khu du lịch Khe Tân ( Đại Chánh), Suối Mơ ( Đại Đồng), Khe Lim, Bằng Am (Đại Hồng), Vũng Thùng ( Đại Nghĩa), Chấn Hưng ( Đại Hưng), * Ngày càng có nhiều dự án, số vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước. a.Tiểu vùng đồng bằng ven sông Thu Bồn và Vu Gia; Vùng trọng điểm LT-TP, các trung tâm dịch vụ của huyện. b. Tiểu vùng trung du, miền núi: vùng rừng và phát triển lâm nghiệp. V-BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Tỉnh QUÃNG NAM Huyện ĐẠI LỘC Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ. * Các nguồn tài nguyên: rừng, khoáng sản bị khai thác quá mức * Môi trường bị phá hủy và ô nhiễm * Biện pháp bảo vệ: Khai thác các loại tài nguyên hợp lí kết hợp với việc bảo vệ, phục hồi và phát triển. * Khai thác rừng quá mức, đào đãi vàng sa khoáng một cách bừa bãi dẫn đến môi trường bị bị phá hủy và ô nhiễm * Biện pháp bảo vệ: Khai thác các loại tài nguyên hợp lí kết hợp với việc bảo vệ, phục hồi và phát triển. VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN Tỉnh QUÃNG NAM Huyện ĐẠI LỘC PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ * Cơ cấu ngành nhìn chung có sự chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng CN-TTCN và thương mại -dịch vụ * Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ và thành phần kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN và hình thành ngày càng rõ các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá, các khu công nghiệp và khu kinh tế mở. * Tập trung tạo ra bước đột phá làm chuyển biến mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng CN-TTCN và thương mại -dịch vụ để đến giai đoạn 2010-2015 Đại Lộc cơ bản trở thành huyện công nghiệp. Chăm lo đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề lao đông và việc làm, tăng mức sống của nhân dân gắn với nâng cao chất lượng đời sống văn hoá cơ sở. III)Củng cố: 1/ Nêu đặc điểm ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 2/ Nêu đặc điểm ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 3/ Nêu đặc điểm ngành dịch vụ của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 4/ Trình bày những dấu hiệu suy giảm và biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường tự nhiên của tiỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? 5/ Trình bày phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam và huyện Đại Lộc? IV) Dặn dò: - Tìm hiểu thêm tài liệu Địa lý Quảng Nam và Đại Lộc, các thông tin trên các phương tiện đại chúng, cập nhật kịp thời để bổ sung kiến thức Địa lý địa phương. - Ôn lại các nội dung đã học để học tiết ôn tập chuẩn bị cho thi HKII. ********************************

File đính kèm:

  • docDIA LI TINH QUANG NAM.doc