1- Kiến thức: HS cần:
o Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.
o Nắm được sự phân bố sản xuất nông nghiệp, với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm sản xuất nông nghiệp chủ yếu.
o Ả hưởng của việc pt nông nghiệp tới MT, trồng cây công nghiệp , phá thế độc canh --> 1 trong những biện pháp BVMT .
2- Kĩ năng:
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 4 - Tiết 8 - Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 / TIẾT 8
SOẠN NGÀY: 11 / 9 / 2008
DẠY NGÀY: 12 / 9 / 2008.
BÀI 8
I- MỤC TIÊU CỦA BÀI:
1- Kiến thức: HS cần:
Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Nắm được sự phân bố sản xuất nông nghiệp, với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm sản xuất nông nghiệp chủ yếu.
Ả hưởng của việc pt nông nghiệp tới MT, trồng cây công nghiệp , phá thế độc canh --> 1 trong những biện pháp BVMT .
2- Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo vùng.
Biết đọc lược đồ nông nhgiệp Việt Nam.phân tích mối quan hệ giữa sxnn-môi trường .
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Lược đồ nông nghiệp (phóng to)
- Tư liệu, hình ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp
III- TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG:
* Kiểm cũ: (5’)
- Cho biết những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển
kinh tế nông nghiệp nước ta?
- Phân tích vai trò của nhân số chính sách phát triển nông nghiệp, trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp
* Giới thiệu bài mơí: (2’)
Việt Nam là 1 nước nông nghiệp. Một trong những trung tâm xuất hiện nghề trồng lúa sớm ở Đông Nam Á. Từ lâu nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được xem là mặt trận hàng đầu. Từ sau đổi mới, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Để có được những bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự phát triển và phân bố của ngành đã có nhựng chuyển biến gì khác trước. Ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
(HĐ 1: 15’)
Hoạt động nhóm (Cặp) --> 3’
Bước1 :
Ngành trồng trọt bao gồm những nhóm cây trồng nào ? (Dựa 8.1)
Dựa vào bảng 8.1 ; hãy cho nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thựcvà cây công nghiệptrong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
Sự thay đổi này nói lên điều gì ?
GV : kết luận -->
Bước 2: thảo luận nhóm
Dựa vào bảng 8.2 ; trình bày các thành tựu trong sản xuất lúa
-thới kì 1980 – 2002
-Từ 1990 --> 2002
+Năng suất lúa tăng 24,1 (2,2 l )
+Diện tích tăng 1904 (1,34 l)
+Sản lượng tăng 22,8 triệu tấn (3 l )
+Bình quân đầu người tăng 215 kg (2 l )
* kết luận -->
GV (Mở rộng thành tựu )
-Dựa vào hình 8.2 và vốn hiểu biết hãy cho biết đặc điểm phân bố nghề trồng lúa ở nước ta
Chuyển ý :
Các nước đang phát triển thuộc vuùng nhiệt đới và cận nhiệt. Sản phẩm cây công nghiệp đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng . mang lại nguồn thu lớn về ngoại tệ . Ở nước ta, các cây công nghiệp được phân bố và phát triển trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp
Bước 3 :
GV hướng dẫn HS quan sát hình 8 .2
-yêu cầu HS nêu ích lợi cây CN
-Dựa vào bảng 8.3 cho biết nhóm cây công nghiệp hằng năm và nhóm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta bao gồm những loại cây nào ? phân bố ở đâu ?
GV hướng dẫn HS
+yêu cầu HS thực hành bảng sơ đồ ma trận :
-1 dấu x trồng nhiều cây CN
-2 dấu xx trồng nhiều nhất cây CN
=> kết luận: ---->
-Xác định trên bảng 8.3 các cây công nghiệptrồng nhiều ở đâu ?
Bước 4:
Hãy cho biết tiềm năng của nước ta cho việc phát triển và phân bố cây ăn quả ?
Em hãy kể một số cây ăn quả đặc sản của miền Bắc, miền Trung , miền Nam
Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị ?
(Đông Nam Bộ, ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả cao nhất nước)
Chuyển ý :
Ở nước ta phát triển phần lớn tỉ trọng ngành chăn nuôi cao. Nhưng các nước đang phát triển nền chăn nuôi như thế nào ?
Chúng ta tìm hiểu qua mục 2
ỉ (HĐ2)
- Chăn nuôi nước ta chiếm tỉ trọng như thế nào trong nông nghiệp ? Thực tế đó nói lên điều gì?
( Tỉ trọng bằng 20%)
--> nông nghiệp chưa phát triển hiện đại
- Dựa vào hình 8.2 xác địng vùng chăn nuôi trâu bò chính? Trâu bò nuôi để làm gì?
ĐVĐ: Tại sao hiện nay bò sữa đang được phát triển ven các thành phố lớn
- Xác định trên hình 8.2 các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng
+ Yêu cầu HS đọc phần chăn nuôi gia cầm
--> KL:
- Cho biết hiện nay chăn nuôi gia cầm nước ta đang đối mặt với nạn dịch gì?
( Việt Nam đứng hàng thứ 7/ 40 nước có nuôi trâu, đàn lợn 5/ trên thế giới)
GV: Sơ kết phần kết luận SGK trang 32
-cây lương thực
-cây công nghiệp
-cây ăn quả, rau đậu và cây khác
-Tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (1990 = 67,1%
--> 2002 = 60,8 % )
-Cây công nghiệp tăng 9,2% (1990 = 13,6% --> 2002 =22,7%)
-cây ăn quả,rau đậu v.v ... giảm 2,9% (1990 =19,4% --> 2002 = 15,6%)
-nông nghiệp đang phá thế độc canh cây lúa
-đang phát huy thế mạnh cây công nghiệp nhiêt đới
HS chia 4 nhóm
-Mỗi nhóm phân tích chỉ nêu về sản xuất lúa
+Nhóm 1: Diện tích
+Nhóm 2: Năng suất lúa
+Nhóm 3: sản lượng
+Nhóm 4: bình quân đầu người
Đại diện nhóm 1 em trình bày
2 vùng trọng điểm lúa lớn nhất :
- ĐBS Hồng
-ĐBS Cửu Long
Quan sát hình 8.2 và đọc bảng 8.3 để thấy rõ các vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp và các loại cây công nghiệp
-(xuất khẩu, nguyên liệu chế biến , tận dụng tài nguyên đất nước, phá thế độc canh, khắc phục tính mùa vụ, bảo vệ môi trường
HS đọc theo cột dọc biết được 1 vùng sinh thái có các cây công nghiệp chính được trồng
-Đọc theo cột ngang biết được các vùng phân bố chính của cây công nghiệp
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Cao su, cà phê )
(Khí hậu, tài nguyên , chất lượng , thị trường .... )
(Cam xã đoài, nhãn Hưng Yên, vải Thiều Lục Ngạn, Đào Sapa, cam Phủ Quí, xoài Lái Thiêu, sầu riêng, măng cụt ...
ĐKTN thích hợp
- Thấp
--> Nền nông nghiệp chưa phát triển cân đối TT- CN
-Nuôi ở Trung du để lấy sức kéo
-(Gần thị trường tiêu thụ)
Gần vùng sản xuất lương thực nuôi để cung cấp thịt, sử dụng lao động phụ tăng thu nhập, giải quyết phân hữu cơ
-Bệnh H5N1 – Dịch cúm gia cầm ---->liên hệ giáo dục BVMT.
I-NGÀNH TRỒNG TRỌT (15’)
-Ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng. Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hóa, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến để xuất khẩu
1-Cây lương thực
-Lúa là cây lương thực chính
-các chỉ tiêu về sản xuất lúa năm 2002 đều tăng lên rõ rệt so vớ`i các năm trước
-Lúa được trồng khắp nơi tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
2- Cây công nghiệp
-cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước
-Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ
3- Cây ăn quả
-Nước ta có tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả
-Do điều kiện tự hiên thích hợp nên trồng được nhiều cây ăn quả, có giá trị cao
II- NGÀNH CHĂN NUÔI (15’)
-Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp
(1) Trâu bò
-Trâu bò được chăn nuôi chủ yếu ơ Trung duvà miền núi để lấy sức kéo
(2) Lợn
-Lợn được nuôi chủ yếu ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông cửu Long là nơi có nhiều lương thực và đông dân
(3) Gia cầm
-Gia cầm phát triển nhanh ở đồng băng
IV-CỦNG CỐ (5’)
1- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
(Dựa vào hình 8.2 ; bản đồ nông nghiệp )
2- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 1999 – 2002 có sự thay đổi:
Tăng tỉ trọng ngành trồng ca6y lương thực, thực phẩm
Giảm tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm
Giảm tỉ trọng ngành cây lương thực, cây thực phẩm
Tăng tỉ trọng ngành cây công nghiệp
* Đáp án : Câu (c + d)
3- Hướng dẫn HS làm bài tập số 2 (SGK – Trang 33) ; Yêu cầu HS về làm bài tập số 2 vào vở
V- DẶN DÒ (2’)
HS học bài , làm bài tập
Xem trước bài 9 – SGK – Trang 33 (sự phát triển , phân bố LN – TS)
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
File đính kèm:
- DIA9_TIET8.doc