I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Bổ sung và, nâng cao kiến thức về tự nhiên kinh tế xã hội.
- Có những kiến thức về địa phương:
+ Về vị trí, giới hạn .
+ Về đặc điểm điều kiện tự nhiên,
+ Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội.
- Nắm đươc những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế
2. Kỹ năng.
- Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng phân tích các mối quan hệ.
3. Thái độ.
13 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 47 - Bài 41: Địa lí thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí địa phương
Tuần:
Tiết: 47
Bài: 41
Ngày soạn :
Ngày giảng: Lớp:
Địa lí thành phố hà nội
Mục tiêu.
Kiến thức.
Bổ sung và, nâng cao kiến thức về tự nhiên kinh tế xã hội.
Có những kiến thức về địa phương:
+ Về vị trí, giới hạn .
+ Về đặc điểm điều kiện tự nhiên,
+ Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội.
- Nắm đươc những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế
Kỹ năng.
Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Kỹ năng phân tích các mối quan hệ.
Thái độ.
Có ý thức tham gia xây dựng địa phương.
Bồi dưỡng nhữnh tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
Phương tiện dạy học.
Bản đồ Việt Nam
Bản đồ TP Hà Nội.
Tranh ảnh tư liệu về địa lí địa phương.
Hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Ch : Dựa vào kiến thức và bản đồ tự nhiên Việt Nam cho biết TP Hà Nội nằm trong vùng kinh tế nào các em đã học ?
Ch : Quan sát bản đồ cho biết Hà Nội tiếp giáp các tỉnh nào?
Diện tích và dân số?
- Diện tích đứng thứ 42.
- Dân số đứng thứ 2
- là 1 trong 17 thành phố và thủ đô lớn trên 3000 Km2. Là 1 trong 16 thủ đô có dân số trên 6 triệu người.
Ch : ý nghĩa của vị trí đó đối với sự phát triển kinh tế xã hội ?
Là trung tâm đầu não chính trị và hành chính quốc gia,
Thủ đô đa chứ năng một mô hình thể hiện sự nối tiếp quá trình hình thành phát triển Thăng Long - Đông Đô.
Ch : Dựa vào kiến thức lich sử cho biết Hà Nội được thành lập vào năm nào ? Do ai ?
GV : Giới thiệu về quá trình hình thành thủ đô Hà nội
Thành lập năm 1010 do Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và lấy tên là Thăng Long.
1428: Lê Lợi lên làm vua và đổi tên thành Đông Đô.
Năm 1805 vua Gia Long đổi tên thành Thăng Long.
Năm 1831 : Vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội.
Năm 1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập TP Hà Nội.
Năm 1945 Cách mạng tháng tám thành công Hà Nội trở thành thủ đô Nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.
- Sau 1000 năm thành lập qua nhiều lần đổi tên và thay đổi về qui mô, diện tích. Ngày 1 - 8 - 2008 Hà nội được mở rộng về qui mô diện tích với việc sát nhập Hà Nội cũ với Hà Tây và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 6 xã của Hoà Bình đây là đợt mở rộng với qui mô lớn nhất .
Việc chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Ch : Hiện nay sau khi mở rộng HN có bao nhiêu đơn vị hành chính?
Ch : Kể tên các quận, huyện , thị xã?
Ch : Kể tên 5 TP trực thuộc TW?
Hoạt động 2:
Ch : Nêu đặc điểm địa hình ? Có những dạng địa hình nào? Nơi phân bố?
Ch : Kể tên một số dãy núi ?
Ch : Với đặc điểm địa hình như vậy ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội ?
- Phát triển Nông nghiệp, giao thông thuận lợi.
- Vùng trũng ngập úng trong mùa lũ. đồi núi thiếu nước .
Ch : Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nào ? Đặc điểm khí hậu ?
GV : Nói thêm về tính thất thường của khí hậu, bão, rét, mưa chia làm hai mùa chuyển tiếp.
Ch : Thuận lợi khó khăn của khí hậu ?
CH: Quan sát bản đồ kể tên một số con sông, hồ? Nhận xét mạng lưới sông ngòi ?
Ch : Chế độ nước sông ngòi có đặc điểm gì ?
Ch: Kể tên các hồ đầm tự nhiên ở khu vực HN ?
Ch : ảnh hưởng chế độ nước sông ngòi tới đời sống sản xuất?
Ch : Kể tên các nhóm đất chính ? Nơi phân bố?
Ch : ý nghĩa và cơ cấu sử dụng đất ?
Ch : Kể tên một số rừng có ở HN ? Nhận xét về tài nguyên sinh vật?
Ch : Dựa vào bản đồ tự nhiên kể tên một số loại khoáng sản có ở HN ? Nơi phân bố ? Cho biết giá trị kinh tế ? Thực trạng sử dụng ?
Ch : Đánh giá tiềm năng du lịch Hà Nội ? Kể tên một số điểm du lịch tiêu biểu ?
I Vị trí địa lí và sự phân chia hành chính.
1. Vị Trí - lãnh Thổ.
- Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Sông Hồng và là trỏi tim của cả nước.
- Giáp 8 tỉnh:
+ Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
+ Phía Tây giáp : Hoà Bình, Phú Thọ.
+ Phía Nam giáp: Hà Nam, Hoà Bình.
+ Phía Đông giáp: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Diện tích: 3344,7 km 2
Dân số: 6.451.909 người (01/04/2009)
*- ý nghĩa:
- Là thủ đô Nước Việt Nam. Thủ đô đa chức năng.
- Trung tâm đầu não chính trị, hành chính, KT - XH.
- Là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu.
- Là trung tâm KHCN. Góp phần tiếp thu kĩ thuật tiên tiến và phát triển toàn diện nền kinh tế.
2. Sự Phân chia hành chính qua các thời kì .
- Hiện nay Hà Nội có 29 đơn vị hành chính Gồm:
+ 10 quận:
+ 1 thị xã:
+ 18 huyện:
+ 575 đơn vị xã, phường, thị trấn.
- Là một trong 5 Tp trực thuộc TW
II. Điều kiện tự nhiờn và Tài nguyên thiên nhiên.
1.Địa hình
- Phần lớn là đồng bằng cao TB 5 - 20m gồm, có nhiều vùng trũng.
- Đồi núi thấp tập trung phía Bắc và Tây: Ba vì (đỉnh cao nhất thuộc dãy Tản Viên có tên đỉnh vua 1287m), những dải núi đá vôi thuộc huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức.
- Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
2. Khí hậu.
- Có KH nhiệt đới gió mùa ẩm:
+ ToTb 24 0C.
+ Lượng mưa Tb >1400mm.
+ Độ ẩm >75%
+ Có hai mùa chính: Mùa hè nóng mưa nhiều, Mùa đông lạnh mưa ít và hai mùa chuyển tiếp xuân và hạ.
- Thời tiết thất thường.
3.Thuỷ văn.
- Hà nội có mạng lưới sông ngòi dày đặc, với hệ thống đê ngăn lũ kiên cố.
VD: Sông Đà, sông Đuống, sông Đáy, sông Nhuệ.
- Có nhiều hồ đầm tự nhiên: Suối Hai, Đồng mô, Quan Sơn, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm.
- Chế độ nước chia làm hai mùa:
+ Mùa lũ: tháng 5 - tháng 10.
+ Mùa cạn : tháng 11 - tháng 5.
- Hà nội có nguồn nước ngầm phong phú .
4.Thổ nhưỡng.
- Có 2 loại đất chính :
+ Đất phù sa trong đê, ngoài đê.
+ Đất fe ralit.
- S đất tự nhiên 334,47nghìn ha.
+ Đất nông nghiệp: 49,1%.
+ Đất Lâm nghiệp, thuỷ sản 9.7%.
+ Đất phi nông nghiệp: 35,5 %.
5.Tài nguyên sinh vật.
- Có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng
+ Rừng nhiệt đới thứ sinh tập trung các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức.
+ Có hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới với nhiều giống cây trồng vật nuôi phong phú.
6.Khoáng sản.
Có nhiều loại khoáng sản phong phú đa dạng: Than bùn, than nâu, Mangan, ti tan, sắt, chì, kẽm, đá vôi, cao lanh, cát.
7.Tài nguyên du lịch.
Có tiềm năng lớn về du lịch: Với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá lịch sử làng nghề truyền thống, lễ hội, nhiều danh lam thắng cảnh.
Củng cố.
Câu hỏi 1:
Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế của thành phố.
Câu hỏi 2:
Đánh giá tiềm năng kinh tế của TP ? (Thuận lợi, khó khăn)
Dặn dò.
Học bài cũ và làm bài tập.
Xem bài mới. tìm hiểu một số thông tin về dân cư xã hội.
Rút kinh nghiệm sau giờ giảng:
Tuần:
Tiết: 48
Bài: 42
Ngày soạn :
Ngày giảng: Lớp:
Địa lí thành phố hà nội
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
Bổ sung và nâng cao kiến thức về tự nhiên kinh tế xã hội.
Có những kiến thức về địa phương:
+ Về vị trí, giới hạn .
+ Về đặc điểm điều kiện tự nhiên,
+ Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội.
- Nắm đươc những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế
2.Kỹ năng.
Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Kỹ năng phân tích các mối quan hệ.
3.Thái độ.
Có ý thức tham gia xây dựng địa phương.
Bồi dưỡng nhữnh tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
II.Phương tiện dạy học.
Bản đồ Việt Nam
Bản đồ TP Hà Nội.
Tranh ảnh tư liệu về địa lí địa phương.
III.Hoạt động dạy và học.
1`.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1.
Nêu vị trí địa lí và cho biết ý nghĩa của TP hà Nội?
Câu hỏi 2.
Nêu đặc điểm tự nhiên và cho biết có những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của TP hà nội
3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
CH : Cho biết dân số Hà Nội ? Mật độ dân số ?
CH : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ? Nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các khu vực ?
CH : Tỉ lệ gia tăng cơ giới ? Nguyên nhân ? Đặc điểm ?
- Di cư từ nhiều khu vực lân cận. Do nhiều nguyên nhân : vì lí do kinh tế, học tập gia đình và nhiều lí do khác.
CH : Tác động gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất ?
CH : Có những loại kết cấu dân số nào? Nhận xét về kết cấu dân số của Hà Nội ?
+ Giới tính.
+ Độ tuổi; Đang già đi số trẻ em đang có xu hướng ngày càng giảm, số người trong và trên lao động đang có xu hướng ngày càng tăng
+ Lao động:số ngươi trong độ tuổi lao động 4562,5 nghìn người. Chất lượng lao động cao nhất cả nước qua đào tạo 51%
+ Dân tộc.
CH : Cho biết mật độ dân số ?
CH : Sự phân bố dân cư có đặc điểm gì ? Nguyên nhân ?
- Các nhân tố tự nhiên: Địa hình , đất đai, nguồn nước.
- Các nhân tố kinh tế xã hội .
CH : Các loại hình cư trú ?
CH : Nhận xét về tình hình giáo dục khu vực so với các khu vực khác?
CH : Việc quan tâm đến sức khoẻ ntn ? Liên hệ địa phương em ?
CH : Tác động dân số tới đời sống và sản xuất ?
Hoạt động 2:
CH : Quan sát bảng số liệu về tình hình phát triển kinh tế một số năm gần đây nhận xét về tình hình phát triển kinh tế ?
GV : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2007-2008 là 12,45% cả nước 7,4%
CH : Quan sát biểu đồ thành phần kinh tế Hà nội và cả nước cùng đồng bằng sông hồng nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế ?
III . Dân cư và lao động.
1. Gia tăng dân số .
- Dân số năm 2009: 6.451.909 người, trong đó dân thành thị chiếm 41.1%
- Mật độ: 1979 người / Km 2.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp 1,2%
- Gia tăng cơ giới lớn. Mỗi năm có khoảng 50 nghìn người di cư vào thành phố. tỉ lệ gia tăng không đồng đều gĩưa các khu vực.
2. Kết cấu dân số.
- Kết cấu dân số giới tính tương đối cân bằng TB 100 (có 52 nữ có 48 nam).
- Kết cấu dân số theo độ tuổi: Dưới lao động: 21,5%. Trong lao động 68,3%. Trên lao động 10,2 %
- Kết cấu dân số theo lao động: Chất lượng lao động cao. Số người lao động trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 77,6%
- Kết cấu dân số theo dân tộc: chủ yếu là nơi cư trú của người kinh chiếm 99%. Ngoài ra là nơi cư trú của người mường, Tày, Nùng, Dao ở một số vùng núi.
3. Phân bố dân cư .
- Mật độ TB 1979 người / Km2 gấp 7,3 lần cả nước.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa nội thành và ngoại thành, giữa nông thôn và thành thị.
(Thành thị thành thị chiếm 39,7% và nông thôn chiếm 60,3%)
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- Hà Nội là trung tâm văn hoá, giáo dục lớn nhất cả nước.
- Người dân Hà nội có trình độ dân trí cao.
- Sức khoẻ, đời sống của nhân dân luôn được quan tâm.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
Khái quát chung .
- Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước.
- Nền kinh tế tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, cơ cấu kinh tế đa dạng, có sự chuyển dịch đúng hướng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cơ cấu kinh tế: dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (53,1%), sau đó là CN (41,27%) nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp (5,63%)
Hà Nội
ĐB Sông Hồng
Cả nước
Nông lân ngư nghiệp
5,63
13,96
20,8
Công nghiệp
41,27
41,8
41,31
Dịch vụ
53,1
44,24
37,88
4 - Củng cố.
Câu hỏi 1:
Nêu đặcđiểm dân cư địa phương và cho biết chúng ảnh hưởng ntn đến kinh tế xã hội.
Câu hỏi 2:
Đáng giá chung về tình hình phát triển kinh tế
5 - Dặn dò.
Học bài cũ và làm bài tập.
Xem bài mới . tìm hiểu một số thông tin về dân cư xã hội.
Rút kinh nghiệm sau giờ giảng:
Tuần:
Tiết: 49
Bài: 43
Ngày soạn :
Ngày giảng: Lớp:
Địa lí thành phố hà nội
I . Mục tiêu.
Kiến thức.
Bổ sung và, nâng cao kiến thức về tự nhiên kinh tế xã hội.
Có những kiến thức về địa phương:
+ Về vị trí, giới hạn .
+ Về đặc điểm điều kiện tự nhiên,
+ Đặc điểm dân cư kinh tế xã hội.
- Nắm đươc những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế
Kỹ năng.
Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Kỹ năng phân tích các mối quan hệ.
Thái độ.
Có ý thức tham gia xây dựng địa phương.
Bồi dưỡng nhữnh tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước.
Phương tiện dạy học.
Bản đồ Việt Nam
Bản đồ TP Hà Nội.
Tranh ảnh tư liệu về địa lí địa phương.
Hoạt động dạy và học.
1-ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
Đánh giá tiềm năng kinh tế của TP Hà Nội ?
3-Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
CH : Dựa vào cơ cấu GDP cho biết vị trí của ngành CN ?
CH : Cơ cấu ngành công nghiệp gồm những cơ cấu nào?
CH : Cơ cấu theo hình thức sở hữu gồm những hình thức nào?
CH : Cơ cấu theo ngành gồm những ngành nào ? Kể tên một số ngành CN cho biết những ngành nào chiếm tỉ lệ lớn?
CH: Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của Cn ?
CH: Sự phân bố CN có đặc điểm gì?
CH : Phương hướng phát triển CN ?
CH: Cơ cấu ngành nông nghiệp gồm những ngành nào?
CH: Sư phân bố CN ? Kể tên một số sản phẩm CN ?
CH: Ngành thủy sản có những ngành nhỏ nào? Đặc điểm ngành thủy sản?
CH: Ngành Lâm nghiệp có đặc điểm gì?
CH: Phương hướng phát triển nông nghiệp?
CH: Vị trí ngành dịch vụ trong nền kinh tế ?
CH: Kể tên các ngành và đặc điểm các ngành?
Hoạt động 2::
Nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Mỗi nhóm:
+ cho biết những dấu hiệu suy giảm tài nguyên, môi trường TP ?
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
+ Biện pháp bảo vệ?
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3:
CH : Nêu phương hướng phát triển kinh tế?
IV. Kinh tế.
2. Các ngành kinh tế.
a. Công nghiệp.
- Là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai cả nước. (Chiếm 41.3% cơ cấu GDP và 21% nguồn lao động).
- Tốc độ tăng trưởng cao 17,5%
- Cơ cấu kinh tế gồm:
+ Kinh tế nhà nước.
+ Kinh tế tư nhân.
+ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu theo ngành:
+ Công nghiệp chế biến 95,3%
+ Công nghiệp khai thác 0,7%
+ Công nghiệp khác 4%
Công nghiệp phân bố theo khu vực hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, xen kẽ dân cư.
Phương hướng: Phát triển kinh tế theo hướng CNH và HĐH.
b. Nông – lâm - ngư nghiệp.
Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP, song chiếm 31,6% nguồn lao động.
Nông nghiệp gồm:
- Chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp. Trồng trọt chiếm ưu thế.
- Thủy sản:
+ Nuôi trồng.
+ Chế biến.
+ Đánh bắt: Chủ yếu là nuôi trồng 10 nghìn ha.
- Lâm nghiệp: Chiếm tỉ lệ nhỏ có 21.000 ha rừng.
- Phương hướng:
+ Giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây trồng có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao
+ Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, sử dụng phương pháp tiến bộ, chú ý phòng dịch, chuyên môn hóa sản xuất..
+ Lai tạo các giống cây trông, vật nuôi có chất lượng cao.
+ Khai thác có hiệu quả vùng đồi núi, trồng rừng và bảo vệ rừng, kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
c. Dịch vụ.
- Có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, phục vụ mọi ngành kinh tế và nhu cầu của người dân.
- Dịch vụ bao gồm:
+ GTVT. + Thương mại.
+ BCVT + Du lịch.
V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Thực trạng.
- Nguyên nhân.
- Biện pháp.
VI. Phương hướng phát triển kinh tế.
4. Củng cố.
Câu hỏi 1:
Nêu một số đặc điểm của nền kinh tế Tp?
Câu hỏi 2:
Nêu phương hướng phát triển kinh tế?
5 Dặn dò.
- Học bài cũ
- Viết bài báo cáo về hiểu biết của em về kinh tế địa phương
Rút kinh nghiệm sau giờ giảng:
Tuần:
Tiết: 50
Bài: 44
Ngày soạn :
Ngày giảng: Lớp:
Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP hà nội
(không dạy bài này)
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức.
Bổ sung và, nâng cao kiến thức về tự nhiên kinh tế xã hội.
- Phân tích môi quan hê giữa các thành phần tự nhiên.
- Nắm đươc những thuận lợi khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế
2.Kỹ năng.
Kỹ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ
II. Phương tiện dạy học.
Bản đồ Việt Nam
Bản đồ TP Hà Nội.
III. Hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- .Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP hà nội
Bài tập 1 : Cả lớp.
CH 1: Nêu đặc điểm địa hình của TP Hà Nội ?
CH 2: Cho biết chúng có ảnh hưởng ntn đến khí hậu ?
CH 3: Khí hậu có ảnh hưởng ntn đến sông ngòi ?
CH 4: Địa hình và khí hậu ảnh hưởng ntn tới thổ nhưỡng ?
CH 5: Địa hình và khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng ntn tới sự phân bố ĐV - TV ?
* .Địa hình.
Phần lớn nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng cao TB 5 – 20 m gồm:
Vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng chiếm phần lớn diện tích, có nhiều vùng trũng.
Đồi núi thấp tập trung phía bắc và Tây: dãy Tam đảo, Ba vì, những dải núi đá vôi thuộc huyện Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức.
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ tây sang Đông.
* .Khí hậu.
Có nhiệt đới gió mùa ẩm:
+ Nhiệt độ Tb 24 0C. Lượng mưa Tb 1400mm
+ Có hai mùa chính: Mùa hè nóng mưa nhiều, Mùa đông lạnh mưa ít.và hai mùa chuyển tiếp xuân và hạ.
- Thời tiết thất thường.
* .Thuỷ văn.
Hà nội có mạng lưới sông ngòi dày đặc, với hệ thống đe ngăn lũ.Chế độ nước chia làm hai mùa:
+ Mùa lũ : tháng 5 - tháng 10.
+ Mùa cạn : tháng 11 - tháng 5.
VD : Sông cầu , sông đuống, sông đáy, sông hang, sông nhuệ.
Hà nội còn có nhiều hồ đầmtự nhiên: suối hai, Đồng mô, Quan sơn, Đồng quan , Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm.
Hà nội có nguồn nước ngầm phong phú .
* .Thổ nhưỡng.
Có 4 loại đất chính :
+ Đát phù sa trong đê.
+ Đất phù sa ngoài đê.
+ Đất bạc màu.
+ Đất fe ra lit.
Diện tích đất tự nhiên 334,47 nghìn ha.
+ Đất nông gnhiệp chiếm: 49,1%.
+ Đất lâm nghiệp, thuỷ sản 9.7 %.
+ Đất phi nông nghiệp : 35,5 %.
* .Tài nguyên sinh vật.
Có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng.chủ yếu là rừng nhiệt đới thứ sinh tập trung các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức.
Có hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới với nhiều giống cây trồng vật nuôi phong phú
Bài tập 2 : Nhóm.
- Cho bảng số liêu sau về tỉ trọng cơ cấu kinh tế TP Hà Nôi năm 2009 ( % )
Các ngành kinh tế
Nông – lâm- ngư nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tỉ lệ ( % )
2,63
41,27
56,1
Chọn biểu đồ thích hợp và vẽ ?
Nhận xét tỉ trọng kinh tế của các ngành trọng cơ cấu kinh tế ?
Củng cố.
Câu hỏi 1:
Nêu những thuận lợi khó khăn về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế ?
Câu hỏi 2:
Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế ?
5. Dặn dò.
Học bài cũ và làm bài tập.
Xem bài mới . tìm hiểu một số thông tin về dân cư xã hội.
Rút kinh nghiệm sau giờ giảng:
File đính kèm:
- Dia ly TP Ha Noi.doc