Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (tiếp)

- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1- Kiến thức : HS cần:

· Nắm được các loại rừng ở nước ta; vai trò của ngành lâm nghệp trong việc phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường . Các khu vực phân bố chủ yếu cuả ngành lâm nghệp

· Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thủy sản , cả về thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng lới trong phát triển và phân bố ngành thủy sản

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 / TIẾT 9 SOẠN NGÀY: 15 / 9 / 2008. DẠY NGÀY: 17 / 9 / 2008. BÀI 9 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- Kiến thức : HS cần: Nắm được các loại rừng ở nước ta; vai trò của ngành lâm nghệp trong việc phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường . Các khu vực phân bố chủ yếu cuả ngành lâm nghệp Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thủy sản , cả về thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng lới trong phát triển và phân bố ngành thủy sản 2- Kĩ năng : Rèn luyện nâng cao kĩ năng xác định ,phân tích các yếu tố trên bản đồ , Mối quan hệ nhân qủa : việc pt lâm nghiệp , thủy sản – MT . Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường , lấy năm gocá – 100% Không đồng tình với những hành vi phá hoại MT .(chặt phá cây, săn bắn, chim thú , đánh cá bằng thuốc nổ....) III- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ kinh tế chung Việt Nam Lược đồ lâm nghệp và thủy sản trong SGK Tài liệu, hình ảnh (Tranh ảnh, phim viéo ) vẽ hoạt động lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta IV- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : * Kiểm cũ: (5’) Nhận xét, giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta Xác định sự phân bố các cây công nghiệp lâu năn và hằng nămchủ của nước ta trên bản đồ “Nông nghiệp Việt Nam “ *Bài mới – Giới thiệu bài (2’) Mặc dù khái niệm “rừng vàng “ không còn như trước kia. Nhưng lâm nghiệp vẫn là một thế mạnh của nước ta, có một vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế -xã hội và gìn giữ môi trường sinh thái. sự phân bố và phát triển các ngành lâm nghiệp hiện nay như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu mục I HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG CHÍNH  (HĐ 1: 10 ‘) : Tìm hiểu tài nguyên rừng ở nước ta Hoạt động nhóm, cặp Mục tiêu: Biết tài nguyên rừng ở nước ta giàu, nhưng tỉ lệ đất có rừng thấp. - Biết được các loại rừng, vai trò của rừng Bước 1: -yêu cầu HS đọc SGK 4 dòng –Trang 33 -Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, cho biết thực trạng rừng nước ta hiện nay ? (Rừng tự nhiên liên tục bị giảm sút .trong 14 năm (1976 – 1990 ) khoảng 2 triẹu ha , trung bình mỗi năm mất 19 vạn ha) +yêu cầu đọc bảng 9.1 hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta ? (3 loại rừng) -Bảo HS phân tích bảng số lượng, cho nhận xét -dựa và SGK từ đoạn (Rừng sản xuất ..... khu dự trữ thiên nhiên ); hãy cho biết chức năng của từng loại rừng , phân theo mục đích sử dụng (Mở rộng : +Rừng phòng hộ là rừng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường ) +Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệpdân dụng, xuất khẩu +Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm Chuyển ý : Với ¾ diệ tích là đồi núi, nhưng độ che phủ chỉ chiếm 35%, chúng ta đã khai thác và bảo vệ rừng như thế nào ? HĐ 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp Mục tiêu: Biết được sự phát triển của ngành lâm nghiệp, các cơ sở khai thác lân sản ở miền núi và Trung Du, tầm quan trọng của việc trồng rừng mới ? -Dựa vào chức năng từng loại rừng và H. 9.2 cho biết sự phân bố các loại rừng ? Thí dụ: 1- Khu bảo tồn thiên nhiên tràm chim là đặc trưng cho hệ sinh thái đất nggập nước (Điển hình: Đồng Tháp Mười) 2- Rừng đặc trưng :Bù Gia Mập đặc trưng cho kiiểu rừng Đông Nam bộ 3- Vườn Quốc gia Cát Tiên đặc trưng kiểu sinh thái vùng chuyển tiếp Cao Nguyên cực Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ ? Cơ cấu của ngành lâm nghiệpgồm những hoạt động nào ? (Gợi mở : Sự kết hợp về kinh tế - sinh thái của các mô hình nông lâmkết hợp) +yêu cầu HS quan sát hình 9.1 – Trang 34 (Mô hình kinh tế trang trại) *phân tích:Với đặc điểm địa hình ¾ diện tích là đồ núi, nước ta rất thích hợp mô hình phát triển giữa kinh tế và sinh thái của kinh tế trang trại nông lâm kết hợp -Mô hình đem lại hiệu quả to lớn của sự sinh thái , bảo vệ và tái tại đất rừng và tài nguyên rừng ở nước ta và nâng cao đời sống cho nhân dân --> kết luận: ? việc đầu tư rừng đem lại lợi ích gì? Chuyển ý : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dầy đặc, đường bờ biển dài trên 3260 km. Khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nguồn thủy sản nước mặn, nước ngọt rất nhiều,ngành thủy sản đã nắm bắt co hội này phát triển như thế nào ? --> Phần 2  (HĐ 3: Tìm hiểu nguồn lợi thủy sản Mục tiêu: Biết được thuận lợi - khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản . đọc được tên các ngư trường lớn yêu cầu HS đọc 1 đoạn SGK –Trang 36 -nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhanh khai thác thủy sản như thế nào ? ? Hãy xác định trên hình 9.1 các tỉnh trọng điểm nghề cá ? -Đọc tên, xác định trên hình 9.2 ; bốn ngư trường trọng điểm của nước ta (Bốn ngư trường nhiều bãi tôm, mực cá) ( Hoạt động nuôi trồng có tiềm năng lớn cả về nuôi thủy sản nước ngọt, mặn, lợ) ? Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản? Mở rộng: - Khó khăn do về vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế còn thấp, khai thác bằng tàu thuyền nhỏ làm nguồn lợi hải sản vùng ven bờ bị suy giảm nhanh, nhiều vùng đã cạn kiệt. - Nhiều nơi do thiếu quy hoạch và quản lí phá rựng ngập mặn, nuôi tôm, phá hủy môi trường sinh thái....ngư dân nghèo không đủ vốn đóng tàu lớn. * Chuyển ý: Sự phát triển và phân bố nghề như thế nào, ta cùng tìm hiểu mục 2. HĐ 4: Tìm hiểu sự phân bố của ngành thủy sản Mục tiêu: Nhận xét tình hình sự phát triển ngành thủy sản. Nêu được sự phân bố ngành thủy sản - Hãy so sánh số liệu trong bảng 9.2. Nhận xét về sự phát triển các ngành thủy sản nước ta. + Yêu cầu HS nhắc lại các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta? Dẫn đầu--> => KL: ( ngư nghiệp tạo ra việc làm cho nông dân; thu hút 3,1% số lao động, (gần 1,1 triệu người). ? Dựa vào SGK cho biết tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay? HS đọc (Trước đây .... còn thấp) -Gồm 3 loại rừng: +Rừng sản xuất +Rừng phòng hộ +Rừng đặc dụng -HS phân tích rừng SX ít (4733,0 ha) -Rừng phòng hộ:(5397,5 ha) -Rừng đặc dụng (1442, 5 ha) -Rừng PH : núi cao, ven biển -Rừng SX: núi thấp, Trung Du -Rừng đặc dụng : Phân bố bảo vệ các hệ sinh thái (Lâm sản và hoạt động trồng rừng,khai thhác gỗ, bảo vệ rừng) HS quan sát hình 9.1 (Mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp ) -Bảo vệ môi trường -Bảo vệ đất, chống xói mòn -Cung cấp nhiều lâm sản HS đọc (nước ta... Trường Sa) (Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc - Vùng biển rộng 1 triệu km2 - Bờ biển, đầm phá, rừng ngập mặn) - Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ. + Cà Mau- Kiên Giang + Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu + Hải Phòng- Quảng Ninh + Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (Bão, gió mùa Đông Bắc, ô nhiễm môi trường biển, nguồn lợi bị suy giảm) - Sản lượng thủy sản tăng nhanh, tăng liên tục từ 1990--> 2002 - Sản lượng khai thác, nuôi trồng tăng liên tục (số liệu) 1990--> 2002 - Sản lượng khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng. (Số liệu: 1990--> 2002) Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận - phát triển I- LÂM NGHIỆP (7’) 1- Tài nguyên rừng -Tài nguyên rừng cạn kiệt , độ che phủ rừng toàn quốc thấp (35%) --> năm 2000 Hiện nay tổng diện tích rừng nước ta có gần 11,6 triệu ha. Trong đó, 6/10 rừng phòng hộ và rừng đặc dụng , 4/10 là rừng sản xuất, ít nên phải khai thác hợp lí 2- Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp (7) -Rừng PH: phân bố núi cao, ven biển -Rừng SX: (rừng tự nhiên+ rừng trồng ) ở núi thâp Trung du -Rừng đặc dụng: phân bố môi trường tiêu biểu, điển hình cho các hệ sinh thái *Mô hình nông lâm kết hợp phát triển .Hằng năn khai thác 2,5 triệu m 3 gỗ ở khu vực rừng sản xuất -Khai thác gỗ phải gắn liền với trồng mới và bảo vệ rừng -Cong nghiệp chế biến gỗ, lâm sản phát triển ở vùng nguyên liệu -Phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ che phủ rừng là 45% II- NGÀNH THỦY SẢN (10’) 1- Nguồn lợi thủy sản (10’) - Hoạt động thủy sản nước ngọt (sông suối, ao hồ...) - Hải sản nước mặn (trên mặt biển), nước lợ(bãi Triều, rừng ngập mặn) 4 ngư trường lớn: + Cà Mau- Kiên Giang + Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa Vũng Tàu + Hải Phòng- Quảng Ninh + Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Khó khăn: hay bị thiên tai, vốn ít. 2- Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản Sản xuất thủy sản phát triển mạnh. Tỷ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỉ trọng sản lượng nuôi trồng. - Nghề nuôi trồng đang phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của đất nước. * Xuất khẩu thủy sản hiện nay có bước phát triển vượt bật IV- CỦNG CỐ: (5’) Hãy xác định trên bản đồ các vùng phân bố rừng che phủ chủ yếu. - Trong tương lai nuôi trồng thủy sản nước mặn sẽ là ngành quan trọng vì: Diện tích nuôi trồng. Con người biết kĩ thuật tạo giống. Nhu cầu hải sản của nhân loại tăng. Cả a, b, c - Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ. V- DẶN DÒ (2’) HS học thuộc bài và làm bài tập 3 Đọc bài 10- thực hành: - Tính tỉ lệ %- bảng 10.1 và bảng 10.2 - Chuẩn bị compa NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM .BỔ SUNG . * BỔ SUNG: Mục I/1 : Tài nguyên rừng: - Biết rừng ở nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng trong đời sốg và sản xuất; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi các nước ta đã bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp; gần đây diện tích rừng đã tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng Mục II/1 : Nguồn lợi thủy sản: - Biết nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản; song MT ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh.

File đính kèm:

  • docDIA9_TIET9.doc