Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :

 - Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.

 - Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên. Có kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lí kinh tế .

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

 - GV : ĐDDH : Bản đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam, bản đồ phân bố dân cư, sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta (phóng to).

 - HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Bài 11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Tiết : 11 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần : - Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này. - Có kĩ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên. Có kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lí kinh tế . II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : - GV : ĐDDH : Bản đồ địa chất – khoáng sản Việt Nam, bản đồ phân bố dân cư, sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta (phóng to). - HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : TG NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ ỔN ĐỊNH LỚP Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài 5’ KIỂM TRA BÀI CŨ - GV hỏi : 1. Nêu cách vẽ biểu đồ hình tròn. 2. Nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây. - GV gọi HS sửa bài tập (Vẽ biểu đồ đường) - HS trả lời : - HS sửa bài tập. 1’ 17’ BÀI MỚI Giới thiệu bài I. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN - Dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành. - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sự phân bố các loại tài nguyên tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng. - Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế – xã hội. I. GV hỏi : - Tài nguyên thiên nhiên nước ta như thế nào ? Ví dụ. - Cho biết ý nghĩa của tài nguyên thiên đến viêc phát triển kinh tế của nước ta ? - Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản Việt Nam, hãy nhận xét sự phân bố khoáng sản. - GV treo H.11.1 phóng to, bỏ trống các ô bên phải để HS điền vào. - GV phát phiếu học tập có nội dung : Chọn câu trả lời thích hợp vào bảng dưới đây : Vùng, miền Ngành công nghệp Tr. du miền núi BB Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ - GV cho HS làm việc cá nhân (3’), thảo luận nhóm (5’), các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và tuyên dương các nhóm. - GV hỏi : Tài nguyên là nhân tố rất quan trọng đối với sự phân bố và phát triển công nghiệp, nhưng có phải là nhân tố quyết định ? Giải thích. I.HS trả lời : - . . . phong phú, đa dạng : khoáng sản, nông thuỷ sản, thuỷ năng . . . - . . . là rất quan trọng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. - HS xác định trên bản đồ. -HS điền vào ô trống. - HS hoạt động nhóm : HS làm việc cá nhân , thảo luận, các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. THÔNG TIN PHẢN HỒI Vùng, miền Ngành công nghệp Trung du - miền núi Bắc Bộ Khai khoáng,luyên kim, năng lượng, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng. . . Bắc Trung Bộ Sản xuất vật liệu XD, khai khoáng, luyện kim . . . Tây Nguyên Chế biến nông lâm thuỷ sản. . . Đông Nam Bộ Năng lượng, hoá chất, chế biến nông lâm thuỷ sản. . Tây Nam Bộ Chế biến nông thuỷ sản. . - HS trả lời : Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế – xã hội. Ví dụ : Sản xuất theo cơ chế thị trường, phát triển kinh tế nhiều thành phần. 15’ II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ – XÃ HỘI 1. Dân cư và lao động : nước ta có số dân động tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. 2. Cơ vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng - Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. - Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện. 3. Chính sách phát triển công nghiệp - Chính sách CN hoá và đầu tư. - Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách khác. 4. Thị trường - Sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập. - Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. II. GV hỏi : - Kể các nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp ở nước ta. 1. Nước ta có số dân đông có ý nghĩa ra sao đối với phát triển kinh tế ? 2. GV hỏi : -Nhìn chung, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất – kĩ thuật của ngành công nghiệp nước ta như thế nào ? - Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển công nghiệp ? 3 . GV hỏi : Dựa vào sách GK tr. 40 cho biết các chính sách phát triển CN của nước ta? 4 . GV hỏi : Thị trường có ý nghĩa như thế nào với việc phát triển nền công nghiệp của nước ta ? II. HS trả lời : - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp của nước ta là dân cư và lao động, cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển công nghiệp, thị trường. 1. Tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. 2. HS trả lời : - Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. -Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của vùng. 3. HS dựa vào SGK trả lời. 4. HS trả lời : CN chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng linh hoạt hơn. 5’ CỦNG CỐ - Sắp xếp những tài nguyên ở cột B thích hợp với các ngành công nghiệp ở cột A A (ngành c. nghiệp) B (Tài nguyên) a. năng lượng 1. gỗ và lâm sản b. luyện kim 2. nông sản, thuỷ sản c. hoá chất 3. sắt, thiếc, crôm d. sx VLXD 4. dầu khi e. chế biến th. phẩm 5. than g. chế biếm lâm sản 6.thuỷ năng của sông 7. apatit 8. đá vôi, sét - Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực phẩm ở nước ta. Cho ví dụ. - Ở Vĩnh Long có ngành công nghiệp nào ? HS trả lời : a 4, 5, 6 b 3 c 4, 7 d 8 e 2 g 1 - HS trả lời : Việc phát triển nông lâm thuỷ sản tạo cơ sở nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. VD : đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước, khu vực nuôi trồng thuỳ sản có sản lượng lớn nên phát triển công nghiệp xay xát, CN chế biến thuỷ sản . . . 1’ DẶN DÒ GV dặn dò học sinh : -Làm bài tập 1 SGK tr.41 ở nhà. -Chuẩn bị bài mới : nghiên cứu SGK, vẽ lược đồ trống Việt Nam. HS ghi vào sổ tay

File đính kèm:

  • docBAI 11.doc