1. Kiến thức :
- HS phải nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta .
- HS phải hiểu được rằng việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 6 - Tiết 11: Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết ppct: 11
Ngày soạn: 12 tháng 9 năm 2008
Ngày dạy: tháng 9 năm 2008
BÀI 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- HS phải nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta .
- HS phải hiểu được rằng việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đánh giá kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.
- Kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lí kinh tế.
3. Thái độ tình cảm:
- Ý thức được vai trò của nghành công nghiệp trong nền kinh tế thi trường hiện nay. Có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo:
- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
3. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ công nghiệp, khoáng sản Việt Nam
- Lược đồ công nghiệp SGK, sơ đồ trống
- Một số tranh ảnh về các thành tựu trong sản xuất công nghiệp
- Bảng số liệu SGK
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định:
9A1 9A4 .......................................
9A2 9A5 .
9A3 9A6 .
2. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu học sinh nhắc lại một kiến thức trọng tâm của bài trước:
- Cây công nghiệp ở nước ta phát triển như thế nào? Tập trung chủ yếu ở đâu? Xác định trên lược đồ.
- Các nhà máy chế biến lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Tại sao?
3. Bài mới :
* Công nghiệp là một ngành đống vai trò rất quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân. Vậy ở nước ta ngành công nghiệp phát triển như thế nào? Những thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp nước ta.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV cho HS Làm việc theo nhóm
- GV đưa sơ đồ H 11.1 chưa hoàn chỉnh (để HS điền vào các ô bên phải bị bỏ trống).
- Chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm điền vào các ô trống.
Nhóm 1:
+ Phân loại tài nguyên
+ Nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu CN đa ngành
- Hs hoàn chỉnh sơ đồ.
=> Kết luận về tài nguyên nước ta
- GV cho HS đọc bản đồ “Địa chất – khoáng sản Việt Nam” hoặc ATLAT đối chiếu với các loại khoáng sản chủ yếu ở H 11.1.
Nhóm 2:
- Khoáng sản tập trung ở những vùng nào?
Nhóm 3:
- Hãy nhận xét về tài nguyên thiên nhiên nước ta? Sự phân bố của các tài nguyên đó?
Nhóm 4:
- Những tài nguyên thiên nhiên đó là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Dựa vào bản đồ treo tường “Địa chất – khoáng sản Việt Nam” và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản tới sự phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
GV giải thích thêm:
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (than) Đông Nam Bộ (dầu khí)
- Công nghiệp luyện kim vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Công nghiệp hoá chất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng : tâp trung ở nhiều địa phương, đặc biệt ở ĐBS Hồng và ĐNB
à sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo thế mạnh khác nhau giữa các vùng
àthế mạnh ở ĐBSH và ĐNB
+ ĐBS Hồng có tài nguyên khoáng sản, nước, rừng. Công mhiệp khai khoáng ( năng lượng, hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng) nước ( thủy năng), rừng ( lâm nghiệp)
+ ĐNB : ít tài nguyên, thủy điện, nhưng có đấphù sa cổ phủ bagan ( chế biến cây CN ), nhân tố xã hội ( đông dân, nguồn lao động dồi dào, có trình độ)
=> Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp.
GV cho HS đọc từng mục nhỏ và rút ra ý chính.
CH: Dân cư và lao đôïng nước ta có đặc điểm gì? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
CH: Nhận xét về: Cơ sở vật chất- kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng nước ta? (trong nông nghiệp có 5.300 công trình thuỷ lợi, công nghiệp cả nước có hơn 2.821 xí nghiệp, mạng lưới giao thông lan toả nhiều nơi)
CH: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển công nghiệp?
CH: Hãy kể môït số đường giao thông nước ta mới đầu tư lớn?
CH: Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có đặc điểm gì? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế?
CH: Thị trường có ý nghĩa như thế nào? Với sự phát triển công nghiệp?
Vai trò của các nhân tố kinh tế – xã hội với nghành công nghiêp?
I. Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.
II. Các nhân tố kinh tế – xã hội:
1. Dân cư và lao động:
- Nước ta có số dân đông, nhu cầu, thị hiếu có nhiều thay đổi.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng:
- Nhiều trình độ công nghệ chưa đồng bộ. Phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện.
3. Chính sách phát triển công nghiệp:
- Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách khác.
4. Thị trường:
- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng nhưng có sự cạnh tranh của hàng ngoại nhập.
=> Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế – xã hội.
4. Củng cố:
1. Các yếu tố đầu vào:
Các yếu tố đầu ra
2. Các yếu tố đầu ra:
Các yếu tố đầu ra
3. Việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tạo cơ sở cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, cho HS nêu VD cụ thể.
5. Hướng dẫn bài về nhà:
Chuẩn bị bài sau: Bài 12
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 11 cac nhan to anh huong den su phan bo cong nghiep.doc