Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :

 - Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu (CN trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. Nắm được hai khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta là đ/b sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam). Thấy được hai trung tâm CN lớn nhất nước là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này.

 - Đọc và phân tích được : biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp ; l/đ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu, khí ; l/đ các trung tâm công nghiệp Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Tiết : 12 Bài 12 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần : - Nắm được tên một số ngành công nghiệp chủ yếu (CN trọng điểm) ở nước ta và một số trung tâm công nghiệp chính của các ngành này. Nắm được hai khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta là đ/b sông Hồng và vùng phụ cận (ở phía Bắc), Đông Nam Bộ (ở phía Nam). Thấy được hai trung tâm CN lớn nhất nước là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này. - Đọc và phân tích được : biểu đồ cơ cấu ngành công nghiệp ; l/đ các nhà máy điện và các mỏ than, dầu, khí ; l/đ các trung tâm công nghiệp Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : - GV : ĐDDH : B/đ công nghiệp Việt Nam, B/đ kinh tế chung Việt Nam, l/đ các nhà máy điện và các than dầu khí, một số hình ành về công nghiệp nước ta, l/đ trống Việt Nam. - HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới, lược đồ trống Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : TG NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ ỔN ĐỊNH LỚP Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài 5’ KIỂM TRA BÀI CŨ - GV hỏi : Hãy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trong đó nhân tố nào có ý nghĩa quyết định ? - GV gọi HS sửa bài tập 1 SGK tr. 41. - HS trả lời : - HS sửa bài tập : * Các yếu tố đầu vào : + Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng. + Lao động. + Cơ sở vật chất kĩ thuật. * Các yếu tố đầu ra : Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước 1’ 10’ BÀI MỚI Giới thiệu bài I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP đa dạng I. GV hỏi : - Dựa vào H. 12.1 em có nhận xét gì về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta ? - Dựa vào SGK cho biết thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm ? - Dựa vào H. 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn tới nhỏ. I. HS trả lời : - Ngành công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng. - Đọc SGK. - Xếp thứ tự : CN chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí điện tử, khai thác nhiên liệu, VLXD, hoá chất, dệt may, điện. 16’ II. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 1. CN khai thác nhiên liệu : than (Quảng Ninh), dầu mỏ, khí đốt (thềm lục địa phía Nam). 2. CN điện : sản lượng trên 40 tỉ kwh/năm, bao gồm : - Nhiệt điện : Phú Mỹ (khí), Phả Lại (than). - Thuỷ điện : Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An. 3. Một số ngành CN nặng khác : cơ khí-điện tử, hoá chất, SXVLXD. 4. CN chế biến lương thực thực phẩm bao gồm các ngành : - Chế biến sản phẩm trồng trọt. - Chế biến sản phẩm chăn nuôi. - Chế biến thuỷ sản. 5.CN dệt may Các TT CN dệt may lớn ở nước ta : TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định II. 1. GV hỏi : - Hãy xác định trên H.12.2 các mỏ than, dầu mỏ, khí đốt. - Cho biết sản lượng khai thác than và dầu khí ở nước ta. 2. GV hỏi : - Hiện nay, sản lượng điện mỗi năm của nước ta là bao nhiêu ? - Xác định trên H. 12.2 các nhà máy điện. Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung gì ? 3. GV hỏi : - Hãy xác định trên H. 12.3 các TT CN cơ khí, hoá chất, SXVLXD. 4. GV hỏi : - Ngành CN CBLTTP có các phân ngành nào ? - Hãy xác định trên H. 12.3 các TT CN CBLTTP. 5. GV hỏi : - Hãy kể tên các TT CN dệt may lớn ở nước ta. Giải thích tại sao các thành phố đó là các TT dệt may lớn của nước ta ? II. 1. HS trả lời : - Than khai thác chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, các mỏ dầu khí khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. - Sản lượng khai thác than khoảng 15-20 triệu tấn/năm. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được khai thác. 2. HS trả lời : - Sản lượng 40 tỉ kwh/năm. - Thuỷ điện : phân bố trên các dòng sông có trữ năng thuỷ điện lớn. Nhiệt điện than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, đ/b sông Hồng. Nhiệt điện khí ở Đông Nam Bộ. 3. HS trả lời : - CN cơ khí phân bố ở : TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hoà, Hải Phòng . . . - CN hoá chất PB ở : TPHCM, Biên Hoà, Hà Nội Hải Phòng, Việt Trì - Lâm Thao - CN SXVLXD : nhà máy xi măngtập trung ở đ/b sông Hồng và Bắc Trung Bộ. 4. HS trả lời : - Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, đường, rượu bia, nước ngọt, chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật - Chế biến sản phẩm chăn nuôi (đồ hộp, đông lạnh). - Chế biến thuỷ sản (nước mắm, sấy khô, đông lạnh . . .) 5. HS trả lời : -Các TT CN dệt may lớn ở nước là TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định . . . -CN dệt may quan trọng nhất là nguồn lao động nên phân bố chủ yếu ở các đô thị đông dân. 10’ III. CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. - Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là TPHCM và Hà Nội. III. GV hỏi : - Dựa vào hình 12.3, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. Kể tên một số TTCN tiêu biểu cho hai khu vực. III. HS trả lời : - Dựa vào hình 12.3 SGK tr. 45. 5’ CỦNG CỐ -GV hỏi : 1.Hãy chứng rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng 2.Dựa vào hình 12.3, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. Kể tên một số TTCN tiêu biểu cho hai khu vực. 3.Điền vào các lược đồ trống Việt Nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện. -HS trả lời : 1.Dựa vào H. 12.1. 2.Dựa vào hình 12.3. 3.Điền vào lược đồ trống đã chuẩn bị. 1’ DẶN DÒ Dặn dò HS chuẩn bị bài mới. Bài tập về nhà (trang sau) HS ghi vào sổ tay Ba ngành công nghiệp có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp năm 2002 Phát triển dựa trên các thế mạnh Công nghiệp khai thác nhiên liệu Công nghiệp cơ khí điện tử Công nghiệp chế biến thực phẩm Tài nguyên thiên nhiên Nguồn lao động Thị trường trong nước Xuất khẩu Quan trọng nhất +++ Quan trọng ++ Ít quan trọng +

File đính kèm:

  • docBAI 12.doc
Giáo án liên quan