Bài giảng môn học Hình học lớp 11 - Bài 5: Hai hình bằng nhau - Tiết 8

1. Kiến thức: giúp Hs biết được

• Hai tam giác bằng nhau thì có phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia.

• Thế nào là hai hình bằng nhau.

2. Kỹ năng:

• Nắm được định lí, nhận biết hai hình bằng nhau.

• Chứng minh hai hình bằng nhau.

 3. Tư duy và thái độ:

• Tư duy trực quan, liên hệ thực tế.

• Thấy được sự hợp lí của định nghĩa hai hình bằng nhau.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Hình học lớp 11 - Bài 5: Hai hình bằng nhau - Tiết 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§5. HAI HÌNH BẰNG NHAU Tiết 8 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: giúp Hs biết được Hai tam giác bằng nhau thì có phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia. Thế nào là hai hình bằng nhau. 2. Kỹ năng: Nắm được định lí, nhận biết hai hình bằng nhau. Chứng minh hai hình bằng nhau. 3. Tư duy và thái độ: Tư duy trực quan, liên hệ thực tế. Thấy được sự hợp lí của định nghĩa hai hình bằng nhau. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, xem trước bài mới. 2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, hình vẽ minh họa, dụng cụ dạy học. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức (1‘): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (5‘): a) Nêu định nghĩa phép đối xứng tâm, các tính chất? b) Thế nào là hai tam giác bằng nhau? 3. Bài mới: tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng 12’ Hoạt động 1: định lí 1. Định lí Biết rằng phép dời hình biến tam giác thành tam giác bằng nó. Bây giờ cho hai tam giác bằng nhau thì có hay không một phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia? Trả lời câu hỏi trên bằng cách cho Hs tiếp cận định lí SGK. Nêu hình vẽ 17 SGK, hướng dẫn cách chứng minh. Chốt nội dung định lí. Suy nghĩ, dự đoán. Tiếp cận định lí. Theo dõi chứng minh định lí. Nếu ABC và A’B’C’ là hai tam giác bằng nhau thì có phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’. 12’ Hoạt động 2: tri thức hai hình bằng nhau 2. Thế nào là hai hình bằng nhau Cho Hs phát biểu mệnh đề tương đương về hai tam giác bằng nhau từ định lí trên. Giới thiệu hai cách định nghĩa tương đương về khái niệm “bằng nhau” của hai tam giác. Từ cách định nghĩa thứ hai, một cách tổng quát định nghĩa “hai hình bằng nhau”. Cho Hs nhận xét tính chất bắc cầu của các hình bằng nhau. Giới thiệu hình 18 SGK, giải thích tính chất trên. Từ định nghĩa, phát biểu. Nắm hai cách định nghĩa tương đương về khái niệm “bằng nhau” của hai tam giác. Nhận xét, phát biểu. * Từ định lí ta có :“Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi có phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia” * Có thể định nghĩa khái niệm “bằng nhau” của hai tam giác theo hai cách tương đương sau: Hai tam giác gọi là bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau. Hai tam giác gọi là bằng nhau nếu có phép dời hình biến tam giác này thành tam giác kia. * Hai hình gọi là bằng nhau nếu có phép dời hình biến hình này thành hình kia. * Nếu hình H1 bằng hình H2 và hình H2 bằng hình H3 thì hình H1 bằng hình H3. 13’ Hoạt động 3: củng cố Giới thiệu bài tập 20, yêu cầu Hs suy nghĩ giải. Hd: Giả sử hai hình chữ nhật ABCD và A’B’C’D’ có AB=CD=A’B’=C’D’ và AD=BC=A’D’=B’C’. Nhận xét gì về hai tam giác vuông ABC, A’B’C’? Trung điểm O của AC và trung điểm O’ của A’C’? Từ đó nhận xét gì về quan hệ giữa D và D’? Suy ra đpcm? Giới thiệu bài tâp 23, yêu cầu Hs suy nghĩ tìm cách giải. Hd và cho Hs hoàn thành. Xét bài tập 20 SGK, suy nghĩ tìm cách giải. Theo dõi Hd của Gv, trả lời và hoàn thành lời giải. Đọc đề bài tập 23, suy nghĩ tìm cách giải. Bài tập 20 SGK Bài tập 23 SGK 4. Củng cố và dặn dò(2’): hai hình bằng nhau. 5. Bài tập về nhà: 21, 22, 24 SGK; đọc bài đọc thêm.

File đính kèm:

  • docTiet 8.doc