Bài giảng môn học Hình học lớp 11 - Tiết 21: Câu hỏi và bài tập

Kiến thức: Hs được luyện tập

• Xét vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

• Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi một mặt phẳng.

2. Kỹ năng:

• Xét vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

• Tìm giao tuyến, tìm thiết diện sử dụng thành thạo các yếu tố song song.

 3. Tư duy và thái độ:

• Quy lạ về quen.

• Tư duy không gian, tưởng tượng.

• Thấy được tính thực tế của toán học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Hình học lớp 11 - Tiết 21: Câu hỏi và bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tiết 21 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hs được luyện tập Xét vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi một mặt phẳng. 2. Kỹ năng: Xét vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng. Tìm giao tuyến, tìm thiết diện sử dụng thành thạo các yếu tố song song. 3. Tư duy và thái độ: Quy lạ về quen. Tư duy không gian, tưởng tượng. Thấy được tính thực tế của toán học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, bài tập. 2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, đồ dùng dạy học. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (4’): Cho hai đường thẳng a và b cùng song song với mp(P). Mệnh đề nào sau đây là đúng? a) a và b song song với nhau b) a và b chéo nhau b) a và b có thể cắt nhau d) a và b trùng nhau e) Các mệnh đề a), b), c), d) đều sai 3. Bài mới: tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng 10’ Hoạt động 1: bài tập 1 Bài tập 1. (25/59 SGK) Giới thiệu bài tập 1 (25/59 SGK), yêu cầu Hs vẽ hình, nhận xét trả lời. Nhận xét gì về MN và BC? Từ đó mối quan hệ giữa MN và mp(BCD)? d là giao tuyến của (DMN) và (DBC), khi đó có mối quan hệ gì giữa MN, BC, d? Suy ra vị trí tương đối giữa d và (ABC)? Đọc đề, thực hiện vẽ hình. Trả lời các câu hỏi của Gv, hoàn chỉnh bài tập. a) MN là đường trung bình của tam giác ABC nên MN // BC. Suy ra MN // mp(BCD). b) Vì MN // (BCD) nên mp(DMN) đi qua MN cắt (BCD) theo giao tuyến d // MN. Do đó d // mp(ABC). 14’ Hoạt động 2: bài tập 2 Bài tập 2. (27/60 SGK) Giới thiệu bài tập 2 (27/60 SGK), yêu cầu Hs lên bảng vẽ hình cơ bản (Gv nhận xét rút kinh nghiệm cho Hs vẽ hình). Để xác định thiết diện cần tìm các yếu tố nào? Mp đi qua O và song song với AB thì cắt (ABCD) theo giao tuyến như thế nào? Giao tuyến của mp đó và mặt phẳng (SBC) là đường thẳng như thế nào? Từ đó xác định thiết diện? Cho Hs vẽ trực tiếp và hoàn chỉnh bài tập. Đọc đề bài tập, một Hs lên bảng vẽ hình cơ bản ban đầu. Trả lời các câu hỏi của Gv, hoàn thành bài giải. Qua O vẽ đường thẳng song song với AB cắt AD tại N, cắt BC tại M. Qua M vẽ đường thẳng song song với SC cắt SB tại Q. Qua Q vẽ đường thẳng song song với AB cắt SA tại P. Nối PN. Khi đó thiết diện của S.ABCD khi cắt bởi mp đi qua O, song song với AB và SC là hình thang MNPQ. 14’ Hoạt động 3: bài tập 3 Bài tập 3. (28/60 SGK) Giới thiệu bài tập 3 (28/60 SGK), gọi một Hs lên bảng vẽ hình cơ bản ban đầu. Hd cho Hs xác định thiết diện: mp đi qua M và song song với BD nên giao tuyến của nó và mp(ABCD) là đường thẳng như thế nào? Giao tuyến với (SAD), (SAC), (SAB) là những đường thẳng như thế nào với SA? Từ đó xác định thiết diện. Giới thiệu cho Hs có thể tìm giao điểm Q của mặt phẳng cắt với cạnh SC bằng cách nối giao điểm J của MN và BC với R và kéo dài cắt cạnh SC tại Q. Củng cố, khắc sâu cách xác định thiết diện. Đọc đề, một Hs lên bảng vẽ hình cơ bản ban đầu. Trả lời các câu hỏi của Gv, từ đó hoàn thành bài giải. Qua M vẽ đường thẳng song song với BD cắt AD tại N và cắt AC tại I. Qua M, I, N vẽ các đường thẳng song song với SA lần lượt cắt SB, SC, SD tại R, Q, P. Thiết diện là ngũ giác MNPQR. 4. Củng cố và dặn dò (2’): các dạng toán vừa luyện tập. 5. Bài tập về nhà: các bài tập còn lại.

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc
Giáo án liên quan