Câu 1 : Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất :
A. Ba điểm B. Một điểm và một đường thẳng
C. Hai đường thẳng cắt nhau D. Bốn điểm
Câu 2 : Xét các mệnh đề sau :
I. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
II. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
III Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung
Mệnh đề nào đúng ?
A. I và II đúng B. I và III đúng
C. Chỉ III đúng D. Cả I, II và III đều đúng
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Toán học lớp 11 - Đề kiểm tra 1 tiết chương II (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
CHƯƠNG II _ HÌNH HỌC 11
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 : Các yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất :
A. Ba điểm B. Một điểm và một đường thẳng
C. Hai đường thẳng cắt nhau D. Bốn điểm
Câu 2 : Xét các mệnh đề sau :
I. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
II. Hai đường thẳng không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
III Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung
Mệnh đề nào đúng ?
A. I và II đúng B. I và III đúng
C. Chỉ III đúng D. Cả I, II và III đều đúng
Câu 3 : Mệnh đề nào sau đây đúng :
A. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.
B. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì cả ba đường thẳng đó đồng phẳng.
C. Một đường thẳng cắt hai đường thẳng cắt nhau cho trước thì cả ba đường thẳng đó cùng nằm trong một mặt phẳng.
D. Cả B và C đúng.
Câu 4 : Cho các giả thiết sau, giả thiết nào sau đây kết luận đường thẳng d1 // (P)
A. d1 // d2 và d2 // (P) B. d1 (P) =
C. d1 // d2 và d2 (P) D. d1 // (Q) và (Q) // (P)
Câu 5 : Trong không gian cho 4 điểm không đồng phẳng, có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu mặt phẳng phân biệt từ các điểm đó.
A 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6 : Cho hình chóp S.ABCD với đáy là tứ giác lồi có các cạnh đối không song song. AC cắt BD tại O, AD cắt BC tại I. khi đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là :
A. SI B. SB C. SC D. SO
Câu 7 : Cho tứ diện ABCD. Gọi I,J lần lượt là trung điểm AD và BC. P, Q là hai điểm như hình vẽ. Giao tuyến của (ADJ) và (BCI) là :
A. PQ B. IJ C. PJ D. IP
Câu 8 : Cho tứ diện ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm AB, AD. Giao tuyến của (CDI) và (BCK) là :
A. PR B. CR C. CP D.CQ
Câu 9 : Cho tứ diện ABCD. Điểm M nằm trên đoạn AC. (P) qua M và song song với AB. Thiết diện của (P) với tứ diện là :
A. Hình thang B. Hình bình hành
C. Hình chữ nhật D. Hình vuông
Câu 10 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M là trung điểm SC. Gọi N là giao điểm của đường thẳng AM và (SBD). Khi đó, tỉ số AN / MN là :
A. 2 B. 3/2 C. 1 D. 2/3
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 11 : Cho hình chóp S.ABC. G là trọng tâm ABC. Gọi I, K lần lượt trung điểm SC, AB. Hai điểm M, N nằm trên SA, SB sao cho MN không song song với AB.
Tìm giao tuyến (IAB) và (CMN), (CMN) và (ABC)
Tìm giao điểm của SG và (CMN)
Câu 12 : Cho tứ diện ABCD. Ba điểm M, N, P lần lượt trung điểm BC, CD, DB. G1, G2, G3 lần lượt trọng tâm ABC, ACD, ADB.
Chứng minh (G1G2G3) // (BCD)
Tìm thiết diện của tứ diện ABCD với (G1G2G3). Tính diện tích thiết diện biết diện tích BCD là S
Đáp án :
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
A
B
B
C
D
B
D
A
A
II. Tự luận
Câu 11 :
a. (1.5 điểm) Gọi E = IB NC,
F = MC AI, L = MN AB
(IAB) (CMN) = EF, (CMN) (ABC) = CL
b. (1.5 điểm)Gọi P = SK MN, J = CP SG thì
J = SG (CMN)
Câu 12 : a. (1.5 điểm)
b. Thiết diện là (EFG) (1.5 điểm)
Diện tích (1 điểm )
File đính kèm:
- HH11 Tiet 30 KTra 1t.doc