I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:+Hiểu được các khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, khái niệm chất điểm, quỹ đạo, xác định thời gian, hệ qui chiếu, chuyển động tịnh tiến
2.Kĩ năng:+Biết cách xác định vị trí của một chất điểm bằng toạ độ và thời điểm tương ứng của chất điểm, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt được khoảng thời gian và thời điểm, cách chọn hệ quy chiếu.
3.Thái độ:+Cần thể hiện rõ quan điểm khi nhận xét sự vật hiện tượng , các mối quan hệ xã hội xung quanh cuộc sống hàng ngày (chọn hệ quy chiếu khi mô tả chuyển động )
19 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 01: Chuyển động cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI 01: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Ngày soạn: 01/09/07
Tiết thứ: 01
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:+Hiểu được các khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, khái niệm chất điểm, quỹ đạo, xác định thời gian, hệ qui chiếu, chuyển động tịnh tiến
2.Kĩ năng:+Biết cách xác định vị trí của một chất điểm bằng toạ độ và thời điểm tương ứng của chất điểm, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt được khoảng thời gian và thời điểm, cách chọn hệ quy chiếu.
3.Thái độ:+Cần thể hiện rõ quan điểm khi nhận xét sự vật hiện tượng , các mối quan hệ xã hội xung quanh cuộc sống hàng ngày (chọn hệ quy chiếu khi mô tả chuyển động )
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy: Tranh minh hoạ chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
2.Chuẩn bị của trò:Sách giáo khoa, sách bài tập (kiểm tra đầu năm, giới thiệu sách cho học sinh)
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh (Nắm sĩ số, cán bộ lớp, cán sự bộ môn)
2.Kiểm tra bài cũ :(5 phút)
+ Yêu cầu chung của giáo viên đối với học sinh: SGK +Dụng cụ học tập
+ Một số qui ước chung của thầy và trò khi học tập bộ môn
3.Tạo tình huống học tập: (2 phút)
+Các đồ vật hàng ngày xung quanh ta thay đổi vị trí như thế nào ? Cái bảng trong lớp học đứng yên hay chuyển động? Trường ta ở vị trí nào ? Nhà em cách trường bao xa ?
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
5
ph
Hoạt động 1: Chuyển động cơ
+Quan sát - suy luận:
- Hình 1-1; 1-2 SGK
- Đối với người đứng bên đuờng thì ô tô là chuyển động hay đứng yên?
-Đối với tài xế thì cây cối bên đường chuyển động hay đứng yên ?
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-HS(Y-K):Nếu vị trí không thay đổi gọi là đứng yên .
-HS(TB):Nếu vị trí thay đổi gọi là chuyển động .
+Hướng dẫn:
- Nói một vật đứng yên hay chuyển động trước hết ta phải chú ý so sánh nó với vật chung quanh. Lấy vật đó làm mốc.
- Hỏi:Nếu vật đó thay đổi vị trí so vật làm mốc thì ta nói vật đó đứng yên hay chuyển động ?
- Hỏi: Nếu vật đó không thay đổi vị trí so vật làm mốc thì ta nói vật đó đứng yên hay chuyển động ?
1.Chuyển động cơ:
+ Chuyển động cơ là sự dời chổ của vật theo thời gian.(so với vật mốc được coi là đứng yên)
+Thông thường lấy vật mốc là vật gắn với trái đất.
5
ph
Hoạt động 2: Chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- CâuC1
-HS(TB):khi vật có kích thước nhỏ (có thể bỏ qua) so với phạm vi chuyển động của nó ta coi vật như là chất điểm.
-HS(TB):khi chất điểm chuyển động vạch một đường trong không gian gọi là quỹ đạo
- Hỏi: khi so sánh kích thước trái đất với quãng đường đi của nó quanh mặt trời ta thấy ntn?
( là rất nhỏ ? )
- Hỏi:chất điểm là gì ? quỹ đạo là gì?
+Liên hệ thực tế:
- Con tàu trong sân ga; giữa 2 ga
2.Chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm:
+Chất điểm là vật có kích thước nhỏ (có thể bỏ qua) so với phạm vi chuyển động của nó.
+Quỹ đạo của chất điểm là đường vạch ra trong không gian khi chất điểm chuyển động
5
ph
Hoạt động 3: Xác định vị trí của một chất điểm
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Trường Hùng Vương ở vị trí nào?
-HS(TB):ta phải chọn vật mốc và gắn vào đó một hệ toạ độ. Vị trí A được xác định bằng toạ độ của điểm A trong hệ toạ độ trên
-HS(K-G):cách chọn hệ toạ độ khi vật chuyển động trên đường thẳng:Chọn trục trùng với đường thẳng quỹ đạo . Vị trí
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- CâuC2
-HS(TB):toạ độ của chất điểm có giá trị bằng khoảng cách từ chất điểm đến gốc O? Có phụ thuộc vào gốc O.
+ Hướng dẫn:
- Ta phải chọn 1 vị trí mà nhiều người biết ( Ngã 3 Phú Tài). -----Trường ta cách chổ đó bao xa về dọc theo quốc lộ 19 về phía nào?
- Hỏi:xác định vị trí vủa một chất điểm ta phải làm gì?
- Hỏi:cách chọn hệ toạ độ như thế nào khi chất điểm chuyển động trên đường thẳng; mặt phẳng; không gian?
- Nêu câu hỏi C2
- Hỏi: toạ độ của chất điểm có giá trị bằng khoảng cách từ chất điểm đến đâu ? Có phụ thuộc vào gốc O không ?
3Xác định vị trí của một chất điểm:
+Để xác định vị trí của một chất điểm người ta chọn một vật mốc, gắn vào đó một hệ toạ độ, vị trí của chất điểm được xác định bằng toạ độ của nó trong hệ toạ độ này.
+Cụ thể vật chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng: Ta chọn Chọn trục trùng với đường thẳng quỹ đạo . Vị trí
6
ph
Hoạt động 4: Xác định thời gian
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-HS(Y-K):để xác định thời gian ta dùng đồng hồ, đơn vị là : giây (s); phút (min); giờ (h); ngày; tháng; năm
-HS(TB):để xác định thời điểm ta cũng dùng đồng hồ và chọn gốc thời gian.
+Quan sát - suy luận:
- Bảng giờ chạy tàu S1
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-HS(TB):tàu chạy từ Huế đến Nha Trang mất:
19h55m – 7h58m = 11h57m
-HS(Y-K):thời điển tàu đến ga; dời ga ở Huế là lúc 7giờ 50 phút ; 7giờ 58 phút;
+Thảo luận - trả lời: Câu C3
-HS(K-G): kỷ lục chạy là khoảng thời gian nên chọn gốc bất kì đều xác định được , trọng tài lấy gốc thời gian là lúc xuất phát.
-Hỏi: để xác định khoảng thời gian (gọi tắc là thời gian) ta dùng dụng cụ gì? đơn vị là gì?
- Hỏi: để xác định thời điểm ta dùng dụng cụ gì? cách xác định như thế nào ?
- Hỏi: tàu chạy từ Huế đến Nha Trang mất mấy giờ?
- Hỏi: thời điểm tàu đến ga; dời ga ở Huế là mấy giờ?
- Nêu câu hỏi C
- Hỏi: kỷ lục chạy là khoảng thời gian hay thời điểm ? Trọng tài lấy gốc thời gian là lúc nào ?
4.Xác định thời gian:
+Để xác định khoảng thời gian ta dùng đồng hồ, đơn vị khoảng thời gian trong hệ (SI) là giây viết tắt (s).
+Để xác định thời điểm ta cần có một đồng hồ và chọn một gốc thời gian. Thời gian có thể biểu diễn bằng một trục số, ở đó gốc 0 được chọn ứng với một sự kiện xãy ra.
4
ph
Hoạt động 5: Hệ quy chiếu
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-HS(K-G):xác định vị trí của vật phải chọn vật làm mốc gắn vào một hệ toạ độ và chọn một gốc t/gian gắn đồng hồ để xác định t/gian.
- Hỏi: khi vật ch/động vị trí của vật thay đổi theo thời gian? như vậy khi xác định vị trí của vật ta phải xác định như thế nào?
+Liên hệ thực tế:hẹn gặpnhau phải nói địa điểm, thời điểm ?
5.Hệ quy chiếu:
Hệ quy chiếu = Hệ toạ độ gắn với vật mốc + đồng hồ và gốc thời gian
5
ph
Hoạt động 6: Chuyển động tịnh tiến
+Quan sát - suy luận:
-Quỹ đạo các điểm trên khung ô tô chuyển động thẳng.
- Quỹ đạo các điểm trên khoang ngồi đu quay.
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-CâuC4
-HS(Y-K):quỹ đạo các điểm trên khung ô tô chuyển động thẳng là các đường thẳng song song mặt đường.
-HS(TB):quỹ đạo các điểm trên khoang ngồi đu quay là những vòng tròn bán kính bằng nhau.
-HS(K-G):nêu đặc điểm của vật chuyển động t/ tiến
- Hỏi: quỹ đạo các điểm trên khung ô tô chuyển động thẳng là những đuờng gì?
- Hỏi: quỹ đạo các điểm trên khoang ngồi đu quay là những đuờng gì?
- Hỏi: chuyển động trên là chuyển động tịnh tiến Vậy chuyển động tịnh tiến có đặc điểm gì ? Có những loại chuyển động tịnh tiến nào ?
+Liên hệ thực tế:
- Chỉ ra vật chuyển động tịnh tiến trong thực tế thường gặp
6.Chuyển động tịnh tiến:
+Khi một vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống nhau, có thể chồng khít lên nhau.
+chuyển động tịnh tiến có thể là chuyển động cong , chứ không nhất thiết là thẳng và tròn.
=> Khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật, ta chỉ cần xét chuyển động của một điểm bất kì của nó => coi chuyển động tịnh tiến như là chất điểm
5.Củng cố kiến thức:(5 phút) trả lời trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu1: Một cái cây đứng bên đường. Nếu có người hỏi em cây đứng yên hay chuyển động. Em trả lời như thế nào ?
Câu 2: Chọn câu sai về chuyển động:(và giải thích )
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm trong quá trình chuyển động làm một đường gọi là quỹ đạo chuyển động .
Nếu kích thước vật nhỏ hơn 1milimet thì vật có thể coi là chất điểm
Một hệ toạ độ gắn với vật chọn làm mốc và một đồng hồ đã chọn gốc thời gian làm thành một hệ quy chiếu.
Trong chuyển động tịnh tiến của vật, quỹ đạo của mỗi điểm nhất thiết phải là đường thẳng.
Gốc thời gian là thời điểm được chọn để tính thời gian chuyển động của vật. Nó không nhất thiết phải là lúc vật bắt đầu chuyển động.
Máy bay cất cánh từ đường băng thì coi máy bay là chất điểm.
Đáp án : C2:C; E; G
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: (2 phút)
+ Câu hỏi và bài tập : Câu hỏi1; bài tập 1,2,3 SGK trang 10
+Tìm hiểu và trả lời:
- Để so sánh sự nhanh hay chậm của chuyển động người ta dùng đại lượng vật lí nào ?
- Đọc phần phụ lục 1 về khái niệm vecto: Nắm vững các yếu tố của vecto
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
.
Ngày soạn: 02/09/07
BÀI 02: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
Tiết thứ: 02-03
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:+Hiểu rõ khái niệm vecto độ dời, vecto vận tốc trung bình, vecto vận tốc tức thời. Nắm vững tính chất vecto của các đại lượng này.Nắm được phương trình chuyển động thẳng đều,
2.Kĩ năng:+Phân biệt được độ dời với quãng đường đi được; vận tốc với tốc độ ; Biết cách lập phương trình chuyển động ; Biết cách vẽ đồ thị toạ độ - thời gian ; đồ thị vận tốc - thời gian
3.Thái độ:+Biết đánh giá một sự vật hiện tượng (con người) thông qua đặc trưng của nó mà không làm mất đi bản chất ( thông qua việc khảo sát giá trị đại số của độ dời không làm mất đặc trưng của vecto của chúng)
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy: Một ống thuỷ tinh đựng nước (ống bóng đèn neon) đặt trên mặt phẳng nghiêng + một đồng hồ đo thời gian
2.Chuẩn bị của trò: Giấy kẽ ô li để vẽ đồ thị ; Các yếu tố của một vecto
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (2 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(6 phút)
Câu1: Một cái cây đứng bên đường. Nếu có người hỏi em cây đứng yên hay chuyển động. Em trả lời như thế nào ?
Câu 2: Chọn câu sai về chuyển động:(và giải thích )
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian
Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm trong quá trình chuyển động làm một đường gọi là quỹ đạo chuyển động .
Nếu kích thước vật nhỏ hơn 1milimet thì vật có thể coi là chất điểm
Một hệ toạ độ gắn với vật chọn làm mốc và một đồng hồ đã chọn gốc thời gian làm thành một hệ quy chiếu.
Trong chuyển động tịnh tiến của vật, quỹ đạo của mỗi điểm nhất thiết phải là đường thẳng.
Gốc thời gian là thời điểm được chọn để tính thời gian chuyển động của vật. Nó không nhất thiết phải là lúc vật bắt đầu chuyển động.
Máy bay cất cánh từ đường băng thì coi máy bay là chất điểm.
3.Tạo tình huống học tập: (4 phút)
+Chuyển động của chất điểm như thế nào gọi là chuyển động thẳng ? Để so sánh hai vật chuyển động nhanh hay chậm ta so sánh đại lượng nào ? làm sao biểu diễn được sự chuyển động của một vật cả về tốc độ và hướng ? Đại lượng vật lí vecto là gì ?...
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
15
ph
Hoạt động 1: Độ dời
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Câu C1
+ Các yếu tố của một vecto
- điểm đặc (gốc)
- giá (phương)
-chiều
A
B
- độ lớn (độ dài)
- Cách x/ định vecto độ dời
- Câu C2
- Vẽ hình độ dời.
- Nêu câu hỏi C1
- Hỏi: vecto độ dời là một vecto có gốc, ngọn, giá, chiều như thế nào ?
M1
M2
M2
M1
- Hỏi:độ dời trong chuyển động thẳng là đại lượng xác định như thế nào ?
1.Độ dời:
a.Độ dời:
Tại thời điểm t1 chất điểm ở vị trí M1; Tại thời điểm t2 chất điểm ở vị trí M2 .Vecto gọi là vecto độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian
b.Độ dời trong chuyển động thẳng:
+Giá trị đại số của vecto độ dời là:
5
ph
Hoạt động 2: Độ dời và đường đi
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Câu C3
(độ lớn của độ dời có bằng quãng đường đi được của chất điểm không ?)
-HS(K-G): trả lời câu C3
-HS(TB): trả lời câu Hỏi1
-HS(Y-K):trả lời câu Hỏi2
+HS ghi nhận: Chỉ đúng trong chuyển động thẳng 1chiều mà thôi
+Gợi ý - hướng dẫn:
-Xét độ lớn của độ dời và quãng đường đi của chất điểm trong
chuyển động cong; chuyển động thẳng.
- Hỏi: nếu chuyển động thẳng có chiều thay đổi thì như thế nào
- Hỏi: nếu chuyển động thẳng 1 chiều và chiều đó là chiều (+) trục toạ độ thì như thế nào?
- Hỏi: nếu chuyển động bất kì thì như thế nào?
2.Độ dời và đường đi:
+Nói chung quãng đường đi không trùng với độ lớn độ dời
+Nếu chất điểm chuyển động thẳng 1 chiều thì quãng đường đi trùng với độ lớn độ dời :
12
ph
Hoạt động 3: Vận tốc trung bình
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Câu C4
-HS(TB):lquan đến vận tốc
+Đọc SGK - trả lời:
-HS(TB):viết công thức vtb phát biểu bằng lời.
-HS(K-G):lí giải và viết công thức xác định giá trị đại số của vận tốc trong chuyển động thẳng.
-HS(TB):phân biệt 2 khái niệm vận tốc và tốc độ.
-HS(K-G):khi chuyển động 1 chiều thì tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình
+Gợi ý - hướng dẫn:
- Hỏi: vận tốc trung bình được định nghĩa như thế nào?
- Hỏi: trong chuyển động thẳng nếu chọn trục Ox trùng với quỹ đạo thì giá trị đại số của vận tốc trung bình xác định như thế nào
- Hỏi: tốc độ trung bình đặc trưng cho yếu tố nào của chuyển động, được xác định như thế nào
- Hỏi: khi nào thì tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình?
+Liên hệ thực tế: khái niệm tốc độ liên quan đến q/trình biến đổi nhanh chậm:tốc độ phát triển
3.Vận tốc trung bình:
+Định nghĩa:
+Trong chuyển động thẳng trục Ox trùng đường thẳng quỹ đạo :
+Tốc độ trung bình đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động được xác định bằng tỉ số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian đi .
10
ph0
Hoạt động 4: Vận tốc tức thời
+Đọc SGK - trả lời:
- Câu C5 đưa ra khái niệm vecto tức thời
- Vẽ hình 2.5
M1
M2
t
t+
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Ý nghĩa vận tốc tức thời
-HS(K-G):Viết biểu thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng
-HS(TB):So sánh độ lớn của vận tốc tức thời và tốc độ tức thời
+ Hướng dẫn:1
- Vẽ hình:2.5
-Thiết lập công thức vecto tức thời theo độ dời.
- Hỏi:vecto vận tốc tức thời đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?vì sao?
+ Hướng dẫn:2
- Viết biểu thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng:
-So sánh độ lớn của vận tốc tức thời và tốc độ tức thời
+Liên hệ thực tế:tốc kế gắn trên ôtô, xe máy đo tốc độ nào?
4: Vận tốc tức thời:
+Định nghĩa:vận tốc tức thời tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
(khirất nhỏ)
+Trong chuyển động thẳng:
(khirất nhỏ)
+Độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời
10
ph
Hoạt động 5: chuyển động thẳng đều
+Đọc SGK - trả lời:
- Định nghĩa chuyển động thẳng đều
- Cùng GV làm thí nghiệm (phân tích bản số liệu đo)
- Tính vận tốc trung bình
- So sánh vận tốc trung bình và tốc độ trung bình
- Lập phương trình cđtđ
+Phân tích:
- Định nghĩa cđtđ
+Yêu cầu HS trình bày:
- đ/n về cđtđ?
- Phân tích số liệu bảng, tính vận tốc trung bình
- So sánh vận tốc trung bình và tốc độ trung bình
+ Hướng dẫn:Chọn hệ q/chiếu,
5: chuyển động thẳng đều:
a) Định nghĩa: chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng. trong đó chát điểm có vận tốc tức thời không đổi.
b)Phương trình của cđtđ:
+ x = x0+vt : Toạ độ x là hàm bậc nhất của thời gian t
12
ph
Hoạt động 6: Đồ thị
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Trả lời câu hỏi 1
- Vẽ đồ thị khi v>0; v<0
O
x
x0
v>0
O
x
x0
v<0
-HS(Y-K):trả lời câu hỏi 2
+Đọc SGK - trả lời:
-Vẽ đồ thị Vận tốc thời gian
-HS(TB):tính độ dời (x-x0) so sánh với diện tích
-HS(TB):trả lời câu hỏi C6
-HS(TB):vẽ đồ thị
- Hỏi1:trong hệ (0xt) phương trình: x = x0+vt có dạng đường gì?
+Yêu cầu HS trình bày:
- Cách vẽ đồ thị khi v>0; v<0
- Ý nghĩa của hệ số góc:
- Hỏi 2: khi v>0; v<0; v=0 thì đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Hướng dẫn:
- Giải thích câu C6
- So sánh độ dời với diện tích
0
v0
v
t
t
v
S
- Vẽ đồ thị
6: Đồ thị:
a)Đồ thị toạ độ:
Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn toạ độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.
a)Đồ thịvận tốc:
+Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian.
+ :độ lớn độ dời bằng diện tích giới hạn bởi đồ thị và hai trục Ov; Ot
Phân tiết: Tiết 3 hoạt động 1;2;3 ; Tiết 4: hoạt động 4;5;6;
5.Củng cố kiến thức:(10 phút) . +Trả lời trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu 3:Trả lời câu hỏi trắc nghiệm bài 1;2;3 SKG trang 16
Câu 4: Chọn câu đúng; sai (Yes/No)
Chuyển động với độ lớn vận tốc không đổi là chuyển động thẳng đều
Chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng là chuyển động thẳng
Chuyển động thẳng luôn nhanh hơn chuyển động cong
Chuyển động đều luôn có quỹ đạo là đường thẳng
Đồ thị toạ độ - thời gian trong hệ (0tx) của chuyển động thẳng luôn là đường thẳng.
Đồ thị vận tốc - thời gian trong hệ (0tv) của chuyển động thẳng đều luôn là đường thẳng song song với trục thời gian.
Đáp án: C2:C; E; G C3:1B; 2B; 3C C4: đúng: B; F ; sai: A; C; D; E
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (4 phút)
+Câu hỏi và bài tập :câu hỏi 1;2;3;4; bài tập 4;5;6;7;8 SGK trang 16-17
+ Tìm hiểu và trả lời :
- Cách khảo sát chuyển động thẳng đều ; cách xác định vận tốc dựa vào toạ độ và thời điểm.
- Đọc kĩ các bước thí nghiệm.
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
BÀI 03: KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
Ngày soạn: 08/09/07
Tiết thứ: 04
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: +Nắm vững mục đích khảo sát chuyển động thẳng là tìm hiểu các đặc tính nhanh , chậm của chuyển động thể hiện ở biểu thức vận tốc theo thời gian. Hiểu được rằng muốn đo vận tốc thì phải xác định toạ độ của chất điểm ở các thời điểm khác nhau
2.Kĩ năng:+Biết cách sử dụng dụng cụ đo thời gian để xác định thời điểm vật qua toạ độ đã biết. Biết cách xử lí kết quả đo bằng cách lập bảng và sử dụng các công thức thích hợp. Biết cách vẽ đồ thị vận tốc - thời gian và nhận xét.
3.Thái độ:+Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:+Bộ thí nghiệm cần rung, cần kiểm tra trước + một số băng giấy, thước vẽ đồ thị, giấy ô li (SGK trang 18)
2.Chuẩn bị của trò:+Đọc kĩ bài trước + thước vẽ đồ thị, giấy ô li
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
Câu 1: Chuyển động thẳng có đặc điểm gì đặc trực trưng? Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm gì đặc trực trưng?
3.Tạo tình huống học tập: (3 phút)
Đây là dạng bài thực nghiệm cần làm quen công việc của nhà thực nghiệm theo các bước sau:
Xác định mục đích thực nghiệm từ đó xác định các đại lượng cần đo.
Tìm hiểu dụng cụ cần đo: tính năng, cơ chế hoạt động, độ chính xác
Tiến hành thực nghiệm.
Ghi chép số liệu đo, lập bảng số liệu.
Xử lí số liệu: có 2 cách bằng tính toán dựa trên các lí thuyết đã biết và vẽ đồ thị .
Kết luận chung.
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
3
ph
Hoạt động 1: Mục đích thí nghiệm - đại lượng cần đo
+Thảo luận nhóm-trả lời: -HS(Y-K):khảo sát chuyển động thẳng.
-HS(TB):vận tốc thức thời
-HS(K-G):thời gian ứng với vị trí đã biết
+Đánh giá câu trả lời: bài cũ của HS
-Hỏi:mục đích thí nghiệm là gì?
- Hỏi: cần xác định đại lượng và đặc trưng nào?
-Hỏi:các đại lượng nào cần đo?
1: Mục đích thí nghiệm - đại lượng cần đo:
+Khảo sát chuyển động thẳng.
+Vị trí tại các thời điểm khác nhau.
2
ph
Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo
+Đọc SGK - trả lời:
-HS(TB):nêu hoạt động bộ rung; T= 0,02(s)
- Hỏi: bộ rung xác định thời gian như thế nào ?
2: Tìm hiểu dụng cụ đo:
+Hoạt động bộ rung:
T = 0,02(s)
13
ph
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm-Ghi chép số liệu
+Đọc SGK - trả lời:
-HS(TB):thao tác t/nghiệm
+Tổ nhóm làm t/nghiệm và ghi chép số liệu
+ Hướng dẫn:
- Thao tác thí nghiệm
- kiểm tra , giúp đỡ, sửa sai
3: Tiến hành thí nghiệm-Ghi chép số liệu:
+Ghi số liệu sau 0,1(s)
+Lập bảng (bảng 1SGK)
10
ph
Hoạt động 4: Sử lí kết quả đo
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian
-HS(TB):đồ thị là đường cong, không phải là chuyển động thẳng đều .
-HS(Y-K):tính vận tốc trung bình trên từng đoạn theo bảng 2
-HS(K-G):nhận xét kết quả
+Đọc SGK - trả lời:
- Lập bảng 3 (SGK)
-Vẽ đồ thị hình 3.3
- Nhận xét đồ thị
+ Hướng dẫn:
-Chọn hệ trục (0tx)
-Lấy các điểm ; nối các điểm
- Hỏi: đồ thị là đuờng gì? chứng tỏ vật có chuyển động thẳng đều không?
- Hỏi: tính vận tốc trung bình như thế nào? nhận xét kết quả?
+ Hướng dẫn:
- Cách tính vận tốc thức thời dựa vào vận tốc trung bình
- Cách vẽ đồ thị vận tốc - thời gian .
4: Sử lí kết quả đo:
+Đồ thị là đường cong chứng tỏ xe chuyển động trên máng nghiêng là không đều.
+Vận tốc trung bình tăng dần, chuyển động của xe nhanh dần.
+khi t2-t1 đủ nhỏ thì vận tốc tức thời tại t/ điểm t= bằng vận tốc trung bình trong khoảng thời gian đó
2
ph
Hoạt động 5: Kết luận chung
-HS(K-G):xác định được vận tốc, tính chất chuyển động của vật.
- Hỏi: nếu biết toạ độ của chuyển động ở mọi t/ điểm ta sẽ xác định được các đặc trưng gì?
5: Kết luận chung:
+Nếu biết toạ độ của chuyển động ở mọi thời điểm ta sẽ xác định được vận tốc và các đặc trưng khác của ch/động của vật .
5.Củng cố kiến thức:(5 phút) . Trả lời câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu1: Ghép đồ thị tương ứng với chuyển động thẳng đều đã cho:
Vật đứng yên ở vị trí không phải gốc toạ độ.
Vật xuất phát từ phía dương trục, chuyển động theo chiều dương trục toạ độ.
Vật xuất phát từ phía dương trục, chuyển động ngược chiều dương trục toạ độ.
Vật xuất phát từ gốc toạ độ sau thời gian t0 tính từ gốc thời gian.
Vật xuất phát từ phía âm trục, chuyển động ngược chiều dương trục toạ độ.
Vật xuất phát từ gốc toạ độ, chuyển động ngược chiều dương trục toạ độ.
1)
x
x0
t
0
x
t0
t
0
x
x0
t
0
x
t
0
x
x0
t
0
x
x0
t
0
2)
3)
4)
5)
6)
Đáp án: C1:A-5; B-1; C-3; D-2; E-6; F-4.
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (2 phút)
+Câu hỏi và bài tập : câu hỏi 1- bài tập 1;2 SGK trang 20
+ Tìm hiểu và trả lời :
- Các đặc điểm về chuyển động thẳng biến đổi đều, cách vẽ đồ thị.
- Ô kỹ cách vẽ đồ thị.
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
.
Ngày soạn: 11/09/07
BÀI 04: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Tiết thứ: 05
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:+Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc; Nắm được định nghĩa gia tốc trung bình, gia tốc tức thời; Hiểu được định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều, công thức tính vận tốc theo thời gian.
2.Kĩ năng:+vận dụng được công thức tính vận tốc theo thời gian, vẽ đồ thị của nó, giải được các bài toán liên quan đến gia tốc => Phương pháp chung.
3.Thái độ:Làm quen với cách nhận biết và giải thích trong thực tế(thông qua cđtbđđ)
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:Một số ví dụ về chuyển động thẳng đều; chuyển động thẳng biến đổi đều.
2.Chuẩn bị của trò: Một số đặc điểm của chuyển động thẳng đều - đọc bài mới
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
Câu1: Điền các từ thích hợp vào ô trống.
Chuyển động thẳng đều có.là đường thẳng và có không đổi.
Trong chuyển động thẳng đều .đi tỉ lệ thuận với thời gian.
Trên đồ thị (0tx) chuyển động thẳng đều được biểu diễn bằng một đường có .bằng vận tốc của chuyển động.
Vận tốc đặc trưng cho mức độ và.của chuyển động với đơn vị đo trong hệ (SI) là
3.Tạo tình huống học tập: (3 phút)
+ Chuyển động như thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều ? Khi một vật xuất phát thì vận tốc dần từ 0 đến một giá trị nào đó trong quá trình đó chuyển động vận tốc có thể thay đổi, vậy đại lượng nào đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc ?
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
15
ph
Hoạt động 1: Gia tốc trong chuyển động thẳng
+Thảo luận nhóm-trả lời: - Ví dụ về sự chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian?
+Đọc SGK - trả lời:
- Ý nghĩa của gia tốc là gì?
- Tìm hiểu ý nghĩa công thức (4.1) và (4.2)
-HS(Y-K):nêu định nghĩa gia tốc trung bình.
-HS(K-G):nêu ý nghĩa công thức (4.1) và (4.2)
+Đọc SGK - trả lời:
- Công thức gia tốc tức thời
- So sánh 2 gia tốc
- Xem số liệu về gia tốc trung bình trong SGK
- Ghi nhận: biểu thức của gia tốc và biết gia tốc là đại lượng vecto và ý nghĩa của vecto gia tốc .
+ Hướng dẫn:
- Hỏi: Gia tốc là gì?
- Hỏi: Làm thế nào so sánh sự biến đổi của vận tốc?
- Hỏi: Vì sao công thức (4.1) và (4.2) so sánh được sự biến thiên nhanh hay chậm của gia tốc?
- Hỏi: Đặc điểm gia tốc trung bình trong chuyển động thẳng? ý nghĩa của nó?
- Hỏi:đơn vị gia tốc trong hệ thống đo lường hợp pháp quốc tế viết tắc là hệ (SI)?
- Hỏi: Từ công thức gia tốc trung bình nêu công thức gia tốc tức thời?
- Hỏi: Đặc điểm gia tốc tức thời trong chuyển động thẳng? ý nghĩa của nó?
- Hỏi: So sánh 2 gia tốc?
+Liên hệ thực tế: thực chất của gia tốc tức thời
1: Gia tốc trong chuyển động thẳng :
Định nghĩa : đại lượng vật lí đặc trưng cho sự biến đổi nhanh chậm của vận tốc là gia tốc
a) Gia tốc trung bình:
+Trong chuyển động thẳng
M1
M2
b) Gia tốc tức thời:
+Vẫn sử dụng các công thức của gia tốc trung bình nhưng khi rất nhỏ, bỏ
chữ tb
5
ph
Hoạt động 2: Chuyển động thẳng biến đổi đều
+Đọc SGK - trả lời:
-Ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều
-HS(TB):nêu định nghĩa
+ Hướng dẫn:
- Hỏi: Chuyển động thẳng quỹ đạo là đường gì?
- Hỏi: Biến đổi đều thì đại lượng nào không đổi?
2: Chuyển động thẳng biến đổi đều:
File đính kèm:
- ch 01 l10nc phan 1.doc