Chứng minh được các công thức (16.2) trong SGK, từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt theo phương pháp động lực học gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng .
- Lắp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng các dụng cụ thực hành.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên: Chia học sinh thành 4 nhóm, mỗi nhóm cần có:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 16: Thực hành đo hệ số ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 THỰC HÀNH ĐO HỆ SỐ MA SÁT
I. MỤC TIÊU:
- Chứng minh được các công thức (16.2) trong SGK, từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt theo phương pháp động lực học gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng a.
- Lắp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng các dụng cụ thực hành.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chia học sinh thành 4 nhóm, mỗi nhóm cần có:
1. Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi
2. Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt
3. Thước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật
4. Trụ kim loại đường kính 3cm, cao 3cm
5. Đồng hồ đo thời gian hiện số chính xác 0,001s
6. Cổng quang điện E
7. Thước thẳng 1000mm
8. Kẻ sẵn bảng ghi số liệu 16.1 SGK
2. Học sinh:
- Mục đích bài thực hành.
- Phương pháp đo m.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 26
1. Hoạt động 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết (15 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Em hãy cho biết : Mục đích bài thực hành?
- Hướng dẫn học sinh xác định các lực tác dụng lên một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
- Hướng dẫn: áp dụng định luật II NiuTon cho vật.
- Đo hệ số ma sát trượt, so sánh kết quả thu được từ thực nghiệm với số liệu cho trong bảng 13.1
- Tìm công thức tính gia tốc của vật trượt xuống dốc mặt phẳng nghiêng.
- Tìm công thức tính hệ số ma sát trượt.
I. Mục đích
Đo hệ số ma sát trượt, so sánh kết quả thu được từ thực nghiệm với số liệu cho trong bảng 13.1
II. Cơ sở lí thuyết
- Độ lớn của gia tốc của vật trượt trên mặt phẳng nghiêng:
a = g(sina - mtcosa) (1)
- Bằng cách đo a và a, ta xác định được hệ số ma sát trượt mt:
mt = tana - (2)
2. Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ đo
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II. DỤNG CỤ CẦN THIẾT
III.GIỚI THIỆU DỤNG CỤ ĐO
1. Cách sử dụng máy đo thời gian.
- GV bật điện máy đo thời gian chỉ cho HS các cấu tạo trên máy.
- Cửa sổ hiện số
- Nút ấn RESET
- Ổ A nối với cổng E
- Ổ B nối với cổng F
- Núm chọn thời gian.
2.Chuyển mạch MODEN chọn kiểu làm việc
- GV thử hoạt động của máy
-Giới thiệu giá đỡ và cách điều chỉnh thăng bằng thẳng đứng
- Vạch dấu trên trụ kim loại, cách cầm và cách thả vật rơi cho chính xác.
- Trước khi thả vật rơi cần ấn nút RESET cho máy về vị trí 0000
- Nghe GV hướng dẫn cách sử dụng dụng cụ.
3. Hoạt động 3: Học sinh làm thí nghiệm
1. Đo thời gian rơi ứng với các khoảng cách khác nhau:
a.Chọn s1= 0,200m ; s2= 0,300m ; s3= 0,400m ;..s9= 1,000m ứng vơi mỗi khoảng cách, thả vật rơi và ghi thời gian tương ứng vào bản 1
b.Đo 9 lần
2. Đo thời gian rơi ứng với một khoảng cách s cố định :
a.Chọn khỏng cách chính xác giữa hai cổng quang điện s =1.000m 0,001m
b.Thả nhẹ cho trụ rơi. Ghi thời gian rơi vào bản 2
c.Đo 8 lần
3. Kết thúc TN : Nhấnkhoá K, tắt điện đồng hồ đo thời gian hiện số.
TIẾT 27
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm báo cáo thí nghiệm theo mẫu có sẵn (SGK)
2.Hoạt động 2: Tổâng kết bài
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tinh thần thái độ HS trong quá trình thí nghiệm.
- Cho HS trả lời câu hỏi và bài tập
- Nhắc cho HS : chẩn bị kiển tra một tiết
- Trả lời các câu hỏi (sau khi đã học bài)
Thực hiện các yêu cầu riêng đối với từng loại HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
File đính kèm:
- Bai 16-THDHSMS.doc