. Kiến thức:
- Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
2. Kĩ năng:
Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn bài trước.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 28: Cấu tạo chất – thuyết động học phân tử chất chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28 CẤU TẠO CHẤT – THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT CHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được định nghĩa của khí lí tưởng.
2. Kĩ năng:
Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Soạn bài trước.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thứcđã học ở lớp 8.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 48
1. Hoạt động 1: Ôn tập về cấu tạo chất (5 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Nhắc lại một số nội dung cơ bản về cấu tạo chất đã học ở lớp 8?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
I. Cấu tạo chất
1. Một số nội dung cơ bản về cấu tạo chất:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tương tác phân tử. (5 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có sự tương tác hút và đẩy.
- Lực đẩy lớn khi nào?
- Lực hút lớn khi nào?
- Ghi nhận.
- Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ.
- Khoảng cách giữa các phân tử đủ lớn.
2. Lực tương tác phân tử:
- Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút và đẩy nhau. Ở khoảng cách gần thì lực đẩy mạnh, còn ở khoảng cách lớn thì lực hút mạnh. Khi khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn so với kích thước của chúng thì coi như chúng không tương tác với nhau.
- Phân tử các chất khác nhau có kích thước khác nhau nhưng đều vào cỡ 10-10m.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của trạng thái cấu tạo chất (15 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Các chất tồn tại ở mấy trạng trái?
- Khoảng cách giữa các phân tử chất khí như thế nào?
- Lực tương tác giữa các phân tử chất khí như thế nào?
- Các nguyên tử, phân tử chất khí chuyển động như thế nào?
- Với trật tự sắp xếp như vậy thì chất khí có hình dạng và thể tích riêng xác định.
- Khoảng cách giữa các phân tử chất rắn như thế nào?
- Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn như thế nào?
- Các nguyên tử, phân tử chất rắn chuyển động như thế nào?
- Với trật tự sắp xếp như vậy thì chất rắn có hình dạng và thể tích riêng xác định.
- Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng như thế nào so với chất khí?
- Tại sao chất lỏng có thể tích xác định?
- Hình dạng của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Các chất tồn tại ở các các trạng thái cấu tạo chất thường gặp là: khí, rắn và rắn.
- Rất lớn.
- Rất nhỏ.
- Chúng có thể di chuyển tự do về mọi phía.
- Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
- Rất nhỏ.
- Rất lớn.
- Dao động quanh các vị trí cân bằng xác định.
- Ghi nhận.
- Rất lớn so với chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.
- Do lực liên kết lớn nên các phân tử ở rất gần nhau nên chất lỏng có thể tích xác định.
- Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng đủ lớn để giữ các phân tử này ở những vị trí xác định như chất rắn. Nên hình dạng chất lỏng phụ thuộc vào bình chứa.
3. Các thể rắn, lỏng và khí:
Các chất tồn tại ở các các trạng thái cấu tạo chất thường gặp là: khí, rắn và rắn.
a. Thể khí:
- Các phân tử khí ở rất xa nhau, lực tương tác giữa chúng rất yếu, chúng có thể di chuyển tự do về mọi phía.
- Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
- Trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
b. Thể rắn:
- Các phân tử chất rắn ở rất gần nhau. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất mạnh nên các nguyên tử, phân tử ở các vị trí cân bằng xác định và dao động quanh các vị trí cân bằng xác định này.
- Chất rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
c. Thể lỏng:
- Thể lỏng được coi là trung gian giữa thể khí và thể rắn.
- Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác nguyên tử, phân tử chất khí và nhỏ hơn lực tương tác giửa các phân tử, nguyên tử chất rắn. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh các vị trí cân bằng, nhưng vị trí này dịch chuyển.
- Chất lỏng không có hình dạng riêng, mà có dạng bình chứa. Chất lỏng có thể tích riêng xác định.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí (10phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Trình bày thuyết động học phân tử chất khí?
- Trình bày như SGK.
II. Thuyết động học phân tử
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử chất khí va chạm với nhau và va chạm với thành bình. Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể, nhưng vô số các phân tử khí va chạm vào thành tác dụng vào thành bình một lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình.
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm khí lí tưởng (5hút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Khi nào chất khí được coi là khí lí lí tưởng?
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.
2. Khí lí tưởng:
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng.
- Ở áp suất thấp, phần lớn các chất khí có thể coi gần đúng là khí lí tưởng.
6. Hoạt động 6: Củng cố và dặn dò (5 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Trả lời C1?
1. Các nguyên tử chì ở gần nhau hơn nên lực hút giữa các nguyên tử mạnh hơn. Số lượng các nguyên tử chì ở gần nhau và hút mạnh nhau nhiều hơn nên lực hút tổng hợp mạnh hơn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
File đính kèm:
- Bai 28 CTC.doc