Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 28: Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí

Mục tiêu.

a. Về kiến thức:

Phát biểu được các nội dung cơ bản về cấu tạo chất.

Phát biểu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí

b. Về kĩ năng:

 Giải thích được sự khác nhau giữa các thể rắn, lỏng, khí

c. Thái độ:

II. Chuẩn bị.

GV: Ảnh chụp các phân tử silic qua kính hiển vi hiện đại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 28: Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 02/02/07 Tiết: 48 Phần Hai: NHIỆT HỌC Chương V: CHẤT KHÍ Bài 28: CẤU TẠO CHẤT - THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Phát biểu được các nội dung cơ bản về cấu tạo chất. Phát biểu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí b. Về kĩ năng: Giải thích được sự khác nhau giữa các thể rắn, lỏng, khí c. Thái độ: II. Chuẩn bị. GV: Ảnh chụp các phân tử silic qua kính hiển vi hiện đại. III. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Bài mới. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Ở lớp 8 em đã biết về cấu tạo chất ntn? - Xác nhận ý kiến đúng của hs. - Cho hs xem ảnh chụp các nguyên tử silic qua KHV hiện đại. - Tại sao mọi vật đều được cấu tạo từ các pt chuyển động không ngừng lại không bị rả ra thành từng pt riêng biệt? - Nếu giữa các pt đó có lực hút thì tại sao nén khí, nén chất lỏng & dát mỏng vật rắn khó khăn? - Độ lớn của lực này phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Các em đọc bảng mô hình về lực hút & lực đẩy pt trong SGK. - Hướng dẫn TL để xác nhận các dự đoán đúng. - Các em làm C1, C2 - Ta đã biết vật chất tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí à chúng ta xét các thể đó. - Các em đọc mục 3 SGK. + Chất khí có những tính chất đặc biệt nào? + Chất rắn có những tính chất đặc biệt nào? + Chất lỏng có những tính chất đặc biệt nào? - Cả lớp nhận xét, bổ sung à GV xác nhận câu trả lời đúng. - Sự khác nhau giữa các thể này được giải thích trên cơ sở nào? + Tại sao chất khí không có hình dạng, thể tích riêng? + Tại sao chất lỏng không có hình dạng riêng, thể tích xác định? + Tại sao chất rắn có hình dạng, thể tích xác định? - Gv xác nhận câu trả lời đúng. - Vậy lực tương tác giữa các pt ở thể nào lớn nhất? Nhỏ nhất? Tại sao? - Chúng ta biết thuyết động học pt chất khí ra đời vào những năm đầu thế kỉ XVIII. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung cơ bản của thuyết. - Các em đọc SGK. - Nội dung thuyết động học pt chất khí cho ta biết điều gì? - Xác nhận ý kiến đúng của hs, yêu cầu hs đánh dấu 3 nội dung cơ bản SGK. - Vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình - Xác nhận ý kiến đúng, thông báo khái niệm khí lý tưởng. - Nêu lần lượt các câu hỏi: + Thả một hạt muối ăn vào bình nước, sau 1 thời gian các pt muối phân bố đều trogn toàn bình nước. Giải thích hiện tượng. + Tại sao trong nước ao, hồ, sông, biển lại không có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều? Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo chất. - Trả lời câu hỏi của GV - Vì giữa cac pt đó có lực hút. - Vì giữa các pt có lực đẩy - Đưa ra dự đoán. - Đọc SGK. - Đối chiếu với các dự đoán để tìm ra kết quả đúng. - Trả lời C1, C2 + Giữa các ngt, pt có lực hút và lực này chỉ đáng kể khi các ngt, pt gần nhau. - Đọc SGK - Trả lời các câu hỏi đó, tham gia thảo luận để tìm kết quả đúng. - Trả lời theo quan điểm các nhân, thảo luận tìm câu trả lời đúng (KC giữa các pt khác nhau à lực tương tác giữa các pt khác nhau) - Trả lời lần lượt các câu hỏi của GV - Lực tương tác giữa các pt chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất khí & yếu hơn lực tương tác giữa các pt chất rắn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thuyết động học phân tử chất khí. - Đọc SGK - Trả lời ý kiến cá nhân - Lớp bổ sung những ý còn thiếu - Các pt va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể - Ghi nhận khái niệm khí lý tưởng. Hoạt động 3: Vận dụng - Giải thích lần lượt các hiện tượng. - I. Cấu tạo chất 1. Những điều đã biết về cấu tạo chất. - Các phân tử được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử; - Các phân tử chuyển động không ngừng; - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. 2. Lực tương tác phân tử. Độ lớn lực tương tác phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử: Khi khoảng cách các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. 3. Các thể rắn, lỏng, khí. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất khí & yếu hơn lực tương tác giữa các phân tử chất rắn. II. Thuyết động học phân tử chất khí 1. Nội dung cơ bản của thuyết. - Chất khí được cấu tạo từ các hạt riêng lẻ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau & va chạm vào thành bình. - Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình 1 lực không đáng kể, nhưng vô số phân tử khí và chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình. 2. Khí lý tưởng. Chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lý tưởng. IV. CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: -Phát biểu được các nội dung cơ bản về cấu tạo chất. -Phát biểu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí -Giải thích được sự khác nhau giữa các thể rắn, lỏng, khí V. DẶN DÒ. - Yêu cầu hs giải bài tập SGK - Về nhà học bài làm tiếp các bài tập trong SBT, chuẩn bị bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docTIET 48 CAU TAO CHAT.doc