1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm của lực căng bề mặt.
- Nắm được đặc điểm của hiện tượng dính ướt và không dính ướt, mô tả sự tạo thành mặt khum của bề mặt ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
- Vận dụng dụng được công thức tính độ chênh của mức chất lỏng bên trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập.
II. CHUẨN BỊ
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37 CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm của lực căng bề mặt.
- Nắm được đặc điểm của hiện tượng dính ướt và không dính ướt, mô tả sự tạo thành mặt khum của bề mặt ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập.
- Vận dụng dụng được công thức tính độ chênh của mức chất lỏng bên trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống để giải các bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Ôn lại thuyết động học phân tử và các trạng thái cấu tạo chất.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 62
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực căng bề mặt (15 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Mô tả thí nghiệm hình 37.1 SGK.
- Qua thí nghiệm hãy cho biết lực căng bề mặt là gì?
- Nêu đặc điểm của lực căng bề mặt của chất lỏng?
- Nêu ứng dụng của lực căng bề mặt?
- Ghi nhận.
- Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng.
- Trả lời theo SGK.
- Trả lời theo SGK.
I.Hiện tượng căng bề mặt của chất
1. Lực căng bề mặt:
a. Định nghĩa:
Những lực kéo căng bề mặt chất lỏng gọi là lực căng bề mặt của chất lỏng.
b. Đặc điểm:
- Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt của chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều sao cho tác dụng của lực này làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ với độ dài của đoạn đường đó: f = .
- Trong đó gọi là hệ số căng bề mặt, có đơn vị là (N/m).
2. Ứng dụng:
Hiện tượng căng bề mặt có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Do tác dụng của lực căng bề mặt mà nước mưa không thể lọt qua các lổ nhỏ giữa các sợi vải căng trên ô dù, nước trong ống nhỏ giọt chỉ có thể thoát ra khỏi miệng ống khi giọt nước có kích thước đủ lớn...
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng dính ướt và không dính ướt.(25 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đơn vị kiến thức
- Nhỏ một giọt nước lên một tấm thủy tinh thì giọt nước chảy lan ra thành một lớp mỏng trái lại khi nhỏ một giọt nước lên lá sen, giọt nước không chảy ra mà có dạng hình cầu hơi hẹp do tác dụng của trọng lực. Khi đó ta nói nước làm dính ướt thủy tinh mà không làm dính ướt lá sen.
- Nêu ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt?
- Ghi nhận.
- Dùng công nghệ tuyển khoáng.
II.Sự dính ướt và không dính ướt.
1. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
- Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn, tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
- Khi lực hút giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt, ngược lại ta có hiện tượng không dính ướt.
- Do có hiện tượng dính ướt và không dính ướt mà sát mép chất lỏng với thành bình, mặt thoáng chất lỏng hơi bị cong gọi là mặt khum.
2. Ứng dụng: dùng công nghệ tuyển khoáng.
3. Hoạt động: Củng cố và dặn dò (5 phút)
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 11 trang 203 SGK.
2. Về nhà làm bài tập 12 SGK – trang 203.
1. Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên.
2. Ghi nhận vào vở bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
File đính kèm:
- Bai 37.doc