CÂU 1 : (3đ) Một thanh AB có chiều dài l = 60cm, tiết diện đều là s = 5cm2 có khối lượng 400g. Trọng tâm của thanh cách đầu A một khoảng GA = 15cm. Thanh được treo nằm ngang bởi hai sợi dây nhẹ không dãn song song nhau OA và IB vào hai điểm cố định.
1. Tính sức căng của mỗi sợi dây ?
2. Cho thanh chìm hẳn trong chất lỏng có khối lượng riêng D = 500kg/m3 thanh vẫn nằm ngang, tính sức căng mỗi dây khi đó ?
3. Thay chất lỏng có khối lượng riêng thoả mãn điều kiện gì thì thanh không còn nằm ngang nữa ?
1 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài luyện tập số 2 thời gian làm bài 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP SỐ 2
KHỐI CHUYÊN LÍ 9 HẠ LONG
Ngày 10 tháng 6 năm 2007
Thời gian làm bài 120 phút.
CÂU 1 : (3đ) Một thanh AB có chiều dài l = 60cm, tiết diện đều là s = 5cm2 có khối lượng 400g. Trọng tâm của thanh cách đầu A một khoảng GA = 15cm. Thanh được treo nằm ngang bởi hai sợi dây nhẹ không dãn song song nhau OA và IB vào hai điểm cố định.
Tính sức căng của mỗi sợi dây ?
Cho thanh chìm hẳn trong chất lỏng có khối lượng riêng D = 500kg/m3 thanh vẫn nằm ngang, tính sức căng mỗi dây khi đó ?
Thay chất lỏng có khối lượng riêng thoả mãn điều kiện gì thì thanh không còn nằm ngang nữa ?
CÂU 2 : (3đ) Người ta đun một hỗn hợp gồm m kg chất rắn X dễ nóng chảy và m kg nước đá trong một nhiệt lượng kế cách nhiệt nhờ một sợi dây mai so (sợi dây đun điện) có công suất không đổi. Nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp trong bình là -400C. Theo dõi nhiệt độ trong bình theo thời gian T ta được đồ thị (hình bên).
Hãy xác định nhiệt nóng chảy của chất rắn X và nhiệt dung riêng của nó ở trạng thái lỏng. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là C1 = 2,1KJ/kgđộ, của chất rắn X là 1,2KJ/kgđộ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bên ngoài.
CÂU 3 : (4đ)
Cho mạch điện như hình bên, biết hai đầu mạch được mắc với hiệu điện thế U = 12V, trên các bóng đèn có ghi : đèn Đ1 : 3V – 1,5W;
đèn Đ2 : 6V – 3W; đèn Đ3 : 6V – 6W. R là một biến trở.
Có thể điều chỉnh R để cả ba đèn sáng bình thường được không ? Tại sao ?
Người ta mắc thêm một điện trở R1 vào mạch. Hỏi phải mắc R1 vào vị trí nào ? Giá trị của R và R1 khi đó bằng bao nhiêu thì cả ba đèn đều sáng bình thường ? Cách mắc nào có hiệu quả hơn ?
........................................................................................................................................
Ghi chú : Bài làm ra giấy nộp lại vào ngày hôm sau, không thí sinh nào không làm bài
File đính kèm:
- De luyen tap 2 thi chuyen li 10.doc