CÂU 1 : (3đ)
Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng 1 và 2 có tiết diện ngang tương ứng là S1 = 20cm2 và S2 = 30cm2. Trong bình có chứa nước với khối lượng riêng D0 = 1000kg/m3. Thả vào nhánh 2 một khối hình trụ đặc có tiết diện đáy là S3 = 10cm2, độ cao h = 10cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng là D = 900kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối trụ hướng thẳng đứng.
1. Tìm chiều dài của phần khối trụ ngập trong nước ?
2. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800kg/m3 vào nhánh 2. Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ ngập trong dầu và nước ?
3. Tìm độ dâng lên của mực nước ở nhánh 1 so với khi chưa thả khối trụ và đổ thêm dầu nói ở phần 2 ?
1 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài luyện tập số 6 thời gian làm bài 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP SỐ 6
KHỐI CHUYÊN LÍ 9 HẠ LONG
Ngày 15 tháng 6 năm 2007
Thời gian làm bài 120 phút.
CÂU 1 : (3đ)
Một bình thông nhau có hai nhánh hình trụ thẳng đứng 1 và 2 có tiết diện ngang tương ứng là S1 = 20cm2 và S2 = 30cm2. Trong bình có chứa nước với khối lượng riêng D0 = 1000kg/m3. Thả vào nhánh 2 một khối hình trụ đặc có tiết diện đáy là S3 = 10cm2, độ cao h = 10cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng là D = 900kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối trụ hướng thẳng đứng.
Tìm chiều dài của phần khối trụ ngập trong nước ?
Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800kg/m3 vào nhánh 2. Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần đổ vào để toàn bộ khối trụ ngập trong dầu và nước ?
Tìm độ dâng lên của mực nước ở nhánh 1 so với khi chưa thả khối trụ và đổ thêm dầu nói ở phần 2 ?
CÂU 2 : (3đ)
Cho mạch điện như hình bên, có nguồn U = 21V; điện trở MN là R = 4,5; R1 = 3; bóng đèn có điện trở Rd = 4,5; Ampe kế và các dây nối có điện trở nhỏ.
khi K đóng, con chạy ở N thì Ampe kế chỉ 4A, tính R2 ?
Xác định vị trí của con chạy C để đèn tối nhất khi K mở ?
K mở dịch con chạy từ M đến N thì độ sáng của đèn thay đổi thế nào ? Giải thích ?
CÂU 3 : (2đ)
Cho hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc nhau . Đặt một điểm sáng S và một điểm M trước gương sao cho SM //G2.
1. Hãy vẽ một tia sáng từ S tới G1 sao cho khi qua G2 sẽ đi qua M. Giải thích cách vẽ ?
2. Nếu S và hai gương cố định thì điểm M phải có vị trí như thế nào để có thể vẽ được tia sáng như câu 1 ?
3. Cho SM = a; khoảng cách từ S đến G1 là b và đến G2 là c, vận tốc ánh sáng là V. Hãy tính thời gian ánh sáng đi từ S tới M theo đường ánh sáng đi ?
CÂU 4 : (2đ) Một khối sắt có khối lượng m1 nhiệt dung riêng C1, ở nhiệt độ t1 = 1000C. Một bình chứa nước, nước trong bình có khối lượng m2, nhiệt dung riêng C2 và nhiệt độ t2 = 200C. Thả khối sắt vào trong nước, nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t = 250C. Hỏi nếu khi thả khối sắt có khối lượng 2m1 vẫn có nhiệt độ như trên thì nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là bao nhiêu ? Giải bài toán trong hai trường hợp sau.
Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình và xung quanh.
Bình chứa nước có khối lượng m3 và nhiệt dung riêng C3, bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của môi trường
Ghi chú : Bài làm ra giấy nộp lại vào ngày hôm sau, không thí sinh nào không làm bài
File đính kèm:
- De luyen tap 6 thi chuyen li 10.doc