Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài luyện tập số 8 thời gian làm bài 120 phút

Bài 1 :

 Dùng hệ thống (hình vẽ) kéo vật m = 10kg

1. Tính lực kéo để vật đi lên đều ?

2. Để nâng vật lên 4m thì phải kéo dây một đoạn bao nhiêu ? tính công đã thực hiện ?

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài luyện tập số 8 thời gian làm bài 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP SỐ 8 KHỐI CHUYÊN LÍ 9 HẠ LONG Ngày 18 tháng 6 năm 2007 Thời gian làm bài 150 phút. Bài 1 : Dùng hệ thống (hình vẽ) kéo vật m = 10kg Tính lực kéo để vật đi lên đều ? Để nâng vật lên 4m thì phải kéo dây một đoạn bao nhiêu ? tính công đã thực hiện ? Bài 2 : Có hệ thống ròng rọc, Vật A và B có trọng lượng lần lượt là 16N; 4,5N. Vật A đi lên hay đi xuống ? Muốn vật A chuyển động đều đi lên 4cm thì B phải có trọng lượng ít nhất bao nhiêu, di chuyển bao nhiêu ? Tính hiệu suất của hệ thống ròng rọc này ? Bài 3 : Một người có trọng lượng 600N đứng trên một tấm ván được treo vào hai ròng rọc. Khi hệ thống cân bằng người này phải kéo dây, khi đó lực tác dụng vào trục ròng rọc cố định F = 720N. Tính : Áp lực do người nén lên tấm ván ? Trọng lượng của tấm ván ? Bài 4 : Một thanh dài AB đồng chất tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi bàn. Khi tác dụng một lực 60N vào đầu A hướng thẳng đứng xuống dưới thì đầu B bắt đầu bênh lên. Hãy xác định trọng lượng của thanh AB ? Bài 5 : Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có thể quay quanh cạnh A. Biết trọng lượng của khối gỗ là 100N, các cạnh AB = DC = 60cm; AD = BC = 80cm. Tính lực cần tác dụng vào C theo hướng CD để có thể lật được khối gỗ ? Tính lực nhỏ nhất và lớn nhất tác dụng vào C để có thể lật khối gỗ khỏi sàn ? Hướng của các lực này ? Bài 6 : Để điều chỉnh mực nước trong bể cá người ta dùng cơ cấu (hình bên). Một ống hình trụ thẳng đứng xuyên qua bể có đường kính d được đậy kín bởi tấm kim loại hình trònđường kính L không chạm thành bể. Tại B là bản lề, mép A của đường kính AB nối với quả cầu rỗng bán kính R bằng sợi dây dài h. Hỏi khối lượng tấm kim loại bao nhiêu để khi mực nước trong bể dâng ngang giữa quả cầu thì tấm kim loại bị nâng lên cho nước thoát ra ngoài ? biết thể tích hình cầu V = và cho d = 8cm, L = 32cm, R = 6cm, h = 10cm, D0 = 1000kg/m3. CÂU 1 : (3đ) Cho mạch điện như hình bên, biết U = 36V; R1 = 1; Đèn Đ1 có ghi 6V – 12W; Đèn Đ2 có ghi 6V – 6W; R0 là biến trở con chạy. Xác định R0 nhỏ nhất để : Đèn 1 sáng bình thường ? Xác định vị trí con chạy C khi đó ? b. Đèn 2 sáng bình thường ? Xác định vị trí con chạy C khi đó ? Với R0 = 10, hãy xác định vị trí con chạy C để : Đèn 1 sáng bình thường ? Đèn 2 sáng bình thường ? CÂU 2 : (3đ) Cho mạch điện như hình bên, U = 6V; R0 = 1; Các điện trở R1 = R3 = R4 = R5 = 1; R2 = 0,8; RX là biến trở có giá trị lớn nhất là 10, vôn kế có điện trở lớn. Khoá K mở, điện trở RX = 2. Xác định : dòng điện qua RX và số chỉ vôn kế ? Khoá K đóng, điện trở RX = 2. Xác định số chỉ vôn kế và công suất tiêu thụ trên RX ? 3. Khoá K đóng, RX thay đổi từ 0 đến 10 thì công suất tiêu thụ trên RX thay đổi như thế nào ? CÂU 3 : (2đ) Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh thật A/B/, A trên trục chính. Vẽ ảnh của AB qua thấu kính ? Cho tiêu cự của thấu kính là 20cm, khoảng cách AA/ là 90cm, tính khoảng cách 0A ? CÂU 4 : (2đ) Một xe chuyển động từ A đến B trong thời gian quy định là t. Néu xe đi với vận tốc v1 = 48km/h thì xe đến B sớm hơn 18 phút. Nếu xe đi với vận tốc v2 = 12km/h thì xe đến B trễ hơn 27 phút. Tính chiều dài AB và thời gian quy định t ? Để đi từ A đến B đúng theo thời gian quy định, xe chạy từ A đến C (trên AB) với vận tốc v1 = 48km/h rồi tiếp tục chạy từ C đến B với vận tốc v2 = 12km/h. Tính chiều dài AC ? CÂU 5 : Hai bình A và B, bình A chứa m kg nước ở nhiệt độ 740C, trong bình A có một quả cân khối lượng m3 kg cùng nhiệt độ. Bình B chứa m2 kg nước ở nhiệt độ 200C. Lấy quả cân thả vào bình B, nhiệt độ bình B khi cân bằng là 240C. Lại lấy quả cân ở bình B thả lại vào bình A thì nhiệt độ bình A cân bằng là 720C. Khi lấy quả cân thả trở lại bình B lần thứ 2 thì nhiệt độ bình B khi cân bằng là bao nhiêu ? Khi đổ nước và quả cân ở bình A vào trong bình B ngay từ khi ban đầu thì nhiệt độ của hệ thống cân bằng là bao nhiêu ? (bỏ qua mất mát nhiệt) Ghi chú : Bài làm ra giấy nộp lại vào ngày hôm sau, không thí sinh nào không làm bài

File đính kèm:

  • docDe luyen tap 8 thi chuyen li 10.doc