Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài luyện tập số 9 thời gian làm bài 120 phút

CÂU 1 : (2,5điểm)

 Cho mạch điện như hình bên, biết U = 3V; R0 = 1 ; R1 = 6 ; R2 = 2 ; RMN = 6 ; Điện trở các Ampe kế và dây nối nhỏ.

1. Tìm số chỉ các Ampe kế khi con chạy C ở M và N ?

2. Con chạy C ở vị trí nào thì Ampe kế A2 chỉ 0,3A ?

 

 

doc1 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Bài luyện tập số 9 thời gian làm bài 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP SỐ 9 KHỐI CHUYÊN LÍ 9 HẠ LONG Ngày 19 tháng 6 năm 2007 Thời gian làm bài 120 phút. CÂU 1 : (2,5điểm) Cho mạch điện như hình bên, biết U = 3V; R0 = 1; R1 = 6; R2 = 2; RMN = 6; Điện trở các Ampe kế và dây nối nhỏ. Tìm số chỉ các Ampe kế khi con chạy C ở M và N ? Con chạy C ở vị trí nào thì Ampe kế A2 chỉ 0,3A ? CÂU 2 : (2điểm) Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính, A trên trục chính. Cho khoảng cách từ tiêu điểm F đến quang tâm O của thấu kính là OF = 20cm. Ảnh của AB cho bởi thấu kính là ảnh ảo A/B/ cách AB 20cm. Vẽ ảnh của AB và xác định khoảng cách OA ? CÂU 3 : (1,5điểm) Hai quả cầu kim loại đặc giống hệt nhau được treo vào hai đầu AB của một thanh cứng mảnh và nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây treo mắc tại điểm O. Biết OA = OB = 20cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào một chậu chất lỏng ta thấy thanh AB mất thăng bằng. Để thanh AB thăng bằng trở lại phải dịch điểm treo O về phía A một đoạn X = 1,08cm. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng, biết khối lượng riêng của kim loại làm quả cầu là D0 = 7,8g/cm3. CÂU 4 : (1,5điểm) Một thuyền đánh cá chạy ngược dòng chảy làm rớt một chiếc phao. Do không phát hiện kịp, thuyền tiếp tục chạy thêm 30 phút thì mới quay lại và gặp phao tại nơi cách điểm rơi phao 5km. Tìm vận tốc dòng nước cho rằng vận tốc của thuyền đối với nước là không đổi (công suất của động cơ không thay đổi). CÂU 5 : (2,5điểm)Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 200g chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Đổ thêm vào bình khối lượng nước m ở nhiệt độ t2 = 50C. Khi cân bằng nhiệt độ của nước trong bình là t = 100C. Tính m ? Sau đó người ta thả vào bình một khối nước đá có lượng là m3 ở nhiệt độ t3 = -50C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100g nước đá. Tính m3 ? Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kgđộ; của nước là C2 = 4200J/kgđộ; nước đá là C3 = 2100J/kgđộ; nhiệt nóng chảy của đá = 340000J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Ghi chú : Giám thị không giải thích gì thêm !

File đính kèm:

  • docDe luyen tap 9 thi chuyen li 10.doc
Giáo án liên quan