Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

1. Kiến thức

 1. Kiến thức

 - Nắm vững tính tương đối của chuyển động.

 - Phân biệt hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động

 - Nắm vững các công thức cộng vận tốc

 2. Kỹ năng.

 - Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương và vuông góc

 - Giải thích một số hiện tượng có liên quan đến tính tương đối của chuyển động

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 10: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC A. Mục tiêu. 1. Kiến thức 1. Kiến thức - Nắm vững tính tương đối của chuyểûn động. - Phân biệt hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động - Nắm vững các công thức cộng vận tốc 2. Kỹ năng. - Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương và vuông góc - Giải thích một số hiện tượng có liên quan đến tính tương đối của chuyển động 3. Thái độ - Nghiêm túc, có hứng thú trong học tập B. Chuẩn bị Giáo viên: một con lắc treo trên xe lăn Học sinh: đã đọc bài ở nhà, ôn lại kiến thức có liên quan đã học ở lớp 8 C. Phương pháp - Diễn giảng, vấn đáp, - Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm D. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức - Ổn định lớp, điểm danh 2. Kiểm tra bài củ Câu 1: Chu kỳ của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kỳ và tốc độ góc Câu 2: Tần số là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kỳ và tần số Câu 3: Nêu những đặc điểm và viết công thức tính gia tốc trong chuyển động tròn đều 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động GV: Nêu ví dụ của sgk GV: Nêu và phân tích tính tương đối của quỹ đạo. HS: Lấy các ví dụ minh họa GV: Cho học sinh thảo luận và hoàn thành câu C1 HS: Người ngồi trên xe đạp sẽ thấy đầu van chuyển động tròn đều quanh trục bánh xe GV: Mô tả một VD về tính tương đối của vận tốc (vận tốc của người ngồi trên xe so với xe và cây bên đường). Nêu và phân tích tính tương đối của vận tốc HS: Tìm hiểu ví dụ của sgk GV: Cho học sinh tìm ví dụ trả lời câu C2 HS: Trả lời C2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về công thức cộng vận tốc GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm hệ quy chiếu HS: Nêu khái niệm hệ quy chiếu: hệ tọa độ, gốc thời gian GV: Phân tích hình 6.2 HS: Quan sát hình 6.2 rút ra nhận xét về hệ quy chiếu GV: Kết luận về 2 hệ quy chiếu GV: Nêu và phân tích bài toán các vận tốc cùng phương, cùng chiều, chỉ rõ vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo HS: Xác định độ lớn của vận tốc tuyệt đối HS: Viết phương trình véctơ. Xác định véctơ vận tốc tuyệt đối trong bài toán có vận tốc cùng phương, ngược chiều GV: Phân tích bài toán và chú ý cho học sinh các trường hợp các vectơ cùng chiều và ngược chiều GV: Cho học sinh hoạt động nhóm trả lời câu C3 HS: Trả lời C3 ( đ/s: 22 km/h) GV: Kết luận và nhận xét câu trả lời của học sinh I. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG 1. Tính tương đối của quỹ đạo: Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau -> Quỹ đạo có tính tương đối 2. Tính tương đối của vận tốc: Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau nên vận tốc có tính tương đối. II. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC 1.Hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động: - Hệ quy chiếu gắn với vật đứng yên là hệ quy chiếu đứng yên. -Hệ quy chiếu gắn với vật chuyển động là hệ quy chiếu chuyển động 2. Công thức cộng vận tốc: a. Trường hợp các vận tốc cùng phương cùng chiều - Thuyền chạy trên một dòng sông xuôi theo dòng nước Gọi :vận tốc của thuyền so với bờ (vận tốc tuyệt đối) :vận tốc của thuyền so với nước (vận tốc tương đối) :vận tốc của nước so với bờ (vận tốc kéo theo) Ta được: = + hay Số 1: vật chuyển động Số 2 : hệ quy chiếu chuyển động Số 3: hệ quy chiếu đứng yên b. Trường hợp vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo cùng phương ,ngược chiều Dạng véctơ vẫn viết: = + c. Kết luận : công thức cộng vận tốc Vận tốc tuyệt đối bằng tổng véctơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo 4. Củng cố và luyện tập. - Nêu tính tương đối của chuyển động - Nêu công thức cộng vận tốc trong cả 2 trường hợp đã học - Bài tập ví dụ: bài tập 4,5,6 sgk 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài, làm tất cả các bài tập trong SGK trang 37, 38 - Chuẩn bị tiết “ Bài tập”

File đính kèm:

  • docTinh tuong doi cua chuyen dong.doc