. Kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.
2. Kỹ năng : - Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
3. Thái độ: Tập trung học tập, yu thích mơn vật lí,
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 10 - Tuần 5 - Bài 10 : Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 10 Tuần: 05
Ngay soạn: 12/ 09/ 2011
Bài 10 : TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
(Vật lí 10)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.
2. Kỹ năng : - Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương
Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
3. Thái độ: Tập trung học tập, yêu thích mơn vật lí,
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên : - Đọc lại SGK vật lí 8 xem HS đã được học những gì về tính tương đối của chuyển đông.
- Tiên liệu thời gian dành cho mỗi nội dung và dự kiến các hoạt động tương ứng của HS.
* Học sinh : Ôn lại những kiến thức đã được học về tính tương đối của chuyển động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
* Nêu và phân tích về tính tương đối của quỹ đạo.
* Mô tả một vài ví dụ về tính tương đối của vận tốc.
* Nêu và phân tích về tính tương đối của vận tốc.
* Quan sát hình 6.1 và trả lời C1
* Lấy thêm ví dụ minh hoạ.
* Lấy ví dụ về tính tương đối của vận tốc.
I. Tính tương đối của chuyển động.
1. Tính tương đối của quỹ đạo.
Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau – quỹ đạo có tính tương đối
2. Tính tương đối của vận tốc.
Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối
Hoạt động 2: Phân biệt hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
*Yêu cầu nhắc lại khái niệm hệ qui chiếu.
* Phân tích chuyển động của hai hệ qui chiếu đối với mặt đất.
* Nhắc lại khái niệm hệ qui chiếu.
* Quan sát hình 6.2 và rút ra nhận xét về hai hệ qui chiếu có trong hình.
II. Công thức cộng vận tốc.
1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.
Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức cộng vận tốc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
* Giới thiệu công thức cộng vận tốc.
* Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều :
v1,3 = v1,2 + v2,3
* Trường hợp các vận tốc cùng phương, ngược chiều :
|v1,3| = |v1,2 - v2,3|
* Ghi nhận công thức.
* Áp dụng công thức trong những trường hợp cụ thể.
2. Công thức cộng vận tốc.
Nếu một vật (1) chuyển động với vận tốc trong hệ qui chiếu thứ nhất (2), hệ qui chiếu thứ nhất lại chuyển động với vận tốc trong hệ qui chiếu thứ hai (3) thì trong hệ qui chiếu thứ hai vật chuyển động với vận tốc được tính theo công thức : = +
Hoạt động 4: Củng cố và giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho hs trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 37
Cho câu hỏi, bài tập và những chuẩn bị cho bài sau.
Trả lời các câu hỏi.
Ghi những yêu cầu của thầy cô.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tổ trưởng kí duyệt
12/09/2011
HỒNG ĐỨC DƯƠNG
File đính kèm:
- giao an li 10 tuan 5.doc