Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 16 - Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực điều kiện cân bằng của chất điểm (Tiếp)

 MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 Phát biểu được khái niệm đầy đủ về lực và tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật dựa vào khái niệm gia tốc.

 Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, phân tích lực và quy tắc hình bình hành. Biết được điều kiện để có thể áp dụng phân tích lực. Viết được biểu thức toán học của quy tắc hình bình hành.

 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 16 - Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực điều kiện cân bằng của chất điểm (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29/09/09 Ngày giảng:. Chương II. động lực học chất điểm Tiết 16 Bài 9 tổng hợp và Phân tích lực điều kiện cân bằng của chất điểm I - mục tiêu 1. Về kiến thức - Phát biểu được khái niệm đầy đủ về lực và tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật dựa vào khái niệm gia tốc. - Phát biểu được định nghĩa tổng hợp lực, phân tích lực và quy tắc hình bình hành. Biết được điều kiện để có thể áp dụng phân tích lực. Viết được biểu thức toán học của quy tắc hình bình hành. - Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm. 2. Về kĩ năng - Biết cách phân tích kết quả thí nghiệm, biểu diễn các lực và rút ra quy tắc hình bình hành. - Vận dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc để phân tích một lực thành hai lực đồng quy theo các phương cho trước. - Vận dụng giải một số bài tập đơn giản về tổng hợp lực và phân tích lực. Ii - Chuẩn bị 1.Giáo viên: Dụng cụ để làm thí nghiệm hình 9.4 SGK . 2.Học sinh: Ôn lại khái niệm về lực, hai lực cân bằng, các công thức lượng giác đã học. Iii tiến trình hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp ( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra) 3. Bài mới Hoạt động 1. (6 phút) Đưa ra định nghĩa đầy đủ về lực. Cân bằng lực. Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Từng HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV Từng HS trả lời câu hỏi của GV với chú ý rằng khi vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều thì gia tốc của vật bằng không. Trả lời : khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật có gia tốc bằng không. Từng HS trả lời : C1 : - Tay tác dụng vào cung làm cung biến dạng. - Dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bay đi. C2 : Các lực tác dụng : trọng lực và lực căng dây . - Đây là hai lực cân bằng, có tác dụng làm quả cầu đứng yên. ã Biểu diễn lực : Hình 1 ? Lực là gì ? Đơn vị của lực ? Thế nào là hai lực cân bằng ? Tác dụng của hai lực cân bằng ? Lực là đạilượng vectơ hay vô hướng ? Vì sao ? - Trường hợp nào vật có a = 0, a ạ 0 ? ? Nếu đưa vào khái niệm gia tốc thì có thể định nghĩa lực như thế nào ? ?. Có nhận xét gì về độ lớn gia tốc của vật khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng? ? Hoàn thành yêu cầu C1. Xác định gia tốc của cung và của mũi tên ? ? Hoàn thành yêu cầu C2. Nhận xét về các lực đó ? Tác dụng của các lực đó lên quả cầu ? Hoạt động 2. (20 phút) Tìm hiểu khái niệm Tổng hợp lực. Quy tắc hình bình hành. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Từng HS quan sát thí nghiệm. 1 HS lên bảng hoàn thành yêu cầu của GV, các HS còn lại biểu diễn các vectơ lực vào vở. Từng HS trả lời câu hỏi của GV. - Hợp của hai lực là một lực có điểm đặt tại O, có cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn với lực . - Biểu diễn vectơ trên hình vẽ, nối đầu mút các vectơ để thu được hình bình hành. HS quan sát thí nghiệm 2 và hình vẽ biểu diễn lực để rút ra nhận xét. Câu trả lời có thể là : - Các lực tác dụng lên điểm O là các lực cân bằng. - Lực tuân theo quy tắc hình bình hành. ... Từng HS trả lời câu hỏi của GV. - Cá nhân phát biểu quy tắc hình bình hành. Chỉ có một vectơ hợp lực từ hai lực đã cho. Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - Từng HS hoàn thành yêu cầu C4. VD : - Trong chương trình THCS các em đã biết cách tìm hợp của hai lực cùng phương. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải khi nào các lực tác dụng lên một vật cũng nằm trên một đường thẳng, ví dụ như ở hình 9.3 SGK. ? Khi đó ta xác định lực tổng hợp tác dụng lên vật như thế nào ? Có áp dụng công thức hình bình hành như ở toán học được không ? Chúng ta sẽ nghiên cứu thí nghiệm sau. GV đưa bộ thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn ra và giới thiệu ý nghĩa của thí nghiệm. ? Chỉ rõ các lực tác dụng lên điểm O và biểu diễn các lực đó lên bảng với cùng tỉ lệ xích ? ? Ba lực là ba lực cân bằng, nếu thay hai lực bằng hợp lực của chúng thì lực này phải có phương, chiều và độ lớn như thế nào để vẫn thoả mãn điều kiện cân bằng ? Hãy vẽ lực đó ? ? Nếu ta nối đầu mút các vectơ lực thì ta sẽ được hình gì ? GV đưa ra bộ thí nghiệm thứ hai, tương tự bộ thứ nhất nhưng với các thông số về lực khác với bộ thứ nhất. Đưa tiếp hình vẽ biểu diễn các lực để HS thấy được sự tương đồng giữa hai thí nghiệm. ? Hoàn thành yêu cầu C3. - nhận xét câu trả lời của HS để đưa ra nhận xét : lực là một đại lượng vectơ, tuân theo quy tắc hình bình hành. ? Khi thay hai lực bằng lực thì tác dụng của lực thay thế có làm thay đổi kết quả thí nghiệm không ? Nghĩa là điểm O có bị dịch chuyển hay không ? - Việc thay thế bằng lực chính là động tác tổng hợp lực. ?Vậy tổng hợp lực là gì ? ? Trong hình vẽ biểu diễn lực, hai lực và lực đóng vai trò gì trong hình bình hành ? Biểu diễn cho các yếu tố nào của các vectơ lực ? ? Phát biểu quy tắc hình bình hành. Có thể có bao nhiêu vectơ hợp lực từ hai lực đã cho ? - Về mặt toán học ta có thể viết quy tắc hình bình hành như sau : Hợp lực đồng quy : Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều thì ta có : Nếu hai lực cùng phương, cùng chiều thì ta có : (với ) Hợp lực có giá trị lớn nhất khi hai lực cùng phương, cùng chiều, có giá trị nhỏ nhất khi hai lực cùng phương, ngược chiều. ? Hoàn thành yêu cầu C4. Biểu diễn hợp của ba lực đồng quy. Hoạt động 3. (5 phút)Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một chất điểm Hoạt động của HS Hoạt động của GV - Từng HS trảlời.Muốn cho một chất điểmđứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không. ? Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng cần có điều kiện gì đối với các lực tác dụng ? ? Khi hợp các lực tác dụng lên vật bằng không thì vật có thể ở những trạng thái nào ? Hoạt động 4. (10’)Tìm hiểu khái niệm Phân tích lực Hoạt động của HS Hoạt động của GV Từng HS trả lời câu hỏi của GV. Vai trò của : cân bằng lực và cân bằng lực . Từng HS biểu diễn các lực Nối các đầu mút, nhận xét : ba lực tạo thành một hình bình hành, với đóng vai trò là hai cạnh bên và là đường chéo. HS nắm được: có vô số cách phân tích lực thành hai lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành. HS ghi nhận những chú ý khi phân tích một lực - Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. - ở thí nghiệm trên, nhận thấy, lực có xu hướng kéo điểm O xuống dưới và hợp của hai lực có tác dụng giữ cho điểm O cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cân bằng. ? Nếu bây giờ không có lực thì điều gì xảy ra ? Lực có vai trò gì đối với từng lực để điểm O không bị thay đổi vị trí ? ? Từ điểm O hãy vẽ các lực cân bằng với các lực ? Nối đầu mút các lực . Có nhận xét gì về kết quả thu được ? - Việc thay thế chính là chúng ta đã phân tích lực . ?Phân tích lực là gì ? - hướng dẫn HS cách phân tích một lực thành hai lực khác nhau theo các phương cho trước theo quy tắc hình bình hành. ? Có bao nhiêu cách phân tích lực thành hai lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành ? - Từ một vectơ lực ta có thể có rất nhiều cách để phân tích, nghĩa là sẽ có rất nhiều hình bình hành lấy vectơ lực đã cho làm đường chéo. Tuy vậy, để đúng với bài toán thì ta chỉ có thể chọn một cách phân tích. Vì thế, mặc dù phép phân tích lực là phép làm ngược lại phép tổng hợp lực nhưng ta chỉ được phép phân tích một lực khi biết chắc chắn lực đó có tác dụng cụ thể theo hai hướng nào. 4.Củng cố, dặn dò ( 5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về tổng hợp lực, phân tích lực và những chú ý khi phân tích lực. - Bài tập về nhà : Ôn kiến thức về lực, cân bằng lực, trọng lực, khối lượng, quán tính đã học ở THCS. Và làm các bài tập 6, 7, 8, 9 SGK và SBT. Ngày soạn 30/09/09 Ngày giảng:. Tiết 17 Bài 10 Ba định luật niu-tơn (Tiết 1) I - mục tiêu 1. Về kiến thức Phát biểu được :Định nghĩa quán tính.Định luật I và định luật II Niu-tơnĐịnh nghĩa khối lượng và các tính chất của khối lượng. Viết được công thức của định luật I, định luật II Niu-tơn và công thức của trọng lực. Nắm được ý nghĩa của các định luật I và định luật II Niu-tơn. 2. Về kĩ năng - Vận dụng định luật I, định luật II Niu-tơn, khái niệm quán tính và cách định nghĩa khối lượng để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản. - Phân biệt được khái niệm : khối lượng, trọng lượng. - Giải thích được : ở cùng một nơi ta luôn có : Ii - chuẩn bị 1.Giáo viên: Các ví dụ có thể dùng định luật I, II để giải thích. Ví dụ : - Người đạp xe trên mặt đường nằm ngang, sau khi ngừng đạp xe vẫn tiếp tục chạy thêm một đoạn, quãng đường chạy thêm đó dài hay ngắn phụ thuộc vào độ nhẵn của mặt đường. - Hòn đất nặn rơi xuống đất, hòn đất bị biến dạng, đất không bị biến dạng. - Quả bóng bay tới đập vào tường thì bị bật ngược trở lại, tường không bị dịch chuyển. 2.Học sinh: Ôn kiến thức về khối lượng, lực, cân bằng lực, quán tính đã học ở THCS. Iii - thiết kế phương án dạy học 1.ổn định tổ chức lớp ( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ ( 6’) ? Tổng hợp lực là gì? phát biểu quy tắc hình bình hành? 3. Bài mới Hoạt động 1( 3’) Ôn lại kiến thức về lực. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Từng HS trả lời. - Lực là tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là gây ra gia tốc cho vật khác hoặc làm cho vật khác bị biến dạng. - Lực là gì ? Lực gây ra ảnh hưởng gì đối với vật bị lực tác dụng ? ? Nếu ta vận dụng khái niệm Gia tốc thay cho Biến đổi chuyển động thì ta sẽ có câu trả lời như thế nào ? ?Lực có cần thiết để duy trì chuyển động không? Hoạt động 2. (10 phút)Giới thiệu thí nghiệm của Ga-li-lê. Định luật I Niu-tơn. Vận dụng định luật trong thực tế Hoạt động của HS Hoạt động của GV HS theo dõi các suy luận lôgic cũng như lập luận của Ga-li-lê trong các thí nghiệm mà ông tiến hành để phát hiện ra lực ma sát. - Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng để thấy năng lượng của viên bi đã phải chuyển một phần để thắng lực ma sát nên không thể lăn ngược lên máng 2 đến cùng một độ cao như máng 1. - HS phân tích các lực tác dụng lên viên bi. Đó là lực hút của Trái Đất và phản lực do mặt sàn tác dụng lên vật. Hai lực này cân bằng nhau. - Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên ; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Cá nhân đọc SGK. - Từng HS nêu ví dụ. - HS dùng cụm từ mới và đưa ra khái niệm "quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn". - Cá nhân trả lời : Khi nhảy từ bậc cao xuống, bàn chân bị dừng lại đột ngột trong khi thân người tiếp tục chuyển động xuống phía dưới theo quán tính làm cho chân bị gập lại. - Lực không phải là nguyên nhân của chuyển động mà chỉ là nguyên nhân của biến đổi chuyển động, do vậy, khi một vật đang chuyển động, nếu không có lực tác dụng thì vật đó vẫn sẽ tiếp tục chuyển động. - Giới thiệu thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê. cho HS thấy được tác dụng của máng nghiêng thứ nhất là tạo cho viên bi những vận tốc ban đầu như nhau ở chân máng nghiêng nếu được thả từ cùng một độ cao ban đầu. ? Tại sao trong thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê, viên bi không lăn ngược lên máng 2 đến cùng một độ cao như máng 1? Năng lượng của viên bi đã mất mát do đâu ? ? Trên mặt phẳng nằm ngang, nếu không có lực ma sát thì viên bi chịu tác dụng của những lực nào ? ? Vật sẽ ở trạng thái nào nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng ? - Khái quát các kết quả quan sát được, nhà bác học Niu-tơn đã phát biểu thành định luật gọi là định luật I Niu-tơn. - Yêu cầu HS đọc SGK để nắm được nội dung định luật. ? Nêu ví dụ minh họa cho định luật. Trong thí nghiệm cần nêu rõ trạng thái của vật và các lực tác dụng lên vật. - Chuyển động thẳng đều được nói đến trong định luật trên được gọi là chuyển động theo quán tính. ? Vậy quán tính là gì ? Điều gì chứng tỏ mọi vật đều có quán tính ? ? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống ta phải gập chân lại ? ? Lực có cần thiết để duy trì chuyển động không ? Hoạt động 3. (10’)Tìm hiểu dung định luật II Niu-tơn. Vận dụng định luật trong thực tế. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Từng HS trả lời, có thể là : - Vật chuyển động nhanh dần đều. -Vật chuyển động với vận tốc thay đổi. - Vật chuyển động có gia tốc. ... HS suy nghĩ trả lời, có thể chỉ là những phỏng đoán nhờ vào kinh nghiệm sống của bản thân. HS cùng GV phân tích các thí nghiệm. - Từng HS trả lời các câu hỏi của GV. - Lực lớn hơn sẽ gây ra gia tốc lớn hơn. - Cùng chịu một lực tác dụng, vật nào có khối lượng nhỏ hơn sẽ chuyển động nhanh hơn (tức là thu được gia tốc lớn hơn). - HS tiếp thu, ghi nhớ. ? Định luật I Niu-tơn cho ta biết trạng thái của vật khi vật không chịu lực tác dụng hoặc hợp lực tác dụng lên vật bằng không. Khi đó trạng thái của các vật chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của vật như thế nào mà thôi. Nếu hợp lực tác dụng lên vật khác không thì vật sẽ ở trong trạng thái nào ? ? Gia tốc của vật chuyển động có hướng và độ lớn phụ thuộc như thế nào vào lực tác dụng ? iệc tìm ra điểm chung của các hiện tượng đó. Ví dụ 1 : - nhiều người cùng đẩy chiếc xe ôtô thì xe chuyển động nhanh hơn (tức là thu được gia tốc lớn hơn). - Búng viên bi mạnh hơn thì viên bi sẽ lăn nhanh hơn (tức là thu được gia tốc lớn hơn). ? Lực tác dụng lên vật có quan hệ với gia tốc của vật như thế nào ? Ví dụ 2 : - Dùng tay đẩy chiếc xe goòng không và chiếc xe goòng chở đầy than, cho thấy, nếu dùng một lực như nhau thì chiếc xe không sẽ chuyển động nhanh hơn (tức là thu được gia tốc lớn hơn). - Một người đẩy chiếc xe đạp và người thứ hai đẩy chiếc ôtô con với cùng một lực như nhau, trong những điều kiện như nhau thì xe đạp sẽ chuyển động nhanh hơn (tức là thu được gia tốc lớn hơn). ? Khối lượng của vật có quan hệ như thế nào với gia tốc của nó thu được ? - Từ những quan sát và thí nghiệm (bao gồm cả những quan sát thiên văn), Niu-tơn đã xác định được mối liên hệ giữa gia tốc, lực và khối lượng của vật và nêu lên thành định luật II Niu-tơn. - Thông báo nội dung định luật. Dạng công thức : - Cần lưu ý : vectơ gia tốc luôn cùng hướng với vectơ hợp lực chứ không phải luôn cùng hướng với vectơ vận tốc, do đó phải tìm hợp lực trước khi áp dụng công thức Hoạt động 4.(10’) Tìm hiểu các khái niệm : khối lượng, mức quán tính, trọng lực, trọng lượng. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Trả lời : Nếu nói vật 1 có khối lượng gấp đôi vật 2 thì có nghĩa là khi ta xách vật 1 sẽ có cảm giác nặng hơn vật 2. Cá nhân hoàn thành C2. áp dụng định luật II Niu-tơn cho hai vật m1, m2, ta có : Vì Nếu . Nghĩa là : nếu vật nào có khối lượng lớn hơn thì thu gia tốc nhỏ hơn, tức là thay đổi vận tốc chậm hơn, do đó có mức quán tính lớn hơn. - HS tiếp thu, ghi nhớ. - Trả lời : trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu là Trọng lực điểm đặt là một điểm trên vật, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn trọng lực (xét gần đúng) là : P = 10m (m là khối lượng của vật) - HS tiếp thu, ghi nhớ. - Trả lời : trọng lực là đại lượng vectơ, trọng lượng là độ lớn của trọng lực, là đại lượng vô hướng. - HS thảo luận để tìm câu trả lời : Một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực sẽ chuyển động rơi tự do với gia tốc - Theo định luật II, ta có : - Thảo luận hoàn thành C4 Xét hai vật. Trọng lượng của hai vật là : Cùng một nơi thì có cùng gia tốc rơi tự do ? ở các lớp dưới chúng ta đã làm quen với khái niệm khối lượng. Nếu nói vật 1 có khối lượng gấp đôi vật 2 thì có nghĩa là gì ? - Như vậy, khối lượng được hiểu là một đại lượng chỉ lượng chất chứa trong vật. ?Hoàn thành yêu cầu C2. - gợi ý cho HS : gia tốc đặc trưng cho sự biến đổi của vận tốc. - Nếu theo định luật II Niu-tơn thì khối lượng được dùng để chỉ mức quán tính của vật. Ta nói rằng khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. - Thông báo các tính chất của khối lượng. - Như vậy nếu hiểu theo cách mới thì ta có thể dùng khối lượng để so sánh mức độ quán tính của hai vật bất kì. Vật nào có khối lượng lớn thì quán tính lớn và ngược lại. Do vậy, ta có thể dùng khái niệm khối lượng để giải thích một số hiện tượng vật lí liên quan đến mức quán tính. Ví dụ : tại sao quả bóng bay đến đập vào tường bê tông rồi bật ngược trở lại còn tường thì không bị dịch chuyển ? - Chúng ta đã biết, mọi vật có khối lượng đều chịu tác dụng của trọng lực. ? Nhắc lại khái niệm trọng lực đã được học ở chương trình THCS ? Đặc diểm của trọng lực ? - Phương, chiều của trọng lực mà chúng ta đã biết ở THCS chỉ đúng khi vật ở gần Trái Đất. Điểm đặt của trọng lực là tại trọng tâm của vật. GV thông báo khái niệm trọng lượng và giới thiệu dụng cụ đo trọng lượng. ? Phân biệt trọng lượng và trọng lực ? Gợi ý : xét tính có hướng của hai đại lượng. ? Làm thế nào để tìm được công thức tính trọng lực ? Định luật II Niu-tơn cho biết điều gì ? Một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực sẽ chuyển động như thế nào ? Vận dụng định luật II để tìm gia tốc trong trường hợp đó ? - Định luật II cho biết nếu một vật có khối lượng m chuyển động với gia tốc a thì lực hay hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là tích ma. ? Hoàn thành yêu cầu C4. - Nhận xét và chính xác hoá câu trả lời của HS 4. Củng cố, dặn dò ( 5’) - Nhắc lại những kiến thức cơ bản trong bài. - Bài tập về nhà : làm các bài tập 8, 9, 10 SGK. Ôn lại kiến thức về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy,đặc điểm của hai lực cân bằng. Ngày soạn 30/09/09 Ngày giảng:. Tiết 18 Bài 10 Ba định luật niu-tơn (Tiết 2) i - mục tiêu 1. Về kiến thức - Phát biểu được: Định luật III Niu-tơn. Đặc điểm của lực và phản lực. - Viết được công thức của định luật III Niu-tơn. - Nắm được ý nghĩa của định luật III Niu-tơn. 2. Về kĩ năng - Vận dụng định luật I, II, III Niu-tơn để giải một số bài tập có liên quan. - Phân biệt được khái niệm : lực, phản lực và phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng. - Chỉ ra được lực và phản lực trong các ví dụ cụ thể. Ii - chuẩn bị 1.Giáo viên Các ví dụ có thể dùng định luật I, II, III để giải thích. 2.Học sinh Ôn lại kiến thức về hai lực cân bằng, quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy. III. Tiến trình hoạt động dạy học ổn định tổ chức ( 1’) Kiểm tra bài cũ ( 5’) ? Phát biểu định luật I Niu tơn? Quán tính là gì? Phát biểu và viết biểu thức của định luật II Niu Tơn? Bài mới Hoạt động 1 (5’) Nhắc lại kiến thức cũ. Nhận thức vấn đề của bài học. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Cá nhân trả lời câu hỏi của GV. - ý nghĩa của các định luật : Định luật I cho thấy lực không phải là nguyên nhân của chuyển động mà là nguyên nhân của biến đổi chuyển động. Định luật II cho biết nếu một vật có khối lượng m chuyển động với gia tốc a thì lực hay hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là tích ma. - Định luật I áp dụng cho trường hợp vật không chịu lực tác dụng hoặc hợp lực tác dụng lên vật bằng không, định luật II áp dụng cho trường hợp hợp lực tác dụng lên vật khác không. - HS nhận thức vấn đề của bài học. ? Nhắc lại nội dung của định luật I và định luật II Niu tơn. í nghĩa của các định luật này là gì? điều kiện áp dụng của các định luật này? Khi ta đẩy chiếc bàn tay ta có cảm giác đau, tai sao có cảm giác đó? Hoạt động 2. (7 phút)Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật. Hoạt động của HS Hoạt động của GV Cá nhân suy nghĩ, trả lời. - Bi A tác dụng lực vào bi B làm bi B thu gia tốc và chuyển động, đồng thời bi B cũng tác dụng vào bi A một lực làm bi A thu gia tốc và thay đổi chuyển động. - Bóng tác dụng vào vợt một lực làm làm vợt biến dạng, đồng thời vợt cũng tác dụng vào bóng một lực làm bóng bị biến dạng. - Đưa ra các ví dụ hình 10.2; 10.3;10.4 ? Viên bi A và B bị thay đổi vận tốc là do nguyên nhân nào ? Các thay đổi đó xảy ra đồng thời chứng tỏ điều gì ? ? Quả bóng và mặt vợt bị biến dạng là do nguyên nhân nào ? Các biến dạng đó xảy ra đồng thời chứng tỏ điều gì ? - Phân tích các ví dụ khác cũng cho kết quả tương tự, nghĩa là khi A tác dụng vào B một lực thì B cũng tác dụng trở lại A một lực, gây gia tốc hoặc biến dạng cho nhau, hiện tượng đó gọi là hiện tượng tương tác. Câu hỏi đặt ra là hai lực do vật A tác dụng lên vật B và do vật B tác dụng lên vật A có điểm đặt, phương, chiều như thế nào ? Hoạt động 3. (10 phút)Phát biểu định luật III Niu-tơn Hoạt động của HS Hoạt động của GV HS tiếp thu, ghi nhớ. - Cá nhân trả lời câu hỏi : Hai lực trực đối là hai lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. - Phân biệt : hai lực cân bằng có cùng điểm đặt, hai lực trực đối có điểm đặt là hai vật khác nhau. Cá nhân suy nghĩ trả lời. Dấu trừ chứng tỏ hai lực này là ngược chiều nhau. Cá nhân nêu ví dụ. Có thể là : - Hai nam châm đặt gần nhau. Nam châm A hút (đẩy) nam châm B thì nam châm B cũng hút (đẩy) nam châm A. - Hai vật nhiễm điện đặt gần nhau, vật A tác dụng lên vật B một lực hút (đẩy) thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực hút (đẩy). .... - Thông báo con đường, cơ sở xây dựng định luật III Niu-tơn và phát biểu nội dung định luật. ? Hai lực có đặc điểm nào thì được gọi là hai lực trực đối ? ? Phân biệt cặp lực trực đối và hai lực cân bằng. Gợi ý : xét điểm đặt của hai lực. ? Nếu gọi là lực do vật A tác dụng lên vật B và lực do vật B tác dụng lên vật A thì biểu thức của định luật được viết như thế nào ? ? Dấu trừ cho biết điều gì ? - Người ta đã áp dụng định luật III Niu-tơn trong nhiều trường hợp khác nhau, thấy rằng, định luật không chỉ đúng đối với các vật đứng yên mà còn đúng đối với các vật chuyển động ; không chỉ đúng cho các loại tương tác tiếp xúc mà con đúng cho cả loại tương tác từ xa thông qua một trường lực. ? Hãy nêu ví dụ chứng tỏ tính đúng đắn của nhận xét trên. Hoạt động 4. (10 phút)Tìm hiểu đặc điểm của lực và phản lực Hoạt động của HS Hoạt động của GV HS tiếp thu, ghi nhớ. Cá nhân hoàn thành C5. - Búa tác dụng một lực vào đinh thì đinh cũng tác dụng vào búa một lực. Lực không thể xuất hiện đơn lẻ. Lực do búa tác dụng vào đinh là lực tác dụng, lực do đinh tác dụng vào búa là phản lực. Lực do đinh tác dụng vào gỗ là lực tác dụng, lực do gỗ tác dụng vào đinh là phản lực - Chuyển động của đinh phụ thuộc vào hợp lực tác dụng lên đinh chứ không phụ thuộc vào lực do đinh tác dụng vào búa. - Đinh chịu lực tác dụng của búa và của gỗ. Hợp lực có hướng cùng hướng với lực do búa tác dụng vào đinh, nghĩa là hướng về phía gỗ, do vậy đinh chuyển động vào trong gỗ. Cá nhân đọc SGK. Trả lời : Lực và phản lực luôn xuất hiện theo từng cặp. Lực và phản lực không phải hai lực cân bằng vì chúng được đặt vào hai vật khác nhau. Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ. GV thông báo khái niệm lực và phản lực. Cần chú ý với HS rằng hai lực tương tác xuất hiện và mất đi một cách đồng thời nên có thể gọi một trong hai lực là lực tác dụng thì lực còn lại là phản lực. Ví dụ : khi ta đấm tay vào bàn, nếu lực do tay tác dụng vào bàn là lực tác dụng thì lực do bàn tác dụng vào tay là phản lực và ngược lại. ? Hoàn thành yêu cầu C5. - Lực có xuất hiện một cách đơn lẻ không ? Chỉ rõ lực tác dụng và phản lực trong ví dụ. - Chuyển động của đinh phụ thuộc vào yếu tố nào ? - Lực do đinh tác dụng vào búa có ảnh hưởng gì đến chuyển động của đinh không ? - Đinh tác dụng lực lên những vật nào ? Có những lực nào tác dụng lên đinh ? Hợp lực tác dụng lên đinh có hướng như thế nào ? Đinh sẽ chuyển động như thế nào ? - dùng hình vẽ sau để giải thích hiện tượng đinh ngập sâu vào gỗ : Hình 1 Trong đó : là lực búa tác dụng vào đinh. là lực gỗ tác dụng vào đinh. là hợp lực tác dụng lên đinh. - Cặp lực và phản lực có cân bằng nhau không ? GV yêu cầu HS đọc mục III.3.b để hiểu rõ hơn về lực và phản lực. ? Tóm lại, lực và phản lực có những đặc điểm gì? à. Như vậy, tác dụng giữa hai vật bao giờ cũng là tác dụng tương hỗ và lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối nhau chứ không cân bằng nhau. 5. Củng cố - Vận dụng (7 phút) - GV nhắc lại nội dung và ý nghĩa của ba định luật. Đặc biệt nhấn mạnh : nhờ có định luật II và III mà chúng ta có thể xác định khối lượng của vật mà không cần cân. Phương pháp này được áp dụng để xác định khối lượng các hạt vi mô (êlectron, notron,) cũng như các hạt siêu vĩ mô (Mặt Trăng, Trái Đất,) - .Giải nhanh bài tập 11 - Bài tập về nhà : Làm các bài tập 12, 13, 14 SGK và bài tập ở SBT. Đọc mục : Có thể em chưa biết. Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực. Ngày soạn 07/10/09 Ngày giảng:. Tiết 19 Bài Tập I Mục tiêu 1. Kiến thức HS biết vận dụng kiến thức của ba định luật Niu tơn vào giải bài tập. 2. Kĩ năng: vận dụng biểu thức của định luật II Niu tơn. II. Chuẩn bị Giáo viên: Một số bài tập Học sinh: - Kiến thức về ba định luật Niu tơn Giải trước một số bài tập. III. Tiến trình hoạt động dạy học ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ? Phát biểu và viết biểu thức của định luật ba Niu tơn? Nêu đặc điểm của lực và phản lực? Bài mới. Hoạt động I ( 10’) Hướng dẫn HS giải bài tập 8 ( SGK tr 58) Hoạt động của HS Hoạt động của GV Đọc đề bài Thảo luận nhóm, đưa ra hướng giải bài toán. - - Để hệ cân bằng thì: Ta có yêu cầu HS đọc đề bài. Ghi tóm tắt và vẽ hình 9,11 lên bảng Yêu cầu HS thảo luận đưa ra hướng giải quyết bài toán. Gợi ý: ? Hãy xác định tất cả những lực tác dụng lên chất điểm? ? Để cho chất điểm đứng cân bằng cần có điều kiện gì? ? Tính lực căng dây thế nào? Hoạt động 2 ( 10’) Giaỷi caực caõu hoỷi traộc nghieọm : Hoạt động của HS Hoạt động của GV Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập Bài 10.11 : B Bài 10.12 : C Bài 10.13 : D Bài 10.14 : C Bài 10.15 : B Bài 10.16 : D - Yêu cầu HS làm những bài tập trắc nghiệm từ bài 10.11 đến bài 10.16 SBT tr 33,34. - Yêu cầu HS giải thích các câu lựa chọn. - Nhận xétt các câu trả

File đính kèm:

  • docGA10HOCKI1HAY.doc