. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
-Tổng hợp lực, điều kiện cân bằng của một chất điểm.
- Cách phân tích lực, nội dung các định luật Niu-tơn.
2. Về kĩ năng:
-Vận dụng được điều kiện cân bằng của chất điểm, xác định hợp lực hoặc phân tích lực để giải bài tập.
-Vận dụng được các định luật Niu-tơn để giải bài tập đơn giản liên quan đến định luật.
3. Về thái độ:
- Tích cực hoạt động giải BT trắc nghiệm và tự luận.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 19: Bài tập (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/07/2012
Ngày dạy: Tiết, Lớp 10BT, ...., Ngày..Tháng..Năm 2012
Tiết 19:
Bài tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên:
1. Về kiến thức:
-Tổng hợp lực, điều kiện cân bằng của một chất điểm..
- Cách phân tích lực, nội dung các định luật Niu-tơn.
2. Về kĩ năng:
-Vận dụng được điều kiện cân bằng của chất điểm, xác định hợp lực hoặc phân tích lực để giải bài tập.
-Vận dụng được các định luật Niu-tơn để giải bài tập đơn giản liên quan đến định luật.
3. Về thái độ:
- Tích cực hoạt động giải BT trắc nghiệm và tự luận.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề.
2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV:
a. Về phương tiện dạy học:
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
b. Chuẩn bị của GV:
- Chuẩn bị một số BT có liên quan.
c. Chuẩn bị của HV:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức của các bài để phục vụ cho việc giải bài tập, là trước các bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
CH1: Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật III Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng.
CH2: Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực. Ví dụ minh họa?
GV nhận xét câu trả lời của HV & cho điểm:
...
- HV lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Vào bài mới:
b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt:
Hoạt động 1: Giải các BT trắc nghiệm:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
Câu 1 :
a) Đáp án C.
b) 900.
Câu 2 :
Đáp án D.
Câu 3 :
Đáp án B.
Câu 4 :
Đáp án B.
Câu 5:
Đáp án C.
Câu 6 :
Đáp án D.
Câu 1 : BT5 /58SGK :
Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N.
a)Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực ?
A. 1N ; B. 2N ; C. 15N ; D. 25N
b) Góc giữa hai lực đồng qui bao nhiêu ?
Câu 2 : 10.3 SBT:
Câu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không
thể chuyển động được.
B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn
chuyển động tròn đều được.
C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của mọi vật.
D. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
Câu 3 : 10.2 SBT:
Câu nào đúng ?
Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách :
A. dừng lại ngay. B. ngã người về phía sau.
C. chúi người về phía trước.
D. ngã người sang bên cạnh.
Câu 4: 10.11 SBT :
Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào ?
A. Lớn hơn ; B. Nhỏ hơn
C. Không thay đổi ; D. Bằng 0
Câu 5: 10.12 SBT :
Một lực 1,0N tác dụng vào vật có khối lượng 2kg đang đứng yên. Trong khoảng thời gian 2s, quãng đường mà vật đó đi được là bao nhiêu ?
A. 0,5m ; B. 2,0m ; C. 1,0m ; D. 4,0m
Câu 6: 10.19 SBT : Câu nào đúng.
Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là :
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe.
B. lực mà xe tác dụng vào ngựa .
C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.
D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
1. Tổng hợp của hai hay nhiều lực đồng qui.
2. Cách phân tích một lực thành hai lực theo hai phương tác dụng của lực.
3. Nội dung định luật I Niu-tơn.
4. Quán tính của vật.
5. Nội dung và hệ thức định luật II Niu-tơn.
6. Định luật III Niu-tơn.
Hoạt động 2: Giải các BT tự luận:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Nội dung cần đạt
B
O A
P
Ta có: AOB=120o
Mà: AOF=90o
Suy ra: FOB=30o
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Suy ra:
Tóm tắt
m = 3tấn = 3.103kg
v = 20m/s
s = 40m
Giải
Gia tốc của ôtô là:
Suy ra:
Ôtô chuyển động chậm dần đều.
Áp dụng định luật II Niu-tơn để tính lực hãm phanh.
- Các em tiến hành làm bài 8 trang 58 SGK.
- Em nào giải ở nhà xong lên bảng giải lại cho cả lớp cùng sửa.
- Các em chú ý: Áp dụng điều kiện cân bằng của chất điểm, sau đó áp dụng phép phân tích lực để biểu diễn các vec tơ lực.
- Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để tìm độ lớn của các lực đó.
- Một ôtô khối lượng 3tấn đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì hãm phanh. Quãng đường hãm phanh dài 40m. Tính lực hãm phanh.
- Chúng ta hãy đọc kỷ đề bài & tóm tắt.
- Để tính được lực hãm thì chúng ta phải có:
+ Khối lượng; gia tốc.
+ Tính gia tốc bằng cách nào?
+ Sau đó áp dụng định luật II Niu tơn để tính.
B
O A
P
Ta có: AOB=120o
Mà: AOF=90o
Suy ra: FOB=30o
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
Suy ra:
Tóm tắt
m = 3tấn = 3.103kg
v = 20m/s
s = 40m
Giải
Gia tốc của ôtô là:
Suy ra:
Ôtô chuyển động chậm dần đều.
Áp dụng định luật II Niu-tơn để tính lực hãm phanh.
4. Củng cố, dặn dò:
Hoạt động của HV
Trợ giúp của GV
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- Các em về nhà làm tiếp các bài tập còn lại, và chuẩn bị bài tiếp theo nội dung cần nắm là : nắm đc thế nào là lực hấp dẫn và nội dung đ/l vạn vật hấp dẫn.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Phê duyệt của BGĐ
.
.
.
.
.
.
Hoàng Văn Tuyến
File đính kèm:
- Tiet 19 - Bai Tap.docx