Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 23 – Bài 13: Lực hướng tâm

2. Về kĩ năng:

- Xác định được lực hướng tâm và giải đc các bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.

3. Về thái độ:

- Tích cực, hăng say học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Về phương pháp:

- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề(máy chiếu nếu có thể).

2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV:

a. Về phương tiện dạy học:

 

docx3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 23 – Bài 13: Lực hướng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/../2012 Ngày dạy: Tiết, Lớp 10BT, ...., Ngày..Tháng..Năm 2012 Tiết 23 – Bài 13: Lực hướng tâm I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học viên: 1. Về kiến thức: - Nêu được lực hướng tâm trong CĐTĐ là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được CT: Fht=mv2r=mω2r 2. Về kĩ năng: - Xác định được lực hướng tâm và giải đc các bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực. 3. Về thái độ: - Tích cực, hăng say học tập. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Về phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề(máy chiếu nếu có thể). 2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV: a. Về phương tiện dạy học: - Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học, b. Chuẩn bị của GV: - Hình vẽ mô tả lực hướng tâm, TN biểu diễn lực hướng tâm cho hv quan sát. c. Chuẩn bị của HV: - Ôn lại các kiến thức đã học về chuyển động tròn đều. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB: 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HV - Nêu lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính lực ma sát trượt? Giải thích các đại lượng có trong công thức. - GV nhận xét câu trả lời của HV & cho điểm: ... - HV lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra. 3. Bài mới: a. Vào bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HV Như SGK. Lắng nghe GV đặt vấn đề. b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt: Hoạt động 1:Tìm hiểu về lực hướng tâm: Hoạt động của HV Trợ giúp của GV Nội dung cần đạt - Quan sát gv làm TN. - Trả lời CH1.1 (sợi dây) - Hv trả lời CH1.2: v CH1.3: Vẽ tiếp vectơ lực hướng tâm. CH1.4: Độ lớn của lực hướng tâm: - Định nghĩa: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. CH1.5: Trả lời (lực căng dây) - Chú ý các hiện tượng gv nêu trong phiếu học tập. - Hoàn thành vào phiếu học tập. - Lên bảng vẽ. - Suy nghĩ trả lời câu hỏi của gv. I. Lực hướng tâm: 1. Định nghĩa: - Gv cầm một đầu dâu có buộc quả nặng quay nhanh trong mặt phẳng nằm ngang. CH1.1: Cái gì đã giữ cho quả năng chuyển động tròn? CH1.2: Nếu coi quả nặng chuyển động tròn đều thì gia tốc của nó có chiều và độ lớn như thế nào? - Gọi hv lên bảng vẽ aht CH1.3: Vậy lực hướng tâm có chiều ntn? CH1.4: Theo ĐL II thì phải có lực tác dụng lên vật để gây ra gia tốc cho vật. Vậy công thức tính độ lớn của lực hướng tâm ntn? - Từ đó phát biểu định nghĩa lực hướng tâm? CH1.5: Vậy trong chuyển động của quả nặng mà chúng ta vừa quan sát, lực gì đóng vai trò lực hướng tâm? - NX: Trong trường hợp này, đó cũng coi như là câu trả lời gần đúng. Vì trọng lượng của quả nặng còn khá nhỏ nếu chúng ta quay trong mặt phẳng nằm ngang thì có thể coi lực căng của dây là lực hướng tâm. - Phát phiếu học tập cho hv, gv nói rõ về những hiện tượng nêu trong phiếu: + Vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất. + Bao diêm đặt trên bàn quay (có thể làm TN cho hv quan sát) + Một quả nặng buộc vào đầu dây. - Trong mỗi hiện tượng trên lực nào là lực hướng tâm? Vẽ hình biểu diễn. - Các em hoàn thành vào phiếu học tập. Sau đó gọi 3 hv lên bảng vẽ lại lực hướng tâm của 3 TH đó. - Đối chiếu phần trên bảng với phiếu học tập để sửa chữa cho hv. Chú ý: Lực hướng tâm là hợp lực của trọng lực P và lực căng T của dây. Lực hướng tâm không do một vật cụ thể tác vào vật theo phương nằm ngang, mà là kết quả của sự tổng hợp 2 lực P và T. - Không được hiểu lực hướng tâm là một loại lực cơ học mới, mà phải hiểu đó chính là một lực cơ học đã học (hoặc hợp lực của chúng) có tác dụng giữ cho vật chuyển động tròn. - Tại sao đường ôtô, xe lửa ở những đoạn uống cong phải làm nghiêng về phía tâm cong? - Với lớn để giữ được vật trên quỹ đạo tròn thì lực hướng tâm phải đủ lớn. Nếu không đủ lớn để đóng vai trò của lực hướng tâm thì vật sẽ văng đi, đó là chuyển động li tâm. I. Lực hướng tâm: 1. Định nghĩa: Lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. 2. Công thức: 3. Ví dụ: 4. Củng cố : Trợ giúp của GV Hoạt động của HV - Nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài là: Lực hướng tâm trong CĐTĐ là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và CT tính Fht: Fht=mv2r=mω2r - Y/c Hv về nhà tìm hiểu các vd # về ứng dụng của lực hướng tâm trong đời sống. - Y/c Hv trả lời câu hỏi 2/82 (sgk). - Hv ghi nhớ kiến thức trọng tâm. - Suy nghĩ trả lời câu hỏi 2/82 - Đứng lên tại chỗ trả lời câu hỏi 2/82(SGK) 5. Dặn dò: Trợ giúp của GV Hoạt động của HV - GV nhắc nhở Hv về làm các BT trong sgk. - Đọc phần em có biết. - Hoàn thành các BT trong sgk giờ sau Ôn tập. Hv nghe GV giao BTVN và làm đầy đủ BT theo y/c của GV. Về nhà đọc phần em có biết và chuẩn bị các BT đc giao. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Phê duyệt của BGĐ . . . . . . Hoàng Văn Tuyến

File đính kèm:

  • docxTiet 24 - Bai 14.docx