. Mục tiêu bà dạy:
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệm lực đàn hồi, nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo về điểm đặt và hướng.
- Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức của lực đàn hồi của lò xo.
- Nêu được những đặc điểm của lực căng của dây.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 26: Lực đàn hồi (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO SƠN LA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÙ YÊN
BÀI SOẠN: LỰC ĐÀN HỒI
Người soạn: Nguyễn Việt Hùng
GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Hà
Trường : THPT Phù Yên.
Sơn La 2008
Ngày soạn: 28/11/2008 Ngày dạy: 01/12/2008 Dạy lớp:10A
Ngày dạy: . Dạy lớp:..
Tiết 26: LỰC ĐÀN HỒI
A. Mục tiêu bà dạy:
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệm lực đàn hồi, nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo về điểm đặt và hướng.
- Phát biểu được định luật Húc và viết được công thức của lực đàn hồi của lò xo.
- Nêu được những đặc điểm của lực căng của dây.
- Biểu diễn được lực đàn hồi, lực căng trên hình vẽ.
- Từ thực nghiệm thiết lập được hệ thức giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
2. Về kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành.
- Vânh dụng giải bài tập.
3. Thái độ.
- Có tinh thần hợp tác, tích cực tham gia bài học.
- Phát huy tính sáng tạo trong học tập.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên.
- Lò xo, một vài quả cân, thước chia đến mm để làm thí nghiệm.
- Lực kế có mức đo khác nhau.
2. Học sinh.
- Ôn lại kiến thức cũ về lực ở lớp 6.
- Đọc trước bài mới ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy.
* Hoạt động 1: Lực đàn hồi và một vài trường hợp thường gặp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh người bắn cung và chỉ ra cánh cung sẽ làm sao?
- Nhận xét câu trả lời.
- Đưa ra khái niệm biến dạng đàn hồi.
(?) Lực nào làm cho mũi tên bay đi.
- Nhận xét câu trả lời.
- Yêu cầu HS đọc sgk phần 1.
(?) Điều kiện xuất hiện lực đàn hồi.
- Nhận xét câu trả lời.
* Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm H19.3 và H19.4
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm và nhận xét.
- Từ kết quả thí nghiệm đưa ra công thức:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 và C2.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đối với 3 lò xo để tìm ra hệ số cứng k.
(?) Điều kiện xuất hiện lực đàn hồi?
- Nhận xét câu trả lời
của HS.
- Dựa vào hình vẽ yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Nhận xét và bổ sung nếu cần.
- Đưa ra định luật Húc.
- Yêu cầu HS đọc sgk.
(?) Nêu điều kiện xuất hiện lực căng của dây.
- Nhận xét câu trả lời.
- Cho HS quan sát hình vẽ và nêu đặc điểm của lực căng.
- Nhận xét câu trả lời.
- Mô tả về ròng rọc.
- Nêu tác dụng của ròng rọc.
- Quan sát, suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đọc sgk.
- Trả lời câu hỏi.
- Tiến hành thí nghiệm dựa theo hướng dẫn của GV.
- Trình bày kết quả thí ngiệm.
- Nghe, hiểu.
- Trả lời câu hỏi.
- Làm thí nghiệm và nêu ý nghĩa về độ cứng k.
- Trả lời câu hỏi.
- Đưa ra nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc sgk.
- Nêu điều kiện.
- Nêu đặc điểm.
- Lắng nghe.
- Nghe, hiểu
1. Lực đàn hồi.
* Biến dạng đàn hồi là biến dạng do ngoại lực tác dụng mà khi thôi tác dụng vật trở về hình dạng ban đầu.
- Khái niệm lực đàn hồi: Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
-Điều kiện: Lực đàn hồi chỉ tồn tại trong một giới hạn nào đó của vật đàn hồi gọi là một giới hạn đàn hồi.
2. Một vài trường hợp thường gặp.
a. Lực đàn hồi của lò xo.
- Khi lò xo bị kéo hay bị nén thì ở hai đầu lò xo xuất hiện lực đàn hồi tác dụng vào hai vật gắn vào hai đầu của lò xo.
- Đặc điểm của lực đàn hồi:
+ Phương của lực trùng với phương của trục lò xo.
+ Chiều của lực trùng với chiều biến dạng của lò xo.
+ Độ lớn:
- Định luật Húc:Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi củ lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
Biểu thức:
b. Lực căng củ dây.
- Điều kiện xuất hiện: Khi một sợi dây bị kéo nó sẽ tác dụng lên 2 vật gắn ở hai đầu dây những lực căng.
- Đặc điểm:
+ Phương trùng với sợi dây.
+ Chiều hướng từ hai đầu vào giữa.
*. Trường hợp dây vắt qua ròng rọc.
- Ròng rọc có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng.
*. Hoạt động 2: Lực kế.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng.
- Yêu cầu HS đọc sgk và quan sát hình vẽ.
- Nêu nguyên tắc cấu tạo và phân loại lực kế.
- Đọc sgk.
- Lắng nghe.
3. Lực kế.
*. Cấu tao: Bộ phận chủ yếu là lò xo.
3. Hoạt động củng cố.
- Yêu cầu HS tóm tắt kiến thức đã học.
+ Nội dung định luật Húc, biểu diễn các lực đàn hồi của lò xo , sợi dây.
-Bài tập và câu hỏi về nhà trong sgk.
- Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Giao an bai Luc Dan Hoi.doc