Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 3 - Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều (tiết 3)

I. Mục tiêu

1.Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu rằng phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động.

2.Biết cách vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian.

3.Giải được một số bài tập đơn giản giống trong SGK và SBT : lập phương trình chuyển động, vẽ đồ thị, khai thác thông tin từ đồ thị.

II. Chuẩn bị

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 3 - Bài 2: Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..................... Ngày dạy : ...................... Tiết 3. Bài 2. Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều. I. Mục tiêu 1.Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu rằng phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động. 2.Biết cách vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian. 3.Giải được một số bài tập đơn giản giống trong SGK và SBT : lập phương trình chuyển động, vẽ đồ thị, khai thác thông tin từ đồ thị... II. Chuẩn bị 1. Giáo viên Tìm hiểu mức độ nội dung kiến thức về chuyển động đều đã giảng dạy ở lớp 8. 2. Học sinh - Giấy ô li để vẽ đồ thị. - Ôn lại các kiến thức về chuyển động đều đã học ở lớp 8, cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất trong toán học. III. Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung .GV: Đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ : 1. Phân biệt độ dời với quãng đường đi được?vận tốc trung bình với tốc độ trung bình? 2. Khái niệm vận tốc tức thời? 3. Chuyển động thẳng là gì? .HS: Trả lời câu hỏi. .GV: Nhận xét, cho điểm. .GV: Nhớ lại kiến thức lớp 8 cho biết chuyển động đều là gì? .HS: Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian. .GV: Xác nhận câu trả lời đúng. Chuyển động của một chất điểm trên một quỹ đạo thẳng gọi là chuyển động thẳng. Vậy, chuyển động thẳng đều là gì? .HS: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi. .GV: Có cách định nghĩa nào khác về chuyển động thẳng đều không?Nếu có hãy phát biểu định nghĩa đó? .HS: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó vật thực hiện được những độ dời bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian. .GV: Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc trung bình và vận tốc tức thời có mối liên hệ với nhau như thế nào? .HS: vtb = v = const. .GV: Đưa ra bài toán : Một chất điểm xuất phát từ điểm A cách gốc tọa độ O một khoảng OA = x0 trên đường thẳng Ox. Chất điểm chuyển động thẳng đều theo phương Ox với vận tốc v. Chọn gốc thời gian tại thời điểm bắt đầu chuyển động. Xác định tọa độ x của chất điểm sau thời gian chuyển động t ? .HS: Có thể không trả lời được. .GV: Đưa ra hướng dẫn: áp dụng công thức tính vận tốc tức thời. .HS: Giải bài toán : v = = const => x = x0 + v.t (*) .GV: Thông báo (*) gọi là phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng đều. Hỏi: Quãng đường của chất điểm chuyển động thẳng đều tính như thế nào? HS: S = v.t Bài 2. Vận tốc trong chuyển động thẳng. Chuyển động thẳng đều. (Tiếp theo) 5. Chuyển động thẳng đều a. Định nghĩa (SGK) Chuyển động thẳng đều : b. Phương trình chuyển động thẳng đều - Tọa độ : x = x0 + v.t x : tọa độ tại thời điểm t x0 : tọa độ tại t0 = 0 v : vận tốc - Quãng đường : S = v.t .GV: Nhận xét về mối quan hệ giữa tọa độ x và thời gian t trong phương trình chuyển động thẳng đều? .HS: Tọa độ x là một hàm bậc nhất của thời gian t. .GV: Hãy biểu diễn tọa độ x theo thời gian t trên đồ thị khi v > 0 và v < 0? Tính hệ số góc của đường biểu diễn x – t ? Nhận xét? .HS: O O Hệ số góc của đường biểu diễn x -t : tana = Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc. .GV: Dựa vào định nghĩa chuyển động thẳng đều, hãy vẽ đường biểu diễn vận tốc theo thời gian khi v > 0 và v < 0 ?Nhận xét? .HS: Đồ thị v – t là đường thẳng // Ot .GV: Hướng dẫn HS giải bài tập. 3,6,8 – SGK tại lớp. 6. Đồ thị a. Đồ thị x – t O O Hệ số góc của đường biểu diễn x - t : tana = b. Đồ thị v -t Đồ thị v – t là đường thẳng // Ot .GV: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS : Làm bài tập 5 – tr 17 SGK, 1.5, 1.7 – SBT và nghiên cứu bài 3, chuẩn bị giấy ô li để vẽ đồ thị.

File đính kèm:

  • docTiet 3 Bai 2 Van toc trong CD thang CDTD.doc