Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 32 - Bài 20: Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế

a. Về kiến thức:

Phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định)

Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.

b. Về kĩ năng:

Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền. Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ.

Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 32 - Bài 20: Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có mặt chân đế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy Säan: 7/12/2007 TiÕt:32 Bài 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG - CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định) Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. b. Về kĩ năng: Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền. Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ. Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng. c. Thái độ: II. Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị dụng cụ TN để làm các TN theo hình 20.1; 20.2; 20.3; 20.4 và 20.6 SGK. Hình vẽ hình 20.6 III. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. (3’) Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Bố trí TN hình 20.2, 20.3, và 20.4 SGK. - Trong các bài trước chúng ta đã nghiên cứu điều kiện cân bằng của các vật. Xét các vật (3 cây thước) ở vị trí cân bằng khác nhau. 3 vị trí cân bằng này có hoàn toàn giống nhau không? - Mời 1 hs lên chạm nhẹ vào cây thước cho nó lệch khỏi vị trí cân bằng, yêu câu 1 em cho nhận xét. - 3 vị trí cân bằng ta xét khác nhau về tính chất. Chúng ta cùng nhau nghiên cứu trong bài học này. - Xét từng vị trí cân bằng của thước. Thước là vật có trục quay cố định. - Làm TN hình 20.2 Kéo lệch thước ra khỏi vị trí cân bằng này 1 chút, thước quay ra xa ngay khỏi vị trí cân bằng. Hãy giải thích hiện tượng đó? + Chú ý có những lực nào tác dụng lên thước? + Khi đứng yên các lực tác dụng lên thước thỏa mãn điều kiện gì? + Khi thước lệch 1 chút, có nhận xét gì về giá của trọng lực? Trọng lực có tác dụng gì? - Dạng cân bằng như vậy gọi là cân bằng không bền. - Vậy thế nào là vị trí cân bằng không bền? * Vậy: một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng khôgn bền thì khôgn thể tự trở về vị trí đó. - Làm TN hình 20.3 Kéo lệch thước ra khỏi vị trí cân bằng này 1 chút, thước quay trở về vị trí đó. Hãy giải thích hiện tượng đó? - Nguyên nhân nào gây nên các dạng cân bằng khác nhau? - Đặt 3 hộp ở 3 vị trí cân bằng khác nhau theo hình 20.6. - Các vị trí cân bằng này có vững vàng như nhau không? Ở vị trí nào vật dễ bị lật đổ hơn? - Các vật chúng ta xét là các vật có mặt chân đế. - Thế nào là mặt chân đế của vật? - Có những vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chỉ ở một số diện tích rời nhau như hình 20.5, chỉ ra mặt chân đế trong VD? Nêu định nghĩa mặt chân đế? - Hãy xác định mặt chân đế của khối hộp ở các vị trí 1, 2, 3, 4? - Các em hãy nhận xét giá của trọng lực trong từng trường hợp? - Từ đó các em hãy đưa ra điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế - Các vị trí hình 20.6 1, 2, 3 khác nhau về mức vững vàng. + Vị trí 1 vững vàng nhất, vị trí 3 kém vững vàng nhất. - Mức độ cân bằng của vững vàng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Muốn vật khó bị lật đổ phải làm gì? - Tại sao ôtô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ chỗ đường nghiêng? - Tại sao không lật đổ được con lật đật? Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. - Hs tiến hành TN, các em còn lại quan sát rồi nhận xét. - Hiện tượng diễn ra sau khi chạm nhẹ vào thước ở các vị trí khác nhau không giống nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các dạng cân bằng. - Thảo luận để giải thích hiện tượng của TN. + Trọng lực và phản lực của trục quay. + Hai lực cân bằng. Phản lực và trọng lực có giá đi qua trục quay nên không tạo ra momen quay. + Giá của trọng lực không còn đi qua trục quay, gây ra momen làm thước quay ra xa vị trí cân bằng. - Là vị trí cân bằng mà nếu kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút, trọng lực của vật có xu hướng kéo nó ra xa VTCB. - TL để giải thích. - Trọng lực có điểm đặt tại trục quay nên không gây ra momen quay, thước đứng yên ở vị trí mới. - Đó là vị trí trọng tâm vật. Ở vị trí cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. Ở vị trí cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận - Trong trường hợp cân bằng phiếm định, vị trí trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi. Hoạt động 3: Tìm hiểu cân bằng của một vật có mặt chân đế. - Quan sát từng trường hợp rồi trả lời câu hỏi. - Các vị trí này không vững vàng như nhau. Vị trí 3 vật dễ bị lật đổ nhất. - Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chúng bằng cả một mặt đáy như hình 20.6.1. Khi ấy, mặt chân đế là mặt đáy của vật. - Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó. - (1) AB; (2) AC; (3) AD; (4) vị trí điểm A. - TL nhóm: Trường hợp 1, 2, 3 giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, trường hợp 4 giá của trọng lực không qua mặt chân đế - ĐKCB của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế). - Độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và diện tích của mặt chân đế cà ng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại. - Vì trọng tâm của ôtô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế ở gần mép mặt chân đế. - Người ta đổ chì vào đáy con lật đật nên trọng tâm của con lật đật ở gần sát đáy (võ nhựa có khối lượng không đáng kể) I. CÁC DẠNG CÂN BẰNG. O H.20.2 H.20.3 H. 20.4 1. Cân bằng không bền. Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng khôgn bền thì khôgn thể tự trở về vị trí đó. (H.20.2) 2. Cân bằng bền. Một vật bị lệch ra khỏi cị trí cân bằng bền thì tự trở về vị trí đó. (H.20.3) 3. Cân bằng phiếm định Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng phiếm định thì sẽ cân bằng ở vị trí cân bằng mới. (H.20.4) * Vị trí trọng tâm của vật gây nên các dạng cân bằng khác nhau. II. Cân bằng của 1 vật có mặt chân đế. 1. Mặt chân đế là gì? - Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ chúng bằng cả một mặt đáy như hình 20.6.1. Khi ấy, mặt chân đế là mặt đáy của vật. - Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó. 2. Điều kiện cân bằng ĐKCB của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế). 3. Mức vững vàng của cân bằng. Độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. + Trọng tâm của vật càng cao và diện tích của mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại. IV. CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: -Phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định) -Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. -Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền. Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ. V. DẶN DÒ. - Các em trả lời tiếp các câu hỏi trong SGK. - Làm tiếp các bài tập còn lại, chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTIET 32 CAC DANG CB.doc