Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 38 - Kiểm tra học kỳ I Thời gian làm bài: 45 phút

. Về kiến thức:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức trong chương trình học kỳ I.

2. Về kĩ năng:

- Vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình giải bài tập, trả lời câu hỏi.

- Kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.

- Phân tích, tính toán, tổng hợp lôgic.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 38 - Kiểm tra học kỳ I Thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2011 Ngày kiểm tra Lớp Sĩ số /11/2011 10A /11/2011 10A Tiết 38 - Kiểm tra học kỳ I Thời gian làm bài: 45 phút I - Mục tiêu: Giúp các em học sinh: 1. Về kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức trong chương trình học kỳ I. 2. Về kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học trong chương trình giải bài tập, trả lời câu hỏi.. - Kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm... - Phân tích, tính toán, tổng hợp lôgic. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài. II - Chuẩn bị: GV: Đề kiểm tra, ma trận đề kt, đáp án và thang điểm. HS : Ôn tập lại toàn bộ nội dung chương trình học kỳ I. III - Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra sĩ số của HS và ghi tên những hv vắng mặt vào sổ đầu bài: Lớp TS Vắng 10A 10A 2. Phát đề kiểm tra cho học sinh. Đáp án và thang điểm: * Đáp án: Câu Đáp án Thang điểm 1 + Chuyển động thẳng biến đổi đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian. - Chuyển động có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động thẳng nhanh dần đều. - Chuyển động có vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động thẳng chậm dần đều. 1,0 + Công thức tính v, a, s phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều: - Gia tốc: a=ΔvΔt - Vận tốc: v = v0 + at - Quãng đường: s = v0t + at22 - Phương trình: x = x0 +v0t + at22 1,0 2 + Mô men lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d 1,0 + Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều: 1. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy. 2. Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. 1,0 3 Tóm tắt + vẽ hình: m = 0,2 kg s = 0,8m; t = 4s Fms = 0,02N Tính Fk =? Trong 2 trường hợp: a/ Vật chuyển động thẳng đều b/ Vật chuyển động nhanh dần đều. 0,5 Bài giải: + Ta có các lực tác dụng lên vật là: P, N,Fms,Fk + Phương trình của vật theo định luật II Niu Tơn là: P+ N+Fms+Fk=ma (*) + Chọn trục Ox trùng với chiều chuyển động của vật, Oy vuông góc với trục Ox: + Chiếu pt (*) lên trục Ox: Fk – Fms = m.a → Fk = ma + Fms 0,5 a/ Vật chuyển động thẳng đều: a = 0, nên: Fk = Fms = 0,02N 1,0 b/ Vật chuyển động nhanh dần đều nên v0 = 0 Mặt khác, có: s= v0t+at22=at22→a= 2st2=0,1(ms2) Vậy lực kéo Fk = ma + Fms = 0,2.0,1 + 0,02 = 0,04 (N) 1,0 4 Tóm tắt + vẽ hình: F1 = 4N F2 = 6N AB = 100cm Tính: F = ? d1 = ? d2 = ? 0,5 Bài giải: + Áp dụng quy tắc tổng hợp hai lực song song ta có: F = F1 + F2 = 10N 1,0 + Giả sử điểm đặt tại O, ta có: OA + OB = d1 + d2 = 100cm (1) F1F2=OBOA=d2d1=23(2) Giải hệ (1) & (2) ta có: OA = d1 = 60 (cm) OB = d2 = 40 (cm) 1,5

File đính kèm:

  • docxTiet 38 - KT HKI (2).docx