Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 46 - Bài 27: Cơ năng

Về kiến thức:

Thiết lập & viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.

Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường.

Phát biểu được ĐLBT cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.

b. Về kĩ năng:

Vận dụng định luật bảo toàn của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài toán đơn giản.

Viết được biểu thức tính cơ năng của 1 vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo.

c. Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 46 - Bài 27: Cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 17/01/07 Tiết: 46 Bài 27: CƠ NĂNG I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Thiết lập & viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. Phát biểu được ĐLBT cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. b. Về kĩ năng: Vận dụng định luật bảo toàn của một vật chuyển động trong trọng trường để giải một số bài toán đơn giản. Viết được biểu thức tính cơ năng của 1 vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. c. Thái độ: II. Chuẩn bị. GV: Chuẩn bị dụng cụ trực quan (con lắc lò xo, con lắc đơn,) III. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’). 3. Bài mới. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Ở lớp 8 em đã biết cơ năng là gì? - Khi vật chịu tác dụng của trọng lực & khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi thì cơ năng của vật được tính bằng công thức như nhau được không. - Vậy chúng ta xét lần lượt 2 trường hợp. - Hãy định nghĩa & viết biểu thức tính cơ năng của 1 vật chuyển động trong trọng trường - Phát phiếu học tập số 1: Một vật có khối lượng m chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến N. M m N + Hãy tính công của lực bằng cách có thể? + So sánh cơ năng của vật ở M & N * Gợi ý: So sánh 2 biểu thức tính công AMN? - Xác nhận kết quả & khái quát. - Cơ năng là gì? - Phát phiếu học tập số 2: Một vật có khối lượng 5kg rơi từ độ cao 10m xuống mặt đất. Sức cản không đán kể. Lấy g = 10m/s2 (hình vẽ) j Tính cơ năng của vật ở các vị trí: + Cách mặt đất 10m + Cách mặt đất 6m + Vật chạm xuống đất k Nhận xét về sự biến đổi của và của vật? * Hệ quả: l Nếu sức cản của môi trường đáng kể thì kết quả trên còn đúng không? - Tương tự ta có thể định nghĩa cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi như thế nào? - Xác nhận câu trả lời của hs. - Gọi hs đọc định nghĩa trogn SGK. - Hãy viết công thức tính cơ năng trong trường hợp này. - Các em trả lời C1. - Hướng dẫn hs thảo luận. - Làm TN (con lắc đơn) tương ứng với C1. - Trong quá trình chuyển động thì A và B có đối xứng nhau qua CO không ? vì sao? - Xác nhận ý kiến đúng của hs. Vì TN có sức cản của không khí nên cơ năng không bảo toàn à vật chuyển động chầm dần rồi dừng lại. - Yêu cầu hs trả lời C2. - Chú ý: Nếu vật chịu tac dụng của lực cản, lực ma sát, thì cơ năng của vạt biến đổi. Công của lực cản, lực ma sát sẽ bằng độ biến thiên của cơ năng. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. - Vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng. Cơ năng của 1 vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. - Không thể được. - ĐN: Tổng động năng & thế năng của 1 vật được gọi là cơ năng của vật. Kí hiệu W - Hs làm việc cá nhân trên phiếu. + Có 2 cách tính công + So sánh: - Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì: - Làm việc cá nhân trên phiếu học tập. - Thảo luận trước lớp để tìm kết quả đúng nhất. j Tính cơ năng của vật: +; + + k Tham gia thảo luận về các nhận xét: + Nếu giảm thì tăng và ngược lại. + Ở vị trí cực đại thì và ngược lại. l Nếu sức cản của môi trường đáng kể thì kết quả trên không đúng. Vì có sức cản vật không rơi tự do nên không tính được vận tốc bằng công thức: Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi - Trả lời: Hoạt động 3: Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng - Các nhân hoàn thành C1. - Thảo luận tìm câu trả lời đúng nhất. a. Suy ra: A và B cùng độ cao. Vậy A và B đối xứng nhau qua CO. b. Tại O có cực đại; tại A, B có cực tiểu. c. Vật đi từ A à O và B à O thì chuyển hóa thành - Quan sát sự chuyển động của vật. - Không đối xứng qua CO vì có sức cản của không khí. - Một hs lên bảng giải. Các hs khác tự làm vào tập (giấy nháp) - Thảo luận để chọn kết quả đúng nhất. Vậy cơ năng giảm. - I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. 1. Định nghĩa: Tổng động năng & thế năng của vật được gọi là cơ năng của vật. Kí hiệu W 2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường. Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn. 3. Hệ quả - Nếu động năng giảm thì thế năng tăng (động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại. - Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại. II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn. IV. CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: -Thiết lập & viết được biểu thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. -Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. -Phát biểu được ĐLBT cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. V. DẶN DÒ. - Yêu cầu hs giải bài tập số 3 SGK - Về nhà học bài làm tiếp các bài tập trong SBT, chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTIET 46 CO NANG.doc