a. Về kiến thức:
Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích. Phát biểu & nêu được hệ thức giữa p, T trong quá trình đẳng tích. Nhận dạng được đường đẳng tích trogn hệ tọa độ (p, T)
b. Về kĩ năng:
Xử lý được các số liệu ghi trong bảng kết quả TN để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p, T trogn quá trình đẳng tích.
Vận dụng được Đl Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
c. Thái độ:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 50 - Bài 30: Quá trình đẳng tích – Định luật Sác-Lơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 12/02/07
Tiết: 50 Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH – ĐỊNH
LUẬT SÁC-LƠ
I. Mục tiêu.
a. Về kiến thức:
Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích. Phát biểu & nêu được hệ thức giữa p, T trong quá trình đẳng tích. Nhận dạng được đường đẳng tích trogn hệ tọa độ (p, T)
b. Về kĩ năng:
Xử lý được các số liệu ghi trong bảng kết quả TN để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p, T trogn quá trình đẳng tích.
Vận dụng được Đl Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
c. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
Dụng cụ để TN ở hình 30.2 SGK; phiếu học tập.
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’).
Phát biểu & viết biểu thức của định luận Bôi-lơ – Ma-ri-ốt? Đường đằng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) có dạng gì?
3. Bài mới.
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Quá trình đẳng nhiệt là gì?
- Trong quá trình đẳng nhiệt thông số nào thay đổi & thay đổi theo quy luật nào?
- Quá trình đẳng tích là gì? Hãy lấy 1 ví dụ về quá trình đẳng tích?
- Xác nhận câu trả lời đúng của hs. Nhấn mạnh lại quá trình đẳng tích.
- Trong quá trình đẳng tích p và T liên hệ nhau thế nào?
- Xác nhận & chỉnh sửa câu trả lời của hs.
- Có thể kl áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ được không?
- Làm thế nào để kiểm tra dự đoán.
- Để làm TN này cần có những dụng cụ nào? Và bố trí ntn?
- Hướng dẫn TL tìm phương án.
+ Cần có một bình kín chứa lượng khí m.
+ Có áp kế gắn vào bình để đo áp suất khí trong bình; nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước trong bình.
+ Làm thay đổi nhiệt độ của khí trong bình mà khí không tràn ra ngoài.
- Với các dụng cụ đã có chúng ta tiến hành TN ntn?
- Gv biểu diễn TN
- Nếu hs không tự xử lý số liệu được có thể gợi ý:
+ Muốn biết p có tỉ lệ thuận với T hay không thì ta xét tỉ số p/T
+ Nếu p/T không đổi, cho phép kết luận có tỉ lệ thuận với T.
- Nếu lặp lại TN với khối lượng khí thì có thay đổi không?
- Vì thời gian có hạn nên chúng ta chỉ tiến hành 1 TN; Sác-lơ & nhiều nhà khoa học khác đã tiến hành làm TN & đưa ra nhận xét: Trong quá trình đẳng tích, nhưng độ lớn của hằng số phụ thuộc vào khối lượng khí & thể tích khí.
- KL này là nội dung của định luật Sác-lơ
- Có thể phát biểu ĐL Sác-lơ như thế nào?
- Thông báo khái niệm đường đẳng tích.
- Dựa vào kết quả TN hãy vẽ đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T)
- Kiểm tra kết quả của hs. Dán hình vẽ lên bảng, nhấn mạnh đường đẳng tích nếu kéo dài sẽ qua gốc tọa độ. Không được vẽ thẳng qua gốc tọa độ vì T = 0 & p = 0 là đều không thể có được.
- Vẽ thêm đường đẳng tích V2 so sánh
- Gợi ý: Vẽ đường đẳng nhiệt cắt đường đẳng tích V1 tại A và cắt đường đẳng tích V2 tại B.
+ So sánh p1 với p2
+ So sánh V1 với V2
- Các em trả lời C3
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình đẳng tích.
- Hs trả lời kiến thức cũ
- Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi. VD: Đun nóng khí trong xilanh kín; phơi năng một bình thủy tinh chứa khí & đậy kín.
Hoạt động 2: Xây dựng định luật Sác-lơ.
- Làm việc cá nhân để trả lời (khi nhiệt độ tăng, các pt va chạm vào thành bình mạnh hơn nên áp suất tăng & ngược lại)
- Hs trả lời.
- Làm TN
- Đề suất các phương án, dụng cụ TN;
- Tiến hành TN: (đun khí trong bình, đọc p & T ghi vào bảng)
Nhiệt độ (K)
Áp suất (105Pa)
- Quan sát rồi ghi kq TN vào bảng
- Dựa vào kết quả thu được sẽ tìm ra được p có tỉ lệ thuận với T hay không.
- Nhận xét được
- Tiến hành lại TN mới biết kết quả.
- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Hoạt động 3: Vẽ đường đẳng tích và chỉ ra đặc điểm của nó.
- Ghi nhận khái niệm
- Vẽ đường đẳng tích.
- Sửa kết quả
p V2
V1>V2
p2
p1 V1
O T
- C3: Đường trên ứng với thể tích nhỏ hơn.
I. Quá trình đẳng tích
Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.
II. Định luật Sác-lơ
1. Thí nghiệm
2. Định luật Sác-lơ
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ thuyệt đối.
hay
III. Đường đẳng tích
Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.
p V2
V1>V2
p2
p1 V1
O T
Đường trên ứng với thể tích nhỏ hơn.
IV. CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được:
-Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích. Phát biểu & nêu được hệ thức giữa p, T trong quá trình đẳng tích. Nhận dạng được đường đẳng tích trogn hệ tọa độ (p, T)
-Xử lý được các số liệu ghi trong bảng kết quả TN để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p, T
-Vận dụng được Đl Sac-lơ để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự.
V. DẶN DÒ:- Các em đọc lại phần ghi nhớ, 2 hs lên bảng giải BT số 7 SGK.
- Các em về nhà học & làm lại các BT của 2 bài trước để chuẩn bị cho tiết sau.
File đính kèm:
- TIET 50 DINH LUAT SAC -LO.doc