Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 59 - Bài 34: Chất rắn kết tinh - Chất rắn vô định hình

a. Về kiến thức:

Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng.

Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.

b. Về kĩ năng:

Kể ¬ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tiết 59 - Bài 34: Chất rắn kết tinh - Chất rắn vô định hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 20/03/07 Tiết: 59 Chương VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ Bài 34: CHẤT RẮN KẾT TINH - CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH I. Mục tiêu. a. Về kiến thức: Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng. b. Về kĩ năng: Kể ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống. c. Thái độ: II. Chuẩn bị. GV: Một số hạt muối ăn; tranh ảnh về tinh thể muối ăn, kim cương, than chì. III. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp 2. Bài mới. Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Trong chương trước chúng ta đã nghiên cứu các tính chất của chất khí về mặt hiện tượng và năng lượng, trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể của các chất. - Trong bài đầu chương chúng ta sẽ phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình; chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể. - Trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là chất rắn kết tinh. + Cho hs quan sát các hạt muối ăn bằng mắt thường và bằng KHV (hình 34.1 SGK). Rút ra nhận xét về hình dạng của những hạt muối này? - Giới thiệu cấu trúc tinh thể. - Các em trả lời C1 - Chúng ta tiến hành 2 so sánh sau: + So sánh các tính chất của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. + So sánh các tính chất của chất đơn tinh thể và đa tinh thể. - Gv gợi ý hs thảo luận: + Đầu tiên chúng ta hãy đọc SGK (phần a mục 2 và mục II) để so sánh chất rắn kết tinh với chất rắn vô định hình. + Đọc tiếp theo phần c của mục 2 để so sánh chất đơn tinh thể với chất đa tinh thể. + Thảo luận nhóm về câu C2. Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. - Hs tập trung theo dõi. Hoạt động 2: Tìm hiểu chất rắn kết tinh. - Hs quan sát các hạt muối ăn bằng mắt thường và bằng KHV (nếu có). Rút ra nhận xét - Theo dõi để trả lời C1 (tinh thể được hình thành trong quá trình đông đặc) Hoạt động 3: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình – chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể. - Tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của gv. - Hoàn thành theo hướng dẫn của gv - C2 (Chất răn đa tinh thể được cấu tạo bởi vô số các tinh thể nhỏ sắp xếp hỗn độn. Vì thế tính dị hướng của mỗi tinh thể nhỏ được bù trừ trong toàn khối chất, nên chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng như chất rắn đơn tinh thể) I. Chất rắn kết tinh. 1. Cấu trúc tinh thể. Cấu trúc tinh thể hay tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó. 2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh. SGK 3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh. SGK IV. CỦNG CỐ: Qua bài này chúng ta cần nắm được: -Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. -Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng. -Kể ra được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống. V. DẶN DÒ. - Các em trả lời các câu hỏi trong SGK. - Về nhà làm tiếp các BT trong SBT và chuẩn bị bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTIET 59 CHAT RAN.doc