Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tuần 1 - Tiết : 01: Chuyển động cơ (Tiếp)

Kiến thức:

+ Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian.

+ Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu.

2/ Kỹ năng :

+ Xác định được vị trí của chất điểm.

+ Giải được bài toán đổi gốc thời gian

 

doc59 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tuần 1 - Tiết : 01: Chuyển động cơ (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/08/2013 Tuần 1-Tiết : 01 CHUYỂN ĐỘNG CƠ I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: + Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian. + Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu. 2/ Kỹ năng : + Xác định được vị trí của chất điểm. + Giải được bài toán đổi gốc thời gian 3/ Thái độ : + Tích cực thảo luận nhóm. II/ Chuẩn bị phương tiện dạy và học : + Thầy: Xem lại phần cơ học lớp 8, ví dụ thực tế. + Trò: Tham khảo bài mới III/Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chương trình vật lý 10. ( 5 phút ) Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi chú KQ cần đạt 8 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động cơ là gì? Vật mốc là gì? Tại sao chuyển động cơ có tính tương đối? Nêu ví dụ . Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả: PPDH: Đàm thoại, mô phỏng, thảo luận: - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần thực hiện. - Điều khiển thảo luận nhóm - Cung cấp đáp án Thảo luận, so sánh kết quả của các nhóm với đáp án. -HS nắm được chuyển động là sự dời chỗ của vật thể theo thời gian. -Vật đứng yên gọi là vật mốc. -Hiểu được tính tương đối của chuyển động 7 phút Hoạt động 2:Tìm hiểu khi nào vật được coi là chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm. Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả: PPDH: Đàm thoại, mô phỏng, thảo luận - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần thực hiện. - Điều khiển thảo luận nhóm - Cung cấp đáp án Thảo luận, so sánh kết quả của các nhóm với đáp án * HS nắm được chất điểm là gì, quỹ đạo chuyển động của chất điểm 10 phút Hoạt động 3:Biết cách xác định vị trí của chất điểm Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi PPDH: Đàm thoại, thảo luận. Gv gợi ý cho HS cách xác định vị trí của chất điểm trên quỹ đạo. · Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian ( vật làm mốc và hệ trục toạ độ). 10 phút Hoạt động 4: Xác định được thời điểm và thời gian Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi PPDH: Thuyết trình, minh họa, thảo luận. GV gợi ý cho HS phân biệt thời điểm , thời gian , để xác định khoảng thời gian người ta dùng dụng cụ nào ? cách chọn mốc thời gian , trong vật lý ta chọn mốc thời gian như thế nào ? vì sao phải chọn như vậy · HS biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ). · HS nắm được mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật. 5 phút Hoạt động 5: Tìm hiểu hệ quy chiếu và chuyển động tịnh tiến. Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả: PPDH:Thuyết trình, thảo luận - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần thực hiện. - Điều khiển thảo luận nhóm - Cung cấp đáp án Thảo luận, so sánh kết quả của các nhóm với đáp án · HS nắm được hệ quy chiếu gồm: - Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. - Một mốc thời gian và một đồng hồ. · HS nắm được khái niệm về chuyển động tịnh tiến. IV/ Hướng dẫn về nhà: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK , xem bài mới V/ Rút kinh nghiệm giờ dạy: Nên có ví dụ sinh động hơn về chuyển động cơ, cho học sinh lấy thêm vài ví dụ để giúp học sinh hiểu sâu hơn Nội dung ghi bảng Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ 1. Chuyển động cơ là gì? a, Định nghĩa: - Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian. - Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách giữa vật và các vật khác được coi như đứng yên. Vật đứng yên được gọi là vật mốc. b, Tính chất: Chuyển động cơ có tính tương đối. 2. Chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm: a, Chất điểm: Nếu kích thước của vật nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó, ta có thể coi vật như một chất điểm. b, Quỹ đạo: Khi chuyển động, chất điểm vạch một đường trong không gian gọi là quỹ đạo. 3. Xác định vị trí của một chất điểm( SGK): 4. Xác định thời gian ( SGK): 5. Hệ Quy chiếu: Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian 6. Chuyển động tịnh tiến: Tổng quát, khi vật chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít nên nhau được. Phiếu học tập: Câu 1 : Một vật được coi là chất điểm khi: A: Kích thước của vật rất nhỏ không thể quan sát được. B: Kích thước của vật nhỏ có thể quan sát được. C: Kích thước của vật rất nhỏ so với các vật khác ở xung quanh nó. D: Kích thước của vật rất nhỏ nên có thể bỏ qua so với đường đi. Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm? A: Viên đạn bay trong không khí. B: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. C: Viên bi rơi từ tầng nhà thứ 9. D: Trái Đất tự quay quanh trục của nó. Câu 3: Chọn câu ĐÚNG trong các câu sau : A: Tọa độ của vật chuyển động chỉ phụ thuộc gốc tọa độ. B: Tọa độ của vật chuyển động phụ thuộc gốc tọa độ và gốc thời gian. C: Tọa độ của vật chuyển động không phụ thuộc gốc tọa độ. D: Tọa độ của vật phụ thuộc vào hệ trục tọa độ. Ngày soạn:16/08/2013 Tuần 1+2-Tiết : 2+3 VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được vận tốc tức thời là gì. Lập được phương trình toạ độ :x = x0 + vt. Vận dụng được x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. Vẽ được đồ thị toạ độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược chiều. Dựa vào đồ thị toạ độ xác định thời điểm, vị trí đuổi kịp hay gặp nhau Kỹ năng : Lập phương trình chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật Vẽ , đọc đồ thị x( t ) ; v ( t ) II/ Chuẩn bị phương tiện dạy và học : GV: Chuẩn bị câu hỏi liên quan đến vectơ, biểu diễn vectơ. Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm HS: Ôn lại kiến thức về chuyển động thẳng ở lớp 8. III/Các hoạt động dạy và học: Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Kiểm tra kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều. Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi chú KQ cần đạt 15 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu độ dời , phân biệt được độ dời và quãng đường đi được Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả: PPDH: Đàm thoại, mô phỏng, thảo luận Hướng dẫn HS các nhiệm vụ + Yêu câu HS nêu được các yếu tố của véc tơ độ dời. -HS nắm được Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian Dt. 15 phút Hoạt động 2:Nắm được thế nào là vận tốc trung bình Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả: PPDH: Đàm thoại, mô phỏng, thảo luận Yêu câu HS đọc SGK và cùng nhau thảo luận về véc tơ vận tốc trung bình , tốc độ trung bình +Gợi ý để HS chú ý : Phương , chiều , độ lớn của các đại lượng -HS nắm được vectơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian Dt = t2 – t1 là: Với chuyển động thẳng, ta có -HS nắm được phương , chiều của vectơ vận tốc trung bình 10 phút Hoạt động 3:Nắm được thế nào là vận tốc tức thời Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi PPDH: Đàm thoại, thảo luận. Hướng dẫn HS tìm hiểu vectơ vận tốc tức thời , đặc điểm của chúng · HS hiểu được nếu khoảng thời gian Dt rất nhỏ, thì đại lượng (khi Dt rất nhỏ), gọi là vectơ vận tốc tức thời của chất điểm tại thời điểm t. · Đơn vị của vận tốc trung bình, vận tốc tức thời 25 phút Hoạt động 4: Tìm hiểu chuyển động thẳng đều : định nghĩa , phương trình chuyển động thẳng đều Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi PPDH: Thuyết trình, minh họa, thảo luận. Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi thế nào là chuyển động thẳng đều ? Vận tốc trung bình và vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng đều có đặc điểm gì ? -Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi. -Gọi x0 là toạ độ của chất điểm tại thời điểm t0 x là toạ độ tại thời điểm ta có: = hằng số. -phương trinh chuyển động thẳng đều là : x = x0 + vt Toạ độ x là hàm bậc nhất của thời gian. 20 phút Hoạt động 5: Vẽ được đồ thị tọa độ , đồ thị vận tốc theo thời gian Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi PPDH:Thuyết trình, thảo luận GV cach Vẽ đồ thị x(t) , và đồ thị v(t) · Đồ thị toạ độ - thời gian : Đường biểu diễn x = x0 + vt là một đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0), có hệ số góc là : tana = = v Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn toạ độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc. IV/ Hướng dẫn về nhà: Trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK , xem bài mới V/ Rút kinh nghiệm: Thêm một vài hình ảnh minh họa DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Độ dời a) Độ dời Xét một chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1 , chất điểm ở vị trí M1 . Tại thời điểm t2 , chất điểm ở vị trí M2. Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian nói trên. b) Độ dời trong chuyển động thẳng -Trong chuyển động thẳng, chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì vectơ độ dời có phương trùng với trục ấy. Giá trị đại số của vectơ độ dới bằng: rx = x2 – x1 trong đó x1 , x2 lần lượt là tọa độ của các điểm M1 và M2 trên trục Ox. - Trong chuyển động thẳng, giá trị đại số rx của vectơ độ dời và gọi tắt là độ dời. 2) Độ dời và quãng đường đi(SGK) 3.Vận tốc trung bình - Vectơ vận tốc trung bình : - Trong chuyển động thẳng, vectơ vận tốc trung bình vtb có giá trị đại số: trong đó x1 , x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2 , vtb gọi tắt là vận tốc trung bình. Vận tốc trung bình = Độ dời / Thời gian thực hiện độ dời.Đơn vị của vận tốc trung bình là m/s hay km/h. Tốc độ trung bình = Quãng đường đi được / Khoảng thời gian đi . 4. Vận tốc tức thời Vectơ vận tốc tức thời tại thời điểm t, kí hiệu là vectơ v, là thương số của vectơ độ dời MM ‘ và khoảng thời gian rt rất nhỏ (từ t đến t +rt) thực hiện độ dời đó. (khi rt rất nhỏ). Mặt khác, khi rt rất nhỏ thì độ lớn của độ dời bằng quãng đường đi được , ta có: (khi rt rất nhỏ) 5. Chuyển động thẳng đều *Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi. Gọi x0 là tọa độ của chất điểm tại thời điểm ban đầu t0 = 0, x là tọa độ tại thời điểm t sau đó. Vận tốc của chất điểm bằng: (1) Công thức (1) gọi là phương trình chuyển động của chât điểm chuyển động thẳng đều. 6. Đồ thị a. Đồ thị toạ độ Đường biểu diễn pt (1) là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0). Hệ số góc của đường thẳng là Hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc. Khi v > 0, tana > 0, đường biểu diễn đi lên phía trên. Khi v < 0, tana < 0, đường biểu diễn đi xuống phía dưới. b. Đồ thị vận tốc Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi. Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian. Độ dời (x-x0) được tính bằng diện tích hình chữ nhật có một cạnh bằng v0 và một cạnh bằng t. Phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1 : Một chiếc xe chạy liên tục trong 6 giờ, 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h, và trong 1 giờ cuối với vận tốc 16 km/h. Tốc độ trung bình của xe là : A. 28,7 km/h. B. 31 km/h. C. 35 km/h. D. Đáp số khác. Câu 2 : Một người đi xe máy bắt đầu cho xe chạy trên đoạn đường thẳng, trong 5 giây đầu tiên xe chạy được quãng đường 25 m và trong 7 giây tiếp theo chạy được quãng đường 71 m. Tốc độ trung bình của xe máy trong khoảng thời gian trên là : A. 12 m/s. B. 4 m/s. C. 9 m/s. D. 8 m/s. Câu 3 : Một chiếc xe chạy được quãng đường 12 km trong 40 phút thì tốc độ trung bình là : A. 0,3 km/h. B. 8 km/h. C. 18 km/h. D. 48 km/h. Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình Trong chuyển động biến đổi đều? A. Không có trường hợp nào. B. Vật chuyển động trên một đường thẳng chỉ theo một chiều, chọn chiều dương là chiều chuyển động C. Vật chuyển động trên một đường thẳng chỉ theo một chiều. D. Vật chuyển động trên đường thẳng theo chiều dương. Câu 5: Vận tốc tức thời là: A. Vận tốc của vật chuyển động rất nhanh. B. Vận tốc của một điểm trong quá trình chuyển động. C. Vận tốc của một vật được tính rất nhanh. D. Vận tốc của vật trong quãng đường rất ngắn. Ngày soạn:29/08/2013 Tuần 2-Tiết : 4 KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nắm vững mục đích của việc khảo sát chuyển động thẳng là tìm hiểu đặc tính nhanh, chậm của chuyển động thể hiện ở biểu thức vận tốc theo thời gian. Hiểu được muốn đo vận tốc phải xác định được tọa độ, đo thời gian. Kỹ năng : Biết cách sử dụng thì kế để xac định thời điểm vật đi qua một tọa độ đã biết. Biết xử lý kết quả đo được và sử dụng các công thức thích hợp để tìm các đại lượng mong muốn. Biết cách vẽ đồ thị ( v - t) và nhận xét tính chất chuyển động từ đồ thị. II/ Chuẩn bị phương tiện dạy và học : 1/ GV: TN xe lăn trên máng nghiêng. 2/ HS: Ôn lại chuyển động thẳng đều, vận tốc trung bình, vận tốc tức thời. III/Các hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 2/ Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi chúKQ cần đạt 28 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của chuyển động thẳng của xe lăn từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng. KTHTTC: Đặt câu hỏi. - Quan sát chuyển động theo mô tả, liên hệ thực tế trả lời. Chuyển động thẳng nhanh dần. Độ dời trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tăng dần. g Chuyển động thẳng nhanh dần thì độ lớn vận tốc tăng dần theo thời gian. PPDH: Thí nghiệm biểu diễn, - Làm TN biễu diễn để HS quan sát. - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần thực hiện - Điều khiển thảo luận nhóm. - Hướng dẫn học sinh cách thu thập số liệu, cách ghi bảng số liệu, quan sát và nhận xét thí nghiệm. -HS hiểu được chuyển động của xe lăn là một chuyển động thẳng nhanh dần. -HS biết cách sử dụng thì kế để xac định thời điểm vật đi qua một tọa độ đã biết. -Tính vận tốc tức thời tại các thời điểm mà xe lăn qua B, C, 10 phút Hoạt động 2: Xử lì kết quả đo. KTHTTC: Làm việc nhóm - Lấy số liệu đo được để xử lý theo gợi ý của GV, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. PPDH: Đàm thoại, mô phỏng, thảo luận - Hướng dẫn học sinh xử lí kết quả đo được bằng TN - Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian. - Tính vận tốc trung bình trong các khoảng thời gian 0,1s liên tiếp từ t=0. - Tính vận tốc tức thời theo phương pháp tính số. - HS hiểu được muốn đo vận tốc phải xác định được tọa độ, đo thời gian. - HS có kĩ năng xử lý kết quả đo được và sử dụng các công thức thích hợp để tìm các đại lượng mong muốn. - HS biết cách vẽ đồ thị ( v - t) và nhận xét tính chất chuyển động từ đồ thị. IV/ Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Làm BT 1,2/trang 20 SGK - Xem bài mới V/ Rút kinh nghiệm: Bài học phần lớn xây dựng trên cơ sở bài 2, nên nhắc HS xem kĩ lại kiến thức cơ bản đã học. Ngày soạn:5/09/2013 Tuần 3-Tiết : 5 TIẾT 5. CHUYỂN ĐỘNG THẰNG BIẾN ĐỔI ĐẾU I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : - Nêu được gia tốc tức thời là gì. - Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều ( nhanh dần đều, chậm dần đều) - Nêu được đặc điểm của vecto gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng nhanh dần đều. - Viết được công thức gia tốc của một chuyển động thẳng biến đổi. - Viết được công thức tính vận tốc và vận dụng được công thức này 2/ Kĩ năng: - Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian. Biết cách giải bài toán đơn giản liên quan đến gia tốc. 3/ Thái độ: - Tích cực, nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều - Học sinh: đọc trước tài liệu sách giáo khoa, xem lại kiến thức về chuyển động thẳng đều, cách vẽ đồ thị. III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về chuyển động thẳng đều và đồ thị của chuyển động thẳng đểu (5 phút) Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi chú KQ cần đạt 15 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu gia tốc trong chuyển động thẳng Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi. - Liên hệ phương của vận tốc phương của vecto gia tốc - Từ biếu thức gia tốc trung bình biếu thức gia tốc tức thời PPDH: Đàm thoại, kết hợp làm việc với sách giáo khoa.. - Gợi ý cho HS gia tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc - Gợi ý cho HS xây dựng biếu thức gia tốc trung bình: nêu được phương, chiều, độ lớn và đơn vị của gia tốc - Gợi ý cho HS xây dựng biếu thức gia tốc tức thời: nêu được phương, chiều, độ lớn - HS nắm được khái niệm gia tốc - HS nắm được biểu thức gia tốc trung bình: Nắm được đơn vị - HS nắm được biểu thức gia tốc tức thời: ( rất nhỏ) 17 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển động thẳng biến đổi đều Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi. - Liên hệ với tiết trước nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đềuđịnh nghĩa - Từ biểu thức gia tốc chọn điều kiện ban đầu biểu thức vận tốc - Căn cứ vào dấu của a và v tính chất chuyển động của vật - Liên hệ với chuyển động thẳng đều và dựa vào biểu thức vận tốcvẽ đồ thị kết luận PPDH: Thuyết trình, thảo luận. - Gợi ý cho HS nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều - Gợi ý cho HS rút ra định nghĩa - Gợi ý cho HS xây dựng biểu thức vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều - Gợi ý cho HS dựa vào dấu của a và v để kết luận tính chất chuyển động của vật - Gợi ý cho HS vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian dựa vào biểu thức vận tốc - HS nêu được ví dụđịnh nghĩa: chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi - Nắm dược biếu thức vận tốc v = v0 + at -Nắm được: + a.v > 0 chuyển động nhanh dần đều + a.v < 0 chuyển động chậm dần đều - Nắm được cách vẽ đồ thị và dựa vào đồ thị có - Nắm được trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng gia tốc IV/ CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 8 phút) - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 4 và BT 1,2,3 trang 24 SGK vật lí 10 nâng cao. - Yêu cầu học sinh về nhà làm BT 4,5 trang 24 SGK vật lí 10 nâng cao. - Xem trước bài: phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều V/ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC - Bài học có liên quan nhiều đến kiến thức ở những tiết trước cần yêu cầu học sinh đọc lại phần kiến thức có liên quan. DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Gia tốc trong chuyển động thẳng: Đại lượng vật lí đặc trưng cho độ biến đổi nhanh chậm của vận tốc gọi là gia tốc a. Gia tốc trung bình: có cùng phương với quỹ đạo, giá trị đại số của nó là: Đơn vị: m/s2 b. Gia tốc tức thời: ( khi rất nhỏ) có cùng phương với quỹ đạo thẳng của chất điểm và có giá trị đại số: ( khi rất nhỏ) 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều: a. Ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều: (SGK) b. Định nghĩa: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi c. Sự biến đổi của vận tốc theo thời gian: Chọn chiều dương trên quỹ đạo Gọi v, v0 là vận tốc tại thời điểm t và thời điểm ban đầu t0 = 0 Vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là: v = v0 + at Chuyển động nhanh dần đều: Khi tích a.v > 0 chuyển động nhanh dần đều Chuyển động chậm dần đều: Khi tích a.v < 0 chuyển động chậm dần đều d. Đồ thị vận tốc theo thời gian: a = tan = Vậy trong chuyển động biến đổi đều, hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian bằng gia tốc Ngày soạn:5/09/2013 Tuần 3-Tiết : 6 PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẰNG BIẾN ĐỔI ĐẾU I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : - Hiểu rõ phương trình chuyển động từ công thức biểu diễn tọa độ của một chất điểm theo thời gian. - Thiết lập phương trình chuyển động từ công thức vận tốc bằng phép tính đại số và nhờ đồ thị vận tốc. - Nắm vững được các công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc. - Hiểu rõ đồ thị phương trình chuyển động biến đổi đều là một đường parabol. 2/ Kĩ năng: Áp dụng các công thức của tọa độ, của vận tốc để giải các bài toán chuyển động của một chất điểm, của hai chất điểm chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều. 3/ Thái độ: - Tích cực, nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: Các câu hỏi về chuyển động thẳng biến đổ đều - Học sinh: đọc trước tài liệu sách giáo khoa, xem lại kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, cách vẽ đồ thị. III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Đại lượng nào cho ta biết vận tốc biến đổi nhanh hay chậm ? - Công thức tính độ lớn của đại lượng ấy ? - Thế nào là một chuyển động thẳng biến đổi đều ? Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi chú KQ cần đạt 20 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả: - Liên hệ phương trình nếu v0 = 0 vẽ đồ thị Về nhà tham khảo SGK PPDH: Đàm thoại, thảo luận - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần thực hiện - Điều khiển thảo luận nhóm - Cung cấp đáp án Thảo luận, so sánh kết quả của các nhóm với đáp án - Gợi ý cho HS khi v0 = 0 x = x0 + at2 : đồ thị là một phần của đường parabol - Hướng dẫn HS về nhà đọc SGK đển tìm hiểu cách tính độ dời trong chuyển động thẳng biến đổi đều - HS nắm được phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at2 - HS nắm được dạng đồ thị nếu v0 = 0 +a> 0 : phần lõm hướng lên trên + a < 0 : phần lõm hướng xuống dưới. 13 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc Kỹ thuật học tập tích cực: Đặt câu hỏi. - Liên hệ với độ dời, công thức gia tốc và phương trình chuyển động biểu thức liên hệ giữa v, a, x - Liên hệ phương trình chuyển động trong trường hợp v0 = 0biểu thức tính s, t, v PPDH: Thuyết trình, thảo luận. - Gợi ý cho HS để xây dựng biểu thức - Gợi ý cho HS trường hợp v0 = 0, chất điểm chuyển động theo một chiều và chiều đó là chiều dương biểu thức tính s, t, v HS nắm được biểu thức HS nắm các biểu thức: s = t = IV/ CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (7 phút) - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2 và BT 1,2 trang 28 SGK vật lí 10 nâng cao. - Yêu cầu học sinh về nhà làm BT 3,4,5 trang 28 SGK vật lí 10 nâng cao. - Xem trước bài: Sự rơi tự do V/ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC - Bài học có liên quan nhiều đến kiến thức ở những tiết trước cần yêu cầu học sinh đọc lại phần kiến thức có liên quan. DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: a. Thiết lập phương trình: x = x0 + v0t + at2 Gọi là phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều b. Đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng biến đổi đều: - Đường biểu diễn sự phụ thuộc của tọa độ theo thời gian là một phần đường parabol. Từ phương trình x = x0 + v0t + at2 Nếu v0 = 0 Þ x = x0 + at2, khi đó ta có đồ thị biểu diễn x theo t có dạng : +Trường hợp CD NDD a> 0 + Trường hợp CD NDD a< 0 c. Cách tính độ dời trong chuyển động thẳng biến đổi đều: (SGK) 2. Công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc: a. b. Trường hợp v0 = 0, chất điểm chuyển động theo một chiều và chiều đó là chiều dương s = t = Ngày soạn:12/09/2013 Tuần 4-Tiết: 7 BÀI TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. 2. Kĩ năng: Giải được các bài tập về chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. II/ Chuẩn bị phương tiện dạy và học : 1. Giáo viên: Chọn lọc các bài tập, phiếu học tập. 2. Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học. III/Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều,các công thức veà vaän toác trung bình, caùc coâng thöùc vaän toác töùc thôøi coâng thöùc lieân heä ñoä dôøi vaän toác vaø gia toác. 2. Tiến trình dạy học: Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Ghi chú KQ cần đạt 5 phút Hoạt động 1: Lập nhóm theo yêu cầu GV Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động theo nhóm -Phát đề bài tập cho các nhóm, - Giao nhiệm vụ học tập cho mỗi nhóm - HS đạt được Biết cách hoạt động cá nhân trong một nhóm, phát huy tính tích cực trong học tập. 10 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu bi tập 1 Bài 1: Chất điểm chuyển động dọc trục Ox có phương trình : x = 10 + 10t – 0,4t2 (m) Nêu tính chất chuyển động. Tìm độ dời trong khoảng từ t = 0 g t = 2s. Tìm vận tốc lúc t = 10s, lúc t = 15s và vận tốc trung bình trong khoảng thời gian đó. Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luận nhóm + Báo cáo kết quả. PPDH: Đàm thoại, thảo luận - Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần thực hiện - Điều khiển thảo luận nhóm. -Khái quát phương pháp giải chung cho từng dạng bài tập - Cung cấp đáp án -Thảo luận, so sánh kết quả của các nhóm với đáp án - HS có kĩ năng + Giải được BT xác định tính chất chuyển động của vật chuyển động thẳng biến đổi đều. + Biết viết tìm độ dời trong một khoảng thời gian . + Biết xác định vận tốc tại một thời điểm và vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều 10 phút Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập 2 trang 28 SGK Kỹ thuật học tập tích cực: Làm việc nhóm + Làm việc cá nhân + Thảo luậ

File đính kèm:

  • docGiao an 10 NC HKI day du.doc
Giáo án liên quan