Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tuần 25 - Tiết 47 - Bài 8 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.

- Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí.

- Nêu được định nghĩa của khí lý tưởng

1.2. Kĩ năng: Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tuần 25 - Tiết 47 - Bài 8 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế ngày 02/03/2008 Tiết: 47 Tuần: 25 Phần II: NHIỆT HỌC CHƯƠNG V - CHẤT KHÍ Bài 28: CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Hiểu được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8. - Nêu được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí. - Nêu được định nghĩa của khí lý tưởng 1.2. Kĩ năng: Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn. 2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên: - Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.4 sgk - Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 sgk 2.2.Học sinh: Ôn lại kiến tức đã học về cấu tạo chất ở THCS 3 . TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC - Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ (4 phút): Nhắc lại thuyết động học về cấu tạo chất? - Nội dung : Hoạt động 1 (7 phút): Ôn tập về cấu tạo chất Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Nhớ lại các đặc điểm cấu tạo chất đã học ở THCS. -Lấy ví dụ về các đặc điểm cấu tạo chất -Hs ghi nhớ - Vì sao trộn một lọ đường thích hợp vào nước làm nước có vị ngọt? Bóng cao su sau bơm căng dù được buộc chặt vẫn bị xẹp? Hòa bột màu vào nước ấm lại nhanh tan hơn nước lạnh? - Nhắc lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất? - Nhận xét câu trả lời. Hoạt động 2 (17 phút): Tìm hiểu về lực tương tác phân tử, nguyên tử. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra. Để hình dung cụ thể về sự xuất hiện lực hút và lực đẩy ta quan sát mô hình liên kết trong sgk. -Lực hút -Lực đẩy *Lấy một ví dụ khác ? -Trả lời C1: Khi hai thỏi chì mài nhẵn thì các phân tử gần nhau hơn nên lực hút chiếm ưu thế (lực hút mạnh hơn lực đẩy) -Trả lời C2: Giải thích tương tự -Hs ghi vở - Đặt vấn đề: tại sao các vật vẫn giữ được hình dạng và kích thước dù các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động . - Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng thì sao vật lại không bị phân rã thành từng phân tử riêng rẽ mà có thể giữ được hình dạng và kích thước của chúng? - Độ lớn của các lực trên phụ thuộc như thế nào vào khoảng cách giữa chúng? - Giới thiệu về lực tương tác phân tử . - Nêu và phân tích lực hút, lực đẩy phân tử trên mô hình. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu các đặc điểm của các trạng thái cấu tạo chất. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Nêu các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, lỏng và rắn. - Cá nhân trả lời: + Thể khí: hơi nước, không khí,... +Thể lỏng: nước, xăng dầu,.... + Thẻ rắn: nước đá, gỗ,... -Giải thích các đặc điểm trên. - Các chất tồn tại ở những trạng thái nào?(thể nào?) - Nêu đặt điểm khác biệt của các thể đó và thử giải thích nguyên nhân? - Nêu và phân tích các đặc điểm về khoảng cách phân tử, chuyển động và tương tác phân tử của các trạng thái cấu tạo chất. - Thể lỏng được coi là thể trung gian - Lưu ý: ngoài vật rắn có cấu tạo tinh thể còn có vật rắn vô định hình. Hoạt động 4 (3 phút): Tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. Tìm hiểu khái niệm khí lý tưởng Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Đọc sgk, tìm hiểu các nội dung cơ bản của thuyết động học chất khí. -Giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình. -Nhận xét về những yếu tố bỏ qua khi xét bài toán khí lí tưởng. - HS ghi nhớ và ghi vở - Nhận xét nội dung học sinh trình bày. - Gợi ý giải thích. - Nêu và phân tích khái niệm khí lí tưởng - Định nghĩa khí lý tưởng? - Không khí và các chất khí ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất (00C, 1 atm ) cũng được coi là KLT - Hoàn thành câu hỏi ở phiếu học tập Hoạt động 5 (4 phút): Tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà -Ghi những chuẩn bị cho bài sau -Nêu câu hỏi và bài tập về nhà bài 5, 6 SGK -Yêu cầu: hs chuẩn bị cho bài sau và ghi nhớ - GV nhận xét giờ học 4. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thiết kế ngày 04/03/2008 Tiết: 48 Tuần: 25 Bài 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔILƠ-MARIÔT 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Nhận biết và phân biệt được các khái niệm trạng thái và quá trình. - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. - Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôilơ –Mariot - Nhận biết được dạng đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ P-V 1.2.Kĩ năng: - Vận dụng được các phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định mối quan hệ giữa P-V trong quá trình đẳng nhiệt. - Vận dụng được định luật Bôilơ-Mariot để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự. 2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên: - Thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 sgk - Bảng kết qủa thí nghiệm sgk 2.2.Học sinh: Mỗi hs một tờ giấy kẻ ôli khổ 15x15 cm 3 . TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC - Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ (6 phút): Nêu tóm tắt nội dung về cấu tạo chất? Nêu các tính chất của chuyển động của phân tử và giải thích? Thế nào là khí lý tưởng ? - Nội dung : Hoạt động 1 (3 phút):Tìm hiểu khái niệm trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái. Phát hiện vấn đề cần nghiên cứu Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Nhớ lại về kí hiệu, đơn vị của các thông số trạng thái; áp suất, thể tích; quan hệ giữa nhiệt độ tuyệt đối và nhiệt độ theo nhiệt giai Cenciut (0C). - Đọc sgk, tìm hiểu các khái niệm, quá trình biến đổi trạng thái và đẳng quá trình. - Giới thiệu về các thông số trạng thái của chất khí. - Cho hs đọc sgk mục I, tìm hiểu các khái niệm - Nhận xét kết quả. - Dự đoán sự thay đổi của áp suất khí trong bình khi tăng hoặc giảm thể tích lượng khí? - Chú ý: lượng khí trong bình là không không đổi Hoạt động 2 (20 phút): Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt. Xác định hệ thức giữa p và V Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Phát biểu khái niệm quá trình đẳng nhiệt. - Dự đoán quan hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi. - Thảo luận để xây dựng phương án thí nghiệm khảo sát quan hệ P-V khi nhiệt độ không đổi. - Từ kết qủa thí nghiệm rút ra quan hệ P-V. - Thông số trạng thái Trạng thái 1: (p1, V1, T) Trạng thái 2: (p2, V2, T) - Dự đoán kết quả thí nghiệm cần thỏa mãn hệ thức: p~ hay pV = const Lần 1 2 3 4 P (105 Pa) 2 1 0,67 0,5 V (cm3) 10 20 30 40 P.V 20 20 20,1 20 - Trình bày một vài thí nghiệm sơ bộ để nhận biết. - Gợi ý: Cần giữ lượng khí không đổi, thiết bị đo áp suất và thể tích khí. - Tiến hành thí nghiệm khảo sát. - Dự đoán kết quả thí nghiệm nếu áp suất tăng tỉ lệ nghịch với thể tích - Gợi ý: Nếu tỉ số giữa 2 đại lượng không đổi thì quan hệ là tỉ lệ thuận. - Nếu tích số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỉ lệ nghịch - Hãy viết các thông số trạng thái của một lượng khí trong quá trình đẳng nhiệt? - Hãy tính các giá trị của tích p.V từ những số liệu thu được và rút ra kết luận về dự đoán? - GV lưu ý cho học sinh: trong biểu thức trên thì độ lớn của tích (p.V) phụ thuộc vào nhiệt độ và khối lượng của khối khí Hoạt động 3 (4 phút): Phát biểu và vận dụng Định luật Bôilơ-Mariốt Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi - Phát biểu về quan hệ P-V trong quá trình đẳng nhiệt - Biểu thức: pV = const p1V1 = p2V2 hay - Làm bài tập ví dụ - Hệ thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa p-V - Giới thiệu Định luật Bôilơ –Mariốt - Phát biểu định luật bôilơ-mariôt và biểu thức định luật cho hai trạng thái - Dạng tổng quát ? Trong đó P1, V1 là gì ? P2, V2 là gì ? - Hướng dẫn : xác định áp suất và thể tích của khí ở mỗi trạng thái và áp dụng Định luật Bôilơ-Mariốt - Yêu cầu hs làm bài tập 8 SGK - Xác định rõ đại lượng cần biết và đại lượng cần tìm, quá trình trên là quá trình gì? Hoạt động 4 (6 phút): Tìm hiểu về đường đẳng nhiệt Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích trong quá trình đẳng nhiệt - Nhận xét về dạng đường đồ thị thu được - So sánh nhiệt độ ứng với 2 đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí vẽ trong cùng một hệ toạ độ( P,V) Đường biểu diễn trên đồ thị là đường hypebol - Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí thì các đường đẳng nhiệt khác nhau. Đường đẳng nhiệt ở trên có nhiệt độ cao hơn ở dưới P T2>T1 T2 O T1 V - Thế nào là đường đẳng nhiệt ? - Hướng dẫn dùng số liệu thí nghiệm, vẽ trong hệ toạ độ (P.V) - Trả lời câu hỏi C2 - Nêu và phân tích khái niệm và dạng đường đẳng nhiệt - Cho biết dạng của đường biểu diễn sự biến thiên của p theo V trong hệ toạ độ (p, V)? - Trả lời câu hỏi C2 - Gợi ý: xét 2 điểm thuộc 2 đường đẳng nhiệt, biểu diễn các trạng thái có cùng áp suất hay cùng thể tích - Gợi ý: xét 2 điểm thuộc 2, biểu diễn các trạng thái có cùng áp suất hay cùng thể tích - Giải thích tại sao trong các đồ thị ở trên thì đường đẳng nhiệt ở trên có nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới? Hoạt động 5 (6 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên 1, Kể tên các thông số trạng thái của một khối lượng khí (P,V nhiệt độ tuyệt đối T ) 2, Thế nào là quá trình đẳng nhiệt ? 3, Phát biểu và nêu biểu thức định luật bôilơ-mariôt ? 4, Đường đẳng nhiệt nđộ trong hệ toạ độ P,V có dạng gì ? Hoạt động 6 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà 8, 9 SGK -Ghi những chuẩn bị cho bài sau - GV nhận xét giờ học - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: 8, 9 SGK - Ôn lại khái niệm nhiệt độ tuyệt đối - Yêu cầu: hs chuẩn bị bài sau 4. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thiết kế ngày 07/03/2008 Tiết: 49 Tuần: 26 Bài 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁCLƠ 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Nêu được quá trình đẳng tích. - Phát biểu và nêu được bài tập về mối quan hệ giữa P và T trong quá trình đẳng tích. - Nhận biết được dạng đường đẳng tích trong hệ toạ độ p-T - Phát biểu định luật Sáclơ 1.2. Kĩ năng: - Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa P-T trong quá trình đẳng tích. - Vận dụng được định luật Sáclơ để giải các bài tập trong sgk và các bài tập tương tự. 2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên: - Thí nghiệm vẽ ở hình 30.1và 30.2 sgk. - Bảng “kết quả thí nghiệm”, sgk 2.2.Học sinh: - Giấy kẻ ôli 15x15cm. - Ôn lại kiến thức về nhiệt độ tuyệt đối. 3 . TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC - Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ ( 7 phút): Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? Phát biểu định luật Bôilơ – Mariốt, viết biểu thức? Nhận xét đặc điểm của các đường đẳng nhiệt? Vẽ đường đẳng nhiệt trong bảng kết quả? - Nội dung : Hoạt động 1 (6 phút): Tìm hiểu quá trình đẳng tích và phương án thí nghiệm khảo sát. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Phát biểu quá trình đẳng tích . -Quan sát hình 30.2 và trình bày phương án thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng tích. -Xử lý số liệu ở bảng 30.1 để rút ra quan hệ P-T trong quá trình đẳng tích. - Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời: khi nhiệt độ tăng thì áp suất tăng và ngược lại. -Làm thế nào để tím được mối quan hệ giữa P và T? -Nhận xét trình bày của hs. - GV giới thiệu bộ thí nghiệm như hình 30.1 SGK - Dự đoán thay đổi của P khí trong bình khi tăng (giảm) nhiệt độ của khối lượng khí? -Gợi ý: Nếu tỉ số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỉ lệ thuận. Nếu tích số giữa hai đại lượng không đổi thì quan hệ là tỉ lệ nghịch. Hoạt động 2 (20 phút): Phát biểu và vận dụng định luật Sáclơ Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Phát biểu về quan hệ P-T trong quá trình đẳng tích. Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối -Rút ra phương trình 30.2. - Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời - Hoàn thành câu hỏi C2 -Làm bài tập ví dụ. - Học sinh nhớ và ghi vào vở - Giới thiệu nhanh về lịch sử đặt tên của định luật. - Dự đoán két quả thí nghiệm nếu áp suất tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ ? - Hãy tính các giá trị của thương số từ những số liệu thu được và dự đoán kết quả? -Giới thiệu về định luật Sáclơ. -Hướng dẫn:xác định áp suất và nhiệt độ của khí ở mỗi trạng thái và áp dụng định luật Sáclơ. Hoạt động 3 (8 phút): Tìm hiểu về đường đẳng tích. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ trong quá trình đẳng tích. V1 V2 P T O V1<V2 - Nhận xét về dạng đường đồ thị thu được. -So sánh thể tích ứng với 2 đường đẳng tích của cùng một lượng khí vẽ cùng trong hệ toạ độ P-T - Hoàn thành câu hỏi C3 - Cho biết dạng của đường biểu diễn sự biến thiên của p theo T (p, T) -Hướng dẫn sử dụng số liệu bảng 30.1 vẽ trong hệ toạ độ P-T -Nêu khái niệm và dạng đường đẳng tích -Gợi ý: Xét 2 điểm thuộc 2 đường đẳng tích, biểu diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng nhiệt độ. Hoạt động 4 (4 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà -Ghi những chuẩn bị cho bài sau -Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: 7, 8 SGK -Yêu cầu: hs chuẩn bị bài sau 4. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thiết kế ngày 09/03/2008 Tiết: 50 Tuần: 26 Bài 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. ĐỊNH LUẬT GAYLUYXAC(Tiết 1) 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: -Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường đẳng áp trong hệ toạ độ P-V và p-t. -Hiểu được ý nghĩa của “độ không tuyệt đối”. 1.2. Kĩ năng: -Từ các phương trình của định luật Bôilơ –Mariot và định luật Sáclơ, xây dựng được phương trình Claperong và từ biểu thức của phương trình này viết được biểu thức đặc trưng cho các đẳng quá trình. -Vận dụng được phương trình Claperong để giải các bài tập ra trong bài và bài tập tương tự. 2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên: Tranh, sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái 2.2.Học sinh: Ôn lại các bài 29 và 30 3 . TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC - Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ (5 phút): Thế nào là quá trình đẳng tích? Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sáclơ ? Nhận xét về đường đẳng tích? - Nội dung : Tiết 1 Hoạt động 1 (6 phút): Nhận biết khí thực và khí lí tưởng Hoạt động học của học sinh Hoạt động đượcạy của giáo viên -Đọc sgk và trả lời: Khí tồn tại trong thực tế có tuân theo định luật Bôilơ-Mariot và định luật Saclơ không? -Tại sao vẫn có thể áp dụng các định luật đó cho khí thực? - Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời: Khi không cần độ chính xác cao ( áp suất không lớn lắm và nhiệt độ không quá nhỏ) - GV: Nhắc lại định nghĩa KLT và nhấn mạnh chỉ có KLT mới tuân theo đúng các định luật về chất khí - Trong trường hợp nào có thể coi gần đúng khí thực là KLT? -Nêu câu hỏi và nhận xét hs trả lời. -Nêu và phân tích giới hạn áp dụng các định luật chất khí. Hoạt động 2 (20 phút): Xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Xét quan hệ giữ các thông số của 2 trạng thái đầu và cuối của chất khí. Từ đó suy ra mối liên hệ của cả ba thông số ( P, V, T) -Xây dựng biểu thức quan hệ giữa các thông số trong các đẳng quá trình và rút ra quan hệ 31.1 - Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời - Hoàn thành câu hỏi C1 - HS ghi nhớ và chi vào vở - Phương trình TTKLT hay pt Clapêrong. P2 P P1 V1 V2 V T2 T1 (2) (1) 1, -Nêu và phân tích quá trình biến đổi trạng thái bất kì của một lượng khí. -Hướng dẫn: Xét thêm một trạng thái trung gian để có các đẳng quá trình đã học. - Phương trình nào có thể xác mối quan hệ của cả ba trạng thái? -Giới thiệu về phương trình Clapêrong. p1V1 = p2V2 - Từ pt đẳng nhiệt ta có : Mặt khác ta có: Từ (1) và (2) ta có: Hoạt động 3 (10 phút):Vận dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Làm bài tập ví dụ sgk. -Một học sinh lên bảng làm bài tập - Học sinh thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời - Trình bày kết quả - Yêu cầu hs làm bài tập 6, 7 SGK Hướng dẫn: + Xác định các thông số P,V,T trong của chất khí ở mỗi trạng thái. + Các phương trình trạng thái xét với lượng khí như thế nào? - GV nhận xét bài làm của hs - Khi sử dụng các pt cần chú ý đến việc đổi giá trị của t thành T và đổi các đơn vị cho trùng nhau. Hoạt động 4 (3 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà: Một lượng khí đựng trong xi lanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là 2 at, 15 lít, 300 K. Khi pittông nén khí áp suất của khí tăng ln tới 3.5 at, thể tích giảm còn 12 lít. Xác định nhiệt độ của khí nén? -Ghi những chuẩn bị cho bài sau -Nêu câu hỏi và bài tập về nhà -Yêu cầu: hs chuẩn bị bài sau 4. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Thiết kế ngày 14/03/2008 Tiết: 51 Tuần: 27 Bài 31 : PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. ĐỊNH LUẬT GAYLUYXAC(Tiết 2) 1. MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: -Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp và nhận được dạng đường đẳng áp trong hệ toạ độ P-V và p-t. -Hiểu được ý nghĩa của “độ không tuyệt đối”. 1.2. Kĩ năng: -Từ các phương trình của định luật Bôilơ –Mariot và định luật Sáclơ xây dựng được phương trình Claperong và từ biểu thức của phương trình này viết được biểu thức đặc trưng cho các đẳng quá trình. -Vận dụng được phương trình Claperong để giải các bài tập ra trong bài và bài tập tương tự. 2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên: Tranh, sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái 2.2.Học sinh:Ôn lại các bài 31 3 . TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC - Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ (5 phút): Thế nào là quá trình đẳng áp? Viết biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ khi áp suất không đổi? Đường đẳng áp là gì? - Nội dung : Tiết 2 Hoạt động 1 (15 phút):Tìm hiểu định luật Gayluy xắc Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Phát biểu khái niệm quá trình đẳng áp - Xây dựng quan hệ V-T trong trong quá trình đẳng áp. -Phát biểu định luật Gayluyxac. - Hs tiếp nhận nhiệm vụ và tìm câu trả lời (cá nhân). + Quá trình đẳng áp là qúa trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi. + Hệ thức giữa V, T trong quá trình đẳng áp: giữ p không đổi và bằng : (4)Þ (hằng số) (5) + Hs độc lập suy nghĩ Þ đưa ra kết luận bằng lời®Nội dung của ĐL Gay Luy-xắc - Hỏi: Xét một quá trình biến đổi trạng thái trong đó p được giữ không đổi được gọi là quá trình gì ? Viết hệ thức liên hệ giữa V, T của quá trình đó ? - Hỏi: Em hãy phát biểu mối quan hệ giữa V, T trong quá trình đẳng áp bằng lời. - GV thông báo: mối quan hệ giữa V, T mà các em vừa phát biểu đó là nội dung của định luật Gay Luy-xắc. Định luật này được nhà bác học Gay Luy-xắc tìm ra bằng thực nghiệm vào năm 1802. - Nhận xét trình bày của hs. -Hướng dẫn: áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho trường hợp áp suất không đổi (P1=P2). Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu về đường đẳng áp. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên - Phát biểu khái niệm đường đẳng áp - Nhận xét về dạng đường đẳng áp trong hệ toạ độ V-T. -Quan sát hình 31.4 và so sánh áp suất ứng với hai đường đẳng áp. -Hướng dẫn:Dựa trên sự tương tự của quan hệ P-T trong quá trình đẳng tích với quan hệ V-T trong quá trình đẳng áp. -Hướng dẫn: xét 2 điểm thuộc 2 đường đẳng áp biểu diễn các trạng thái có cùng thể tích hay cùng nhiệt độ. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về độ không tuyệt đối. Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên -Quan sát hình 30.4.Nhận xét về áp suất và thể tích khí khi T=0 và khi T<0. Giới thiệu về độ không tuyệt đối và nhiệt độ tuyệt đối. Hoạt động 4 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà Hoạt động học của học sinh Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động 4: Bài tập vận dụng. - Cho hs đọc bài tập trong SGK. - Yêu cầu hs nêu giả thiết và yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu hs đưa ra phương pháp tìm câu trả lời. - Hs đọc bài tập SGK (toàn lớp). Þ tìm được giả thiết và yêu cầu trả lời của bài toán. - Xét lượng khí trong quả bóng: TT(1) (2) - Hs giải bài toán để tìm V2. 4. RÚT KINH NGHIỆM: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................... .................................................................................................................................... Thiết kế ngày 12/03/2008 Tiết: 52 Tuần: 27 BÀI TẬP 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Học sinh áp dụng công thức đã : định luật Bôilơ- Mariôt, Saclơ giải các bài toán liên quan - Giải thích các hiện tượng vật lý 1.2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, suy luận 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: Các bài toán mẫu 2.2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà 3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC - Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra bài cũ (6 phút): Hãy viết biểu thức PTTT KLT, Phương trình cho biết mối liên hệ giữa V và T khi áp suất khơng đổi? Thế nào là đường đẳng áp? - Nội dung : Hoạt động 1 (15phút): Bài tập định luật Sáclơ Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên Bài 1: Trạng thái 1: P1 = 5 bar , t1 = 250C Š T1 = 298 K Trạng thái 2: t2 = 500C Š T1 = 323 K , P2 = ? AD ĐL Sac-lơ: (1) (2) - Hs giải bài toán để tìm V2. - Gọi hs lên bảng làm baøi - Nhận xét nội dung học sinh trình bày. - Gợi ý giải thích.:hãy xác định các thông số trạng thái đã biết và chưa biết? - Sử dụng biểu thức nào để tìm đại lượng chưa biết trong trương hợp này? Hoạt động 2 (16 phút): Áp dụng Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên Bài 2: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ

File đính kèm:

  • docCHUONG V-VI(chinh thuc).doc