1. Về kiến thức:
Phát biểu được định luật III Niutơn
Hiểu được các đặc điểm của lực và phản lực
Viết công thức của định luật III Niutơn
Nêu được ý nghĩa của định luật III Niutơn
2. Về kỹ năng:
Vận dụng định luật I,II,III Niutơn để giải bài tập.
Vận dụng giải thích ý nghĩa một số hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
20 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 10 - Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 10: Ba định luật Niu-Tơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/1/2010 Ngày dạy : 22/1/2010 Lớp 10A
Giáo viên soạn: Nguyễn Trần Hà My
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hùng
Tuần: 8 Tiết : 16
Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN (tt)
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Phát biểu được định luật III Niutơn
Hiểu được các đặc điểm của lực và phản lực
Viết công thức của định luật III Niutơn
Nêu được ý nghĩa của định luật III Niutơn
Về kỹ năng:
Vận dụng định luật I,II,III Niutơn để giải bài tập.
Vận dụng giải thích ý nghĩa một số hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Thái độ:
Chuẩn bị:
Dụng cụ trình chiếu: các hình ảnh minh họa cho định luật III Niutơn
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (6’)
- Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu-tơn, tên gọi và đơn vị của từng đại lượng. Định nghĩa và tính chất của khối lượng?
- Phát biểu định luật I Niu-tơn? Quán tính là gì? cho ví dụ?
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
10’
3’
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tương tác của các vật, định luật III Niu tơn.
- Quan sát hình ảnh 2 hòn bi va chạm. Rút ra nhận xét gì về chuyển động của hòn bi A và B?
- Vậy khi A va chạm vào B không những A tác dụng lực lên B là mà ngược lại, B cũng tác dụng lực lên A là
- Hai lực này phương, chiều, độ lớn như thế nào?
- Phát biểu định luật III Niu tơn?
- Phân biệt giữa hai lực cân bằng và hai lực trực đối?
- Viết biểu thức của định luật?
- Dấu trừ nói lên điều gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cặp “lực và phản lực”
Khi đấm tay vào bàn, nếu lực do tay tác dụng vào bàn là lực tác dụng thì lực của bàn tác dụng lại tay là phản lực và ngược lại
- Lực và phản lực có cân bằng nhau không?
- Vậy lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 2 lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
- Muốn bước đi trên mặt đất, chân ta phải làm thế nào?
- Vì sao trái đất hầu như đứng yên, còn ta đi được về phía trước.
- VD: Một quả bóng đập vào tường, lực nào làm cho quả bóng bật ra? Vì sao hầu như tường vẫn đứng yên?
- B đang đứng yên thì chuyển động. A đang chuyển động thì đổi hướng .
- cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn
- phát biểu
- hai lực cân bằng cùng một điểm đặt, hai lực trực đối có điểm đặt khác nhau
- Hai lực ngược chiều nhau.
- Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
- Chân đạp về mặt đất 1 lực hướng về phía sau.
- Do khối lượng của trái đất rất lớn so với khối lượng cơ thể người.
Bài 10: BA ĐỊNH LUẬT NIUTƠN (tt)
III. Định luật III Niu-tơn
1. Sự tương tác giữa các vật
-Nếu vật A tác dụng lên B thì vật B cũng tác dụng lên A. Đó là sự tương tác giữa các vật.
A B
Định luật:
Quan sát:
Định luật III Niu tơn:
Nội dung SGK/63
Biểu thức
3. Lực và phản lực
a. Đặc điểm
- Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời
- Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là 2 lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau.
b. Ví dụ
- Chân đạp trên đất, bóng va vào tường..
Hoạt động3 :Củng cố, dặn dò.
- Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
Cho thêm một số ví dụ cặp lực và phản lực.
- Hai người kéo co tại sao có 1 người thắng, người thua? Điều đó có trái với ĐL III hay không?
- Về nhà học bài làm tất cả các bài tập. Chuẩn bị bài tiếp theo.
PHIẾU HỌC TẬP (15’)
Bài 1: Một quả bóng bay đến đập vào tường. Bóng bị bật ngược trở lại còn tường đứng yên. Tại sao?
Bài làm:
- Bóng tác dụng vào tường một lực
- Theo định luật II Niu tơn tường thu được gia tốc
Vì khối lượng của tường rất lớn nên thu được gia tốc rất nhỏ (a=0) tường đứng yên.
- Theo định luật III Niu tơn tường sẽ tác dụng lên bóng một phản lực
Vì khối lượng của bóng rất nhỏ nên thu được gia tốc lớn bóng chuyển động ngược chiều
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật III Niu tơn.
Định luật III Niu tơn cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác nhau.
Nội dung định luật III Niu tơn là: “Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực cân bằng nghĩa là cùng giá,cùng độ lớn nhưng ngược chiều”.
Nội dung định luật III Niu tơn là: “Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối nghĩa là cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều”.
Định luật III Niu tơn thể hiện mối quan hệ giữa lực tác dụng và phản lực
Đáp án B
Bài 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực
Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
Lực và phản lực luôn luôn cùng hướng với nhau.
Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
Đáp án C
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Trần Đình Hùng
Ngày soạn: 3/11/2009 Ngày dạy : 12/11/2009 Lớp dạy : 10A
Giáo viên soạn: Nguyễn Trần Hà My
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hùng
Tuần: 10 Tiết : 19
Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HÚC
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo đặc biệt là về điềm đặt và hướng.
Phát biểu và viết công thức của định luật Húc, ý nghĩa các đại lượng trong công thức và đơn vị của đại lượng đó.
Nêu được những đặc điểm về lực căng của dây và lực pháp tuyến của hai bề mặt tiếp xúc là hai trường hợp đặc biệt của lực đàn hồi.
Biết được ý nghĩa của các khái niệm: giới hạn đàn hồi của lò xo .
2. Về kĩ năng:
Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo; biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo khi bị dãn và khi bị nén; sử dụng được lực kế để đo lực.
Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập có liên quan.
Sử dụng thành thạo dụng cụ thí nghiệm
3. Thái độ:
Thận trọng, biết xem xét giới hạn đo của một dụng cụ đo trước khi sử dụng.
II. Chuẩn bị.
GV: 3 lò xo giống nhau có giới hạn đàn hồi ; một vài quả nặng; thước thẳng độ chia nhỏ nhất đến mm,
,Một vài lực kế có giới hạn đo khác nhau, kiểu dáng khác nhau.
HS: Ôn lại những kiến thức về lực đàn hòi của lò xo và lực kế đã học ở lớp 6.
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Phát biểu ĐLVVHD và viết hệ thức của lực dấp dẫn? Nêu tên gọi và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong biểu thức đó? Tại sao gia tốc rơi tự do & trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm?
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
6’
(20’)
(5’)
6’
3’
Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm về lực đàn hồi của lò xo. Xác định hướng và điểm đặt của lực đàn hồi.
- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Có tác dụng gì? Khi nào biết được sự tồn tại của lực đàn hồi của lò xo?
- Lực đàn hồi có xu hướng như thế nào?Lực đàn hồi xuất hiện làm tăng hay giảm độ biến dạng của lò xo.
- Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại sự biến dạng, nếu lò xo bị dãn thì nó có xu hướng co lại hoặc nếu bị nén thì nó có xu hướng dãn ra đến trạng thái ban đầu.
Hoạt động 2: TN tìm hiểu mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và độ lớn của lực ĐH.
- Lực đàn hồi xuất hiện tại vị trí nào của lò xo? Có hướng như thế nào? Điểm đặt ở đâu?
- Giới thiệu dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm.
- Mô tả thí nghiệm12.2SGK/72
-Đo độ dài của lò xo khi chưa treo quả nặng
Lực của quả nặng kéo lò xo dãn bằng lực của lò xo kéo quả nặng
- Theo ĐL III Niu-tơn, khi quả cân đứng yên à lực kéo của quả cân có độ lớn bằng với lực đàn hồi. Vậy, xác định trọng lượng của các quả cân cho ta biết độ lớn của lực đàn hồi.
- GV tiến hành TN với 2.,3 quả nặng để kiểm tra nhận xét trên.
- Nếu treo quá nhiều quả cân thì sao?
- Đó chính là do chúng ta kéo vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo
Hoạt động 3: Phát biểu định luật Húc
- Mối quan hệ giữa độ lớn của lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.
- Thông báo nội dung định luật:
- Chú ý đối với TH lò xo bị dãn.
TH lò xo bị nén
- Vậy công thức của lực ĐH trong 2 TH là:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lực đàn hồi trong một vài trường hợp cụ thể
- So sánh sự xuất hiện lực đàn hồi của dây cao su, dây thép và lò xo?
- Vì vậy lực ĐH của dây gọi là lực căng.
. Nhận xét về điểm đặt và hướng của lực căng.
- KL: Điểm đặt & hướng của lực căng: giống như lực đàn hồi của lò xo.
- TH các mặt tiếp xúc ép vào nhau: lực ĐH vuông góc với mặt tiếp xúc
Hoạt động 5:Củng cố, dặn dò.
- Nêu những đặc điểm của lực ĐH của lò xo, dây cao su, dây thép, mặt phẳng tiếp xúc. Phát biểu và viết biểu thức của ĐL Húc.
- Vệ nhà đọc phần có thể em chưa biết, học lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
+ Lực ĐH xuất hiện ở hai đầu lò xo, điểm đặt của lực đàn hồi là các vật tiếp xúc với lò xo tại 2 đầu đó.
+ Lực đàn hồi có hướng sao cho chống lại sự biến dạng.
- 2 đầu lòa xo lực đàn hồi có hướng ngược nhau.
+ 2 tay chịu tác dụng của lực đàn hồi của lò xo có điểm đặt tại tay người, cùng phương, ngược chiều với lực kéo.
+ Khi lực đàn hồi cân bằng với lực kéo của lò xo thì ngừng dãn..
+ Khi thôi kéo, lực đàn hồi làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu.
- Hs làm việc theo nhóm:
- Lò xo vẫn tiếp tục dãn nhưng không co lại như ban đầu.
- Hs lắng nghe và ghi nhận.
+Lò xo dãn:
+ Nén:
- ĐV lò xo lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo dãn hoặc nén.
- Dây cao su lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi dây bị kéo căng.
- Hs lên bảng vẽ
-
Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẠT HÚC
I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo.
Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả 2 đầu của lò xo tác dụng vào các vật tiếp xúc lò xo làm nó biến dạng.
- Hướng của lực đàn hồi ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng
II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc.
1. Thí nghiệm.
2. Giới hạn đàn hồi của lò xo.
- Dụng cụ
- Bố trí
- Tiến hành
- Kết quả
Qnặng
0
1
2
3
F=P(N)
l(mm)
Δl(mm)
3. Định luật Húc
- Định luật: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
-Biểu thức
Trong đó: k là hệ số đàn hồi hoặc độ cứng của lò xo (N/m)
phụ thuộc vào độ cứng của lò xo
là độ biến dạng của lò xo. (m)
- Chú ý đối với TH lò xo bị dãn.
TH lò xo bị nén
Vậy:
+Lò xo dãn:
+ Nén:
4. Chú ý:
- Đối với dây cao su, dây thun lực đàn hồi xuât hiện khi bị ngoại lực kéo dãn gọi là lực căng
- Điểm đặt & hướng của lực căng: giống như lựcđàn hồi của lò xo.
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Trần Đình Hùng
Ngày soạn: 13/11/2009 Ngày dạy : 23/11/2009 Lớp dạy : 10A
Giáo viên soạn: Nguyễn Trần Hà My
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hùng
Tuần: 12 Tiết : 21
Bài 14: LỰC HƯỚNG TÂM
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức tính lực hướng tâm.
Nhận biết được chuyển động li tâm, nêu được một vài ví dụ về chuyển động li tâm là có lợi hoặc có hại.
2. Về kĩ năng:
Giải thích được vai trò của lực hướng tâm trong chuyển động tròn của các vật.
Chỉ ra được lực hướng tâm trong một số trường hợp cụ thể (đơn giản).
Giải thích được chuyển động văng ra khỏi quỹ đạo tròn của một số vật
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
GV: Hình vẽ mô tả lực hướng tâm hình 14.1,14.2SGK/80,81
HS: Ôn lại kiến thức trong bài chuyển động tròn đều
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
Định nghĩa về chuyển động tròn đều, đặc điểm của gia tốc?
Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt? Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt?
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
(7’)
(7’)
(2’)
Hoạt động 1: Tìn hiểu khái niệm lực hướng tâm.
- Một vật trong chuyển động tròn đều phải có một hợp lực tác dụng lên vật và hướng vào tâm vòng tròn.Vậy hợp lực đó có tên gọi là gì? Được tính bằng công thức nào? Để trả lời được các câu hỏi trên ta cùng nghiên cứu bài mới.
- Gv cầm một đầu dâu có buộc quả nặng quay nhanh trong mặt phẳng nằm ngang.
- Cái gì đã giữ cho quả năng chuyển động tròn?
- Nếu coi quả nặng chuyển động tròn đều thì gia tốc của nó có chiều và độ lớn như thế nào?
- Gọi hs lên bảng vẽ
- Vậy lực hướng tâm có chiều như thế nào?
- Theo ĐL II thì phải có lực tác dụng lên vật để gây ra gia tốc cho vật. Vậy công thức tính độ lớn của lực hướng tâm như thế nào?
- Từ đó phát biểu định nghĩa lực hướng tâm?
- Vậy trong chuyển động của quản nặng mà vừa quan sát, lực gì đóng vai trò lực hướng tâm?
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ví dụ về lực hướng tâm.
+ Vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất.
+ Vật đặt trên bàn quay
- Trong mỗi hiện tượng trên lực nào là lực hướng tâm? Vẽ hình biểu diễn.
- lực hướng tâm là không phải một loại lực cơ học mới, mà phải hiểu đó chính là một lực cơ học đã học (hoặc hợp lực của chúng) có tác dụng giữ cho vật chuyển động tròn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về chuyển động li tâm.
- Tại sao đường ôtô, xe lửa ở những đoạn uống cong phải làm nghiêng về phía tâm cong?
- Hãy dự đoán xem nếu bàn quay mạnh (nhanh) thì hiện tượng xảy ra như thế nào?
- Với lớn để giữ được vật trên quỹ đạo tròn thì lực hướng tâm phải đủ lớn. Nếu không đủ lớn để đóng vai trò của lực hướng tâm thì vật sẽ văng đi, đó là chuyển động li tâm.
- Nêu vài VD và ứng dụng về chuyển động li tâm
- Như vậy khi đi qua những đoạn đường cong ta phải đi chậm lại để tránh hiện tượng chuyển động li tâm xảy ra.
Hoạt động :Củng cố, dặn dò.
- Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm? Nêu ví dụ về chuyển động li tâm.
- Về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị tiết sau làm bài tập.
- Hs chú ý trả lời câu hỏi của gv.
- Sợi dây
- Vẽ tiếp vectơ lực hướng tâm.
- Độ lớn của lực hướng tâm:
- Định nghĩa:
- Trả lời (lực căng dây)
- Lực hấp dẫn và lực ma sát nghĩ
- Lên bảng vẽ
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi của gv.
- Vật sẽ bị văng ra xa, theo phương tiếp tuyến
-Máy bơm li tâm, máy giặt,
Bài 14: LỰC HƯỚNG TÂM
I. Lực hướng tâm
1. Định nghĩa:
Lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
2. Công thức
3. Ví dụ
a) Lực hấp dẫn giữa Trái đất và Vệ tinh nhân tạo đóng vai trò là lực hướng tâm
b) Lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực hướng tâm
c) là hợp lực của các lực như:
II. Chuyển động li tâm
1. Nếu tăng ω thì thì vật bị văng ra khỏi bàn quay theo phương tiếp tuyến quỹ đạo, đó là chuyển động li tâm
2. Ví dụ:
- Máy vắt li tâm (trong máy giặt)
- Xe chuyển động trên đường cong bằng phẳng
..
PHIẾU HỌC TẬP (13’)
Bài 1: Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm
A. Lực ma sát B. lực hấp dẫn
C. Lực đàn hồi D. Cả 3 lực trên
Đáp án: D
Bài 2: Một ôtô chuyển động trên một cung tròn bằng phẳng, bán kính 140m, hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường là 0,2. Hỏi xe chuyển động với tốc độ tối đa bằng bao nhiêu để xe khỏi bị trượt ra khỏi quỹ đạo. lấy
Bài làm: Để xe không bị trượt ra khỏi quỹ đạo thì
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Trần Đình Hùng
Ngày soạn: 26/11/2009 Ngày dạy : 7/12/2009 Lớp dạy : 10A
Giáo viên soạn: Nguyễn Trần Hà My
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hùng
Tuần: 14 Tiết : 26
Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH - MOMEN LỰC
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của momen lực.
Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (quy tắc momen lực)
2. Về kĩ năng:
Vận dụng được khái niệm momen lực và quy tắc momen lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật cũng như để giải các bài tập vận dụng đơn giản.
Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
GV: Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK/101.
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3kg được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=300. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xuc của quả cầu với tường. Tính lực căng T của dây?
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
15’
8’
4’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật có trục quay cố định.
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều vật không thể chuyển động tịnh tiến mà chỉ có thể quay quanh 1 trục; ví dụ: quạt điện, bánh xe, quả lắc đồng hồ, cánh cửa Điều gì sẽ xảy ra với các vật đó khi chịu tác dụng của một lực? Trong điều kiện nào thì các vật đó đứng yên khi có nhiều lực tác dụng?
- Dùng bộ thí nghiệm giới thiệu đĩa mômen. Đĩa có thể quay quanh trục cố định.
- Có nhận xét gì về vị trí trục quay của đĩa mômen?
- Xét một vị trí cân bằng bất kì của đĩa, chỉ ra các lực tác dụng lên đĩa và liên hệ giữa các lực đó?
- Khi có 1 lực tác dụng lên 1 vật có trục quay cố định thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
- Tác dụng đồng thời vào đĩa 2 lực nằm trong mặt phẳng của đĩa, sao cho đĩa vẫn đứng yên được không? Khi đó giải thích sự cân bằng của đĩa như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm cân bằng của một vật có trục quay cố định.
- Nhận xét độ lớn của lực. Xác định khoảng cách từ trục quay đến giá của
- Thay đổi phương & độ lớn của để thấy được nếu vẫn giữ thì đĩa vẫn đứng yên.
- Hiện tượng gì xảy ra khi và ngược lại? Làm TN kiểm chứng.
- Ta có thể nhận xét gì về ý nghĩa vật lý của tích F.d?
- Tích F.d gọi là mômen lực, kí hiệu là M. khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
- Hãy nêu định nghĩa mômen lực? Đơn vị mômen lực là gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định
- phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định?
- Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
- VD: kéo nghiêng chiếc ghế & giữ nó ở tư thế đó. Trong tình huống này chiếc ghế ở trạng thái cân bằng của một vật có trục quay. chỉ ra trục quay & giải thích sự cân bằng của ghế?
-Giải thíchvề chiếc cuốc chim bẫy đá, chiếc búa nhổ đinh, .
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò.
- Các em đọc phần ghi nhớ và làm C1 tại lớp.
- Về nhà học bài, làm các bài tập và chuẩn bị bài tếp theo
- trục quay đi qua trọng tâm của đĩa.
- Trọng lực cân bằng với phản lực của trục quay.
- làm đĩa quay
- Lực tác dụng làm quay đĩa quanh trục cố định đó.
- Đĩa có thể quay theo 2 chiều ngược nhau.
- Lực có giá đi qua trục quay.
- Lực có tác dụng làm đĩa quay theo chiều KĐH; có tác dụng làm đĩa quay ngược chiều KĐH. Đĩa đứng yên tác dụng làm quay của lực cân bằng với lực
- Lực có độ lớn khác nhau. Nhận thấy:
- Đĩa quay theo chiều tác dụng làm quay lớn hơn.
- Tích F.d đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
- Trả lời
- Điều kiện cân bằng của 1 vật có trục quay cố định là momen của lực làm cho vật quay theo chiều KĐH bằng với momen của lực làm cho vật quay ngược chiều KĐH
- Trục quay qua chân ghế tiếp xúc với mặt sàn. Momen lực của tay cân bằng với momen của trọng lực tác dụng vào ghế.
Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH- MOMEN
I. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
1. Thí nghiệm:
-Dụng cụ
-Bố trí thí nghiệm
-Tiến hành
-Kết quả
NX: Lực có tác dụng làm đĩa quay theo chiều KĐH; có tác dụng làm đĩa quay ngược chiều KĐH. Đĩa đứng yên tác dụng làm quay của lực cân bằng với lực
2. Momen lực
-Định ngĩa SGK/102
-Biểu thức
- Đơn vị là N.m
d là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
II. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực)
1. Quy tắc
SGK/102
2. Chú ý
Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
VD:
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Trần Đình Hùng
Ngày soạn: 1/10/2009 Ngày dạy : 14/10/2009 Lớp dạy : 11B
Giáo viên soạn: Nguyễn Trần Hà My
Giáo viên hướng dẫn: Trần Đình Hùng
Tuần: 6 Tiết : 12
Bài 8: ĐIỆN NĂNG- CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
Hiểu được sự biến đổi năng lượng, công thức tính công, công suất của dòng điện trong mạch điện tiêu thụ điện năng
Xây dựng công thức tính công và công suất của nguồn điện.
Ôn lại và nắm kiến thức về công và công suất của dòng điện, định luật Jun-Lenxơ. Vận dụng làm bài tập
2. Về kĩ năng:
Rèn kỹ năng toán học để xây dựng công thức.
Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng để giải thích sự biến thiên năng lượng.
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị.
Kiến thức về công, công suất, định luật Jun-Lenxo.
III. Tiến trình giảng dạy.
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
Khái niệm công của nguồn điện,suất điện động của nguồn điện?
Viết công thức và đơn vị của suất điện động, đặc trưng của nguồn điện
3. Bài mới.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
12’
17’
6’
(4’)
Hoạt động 1: Xây dựng công thức điện năng tiêu thụ và công suất điện.
- Điện tích tự do di chuyển chịu tác dụng của lực nào trong mạch điện?
- Lực điện trường có sinh công không? Công thức của điện lượng dịch chuyển?
- Thay vật dẫn bằng bóng đèn hay bàn là thì dòng điện có tác dụng như thế nào?
- Công thức điện năng tiêu thụ?
Giải thích, nêu các đại lượng ?
- Ý nghĩa công suất, công thức?
- Phát biểu khái niệm công suất điện?Giải thích các đại lượng?
Hoạt động 2: Xây dựng công suất tỏa nhiệt của vật dẫn.
- Công thức điện trở?
-Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch hay vật dẫn?
- Phát biểu định luật Jun-Lenxo?
- Đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công là công suất.
- Vậy đại lượng nào đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt , công thức?
Hoạt động 3: Xây dựng công thức công và công suất nguồn điện.
- Khái niệm công của nguồn điện?
-Công thức tính điện năng?
Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của nguồn điện là công suất nguồn điện. Viết công thức?
Hoạt động 4 :Củng cố, dặn dò.
- Viết các công thức của công, công suất của nguồn điện?
- Về nhà làm BT trong SGK, SBT và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Ôn lại kiến thức về định luật Ôm đối với đoạn mạch
- Chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường.
A=q.U Q=I.t
- Bóng đèn sáng (quang năng), Bàn là nống lên ( nhiệt năng)
A=U.I.t
U(V), t(s), I(A), A(J)
- Đặc trưng cho tốc độ thực hiện công.
P= A/t = U.I
.
Q = I2.R.t
-Phát biểu
-Công suất tỏa nhiệt
P = Q/t = I2.R = U2/R
- Công của nguồn điện là công của lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.
Ang = q.E =I.E.t
Png = A/t = I.E
Bài 8: ĐIỆN NĂNG- CÔNG SUẤT TIÊU THỤ
I. Điện năng tiêu thụ và công suát điện:
1. Công của lực điện trường làm dịch chuyển các điện tích tự do là
A = q.U A = U.I.t
q = I.t
-Đòng điện mang năng lượng (điện năng) và chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: nhiệt năng, quang năng
- Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch
A = U. I.t (J)
2. Công suất điện:
-Biểu thức
P = A/t = U.I (W)
-Khái niệm: SGK/47
II. Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua:
1. Định luật Jun- Lenxo:
- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn
Q = I2. R. t (J)
- Định luật: SGK/47
2. Công suất tỏa nhiệt trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua:
- Công suất tỏa nhiệt đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt
- Biểu thức:
P = Q/t = I2. R
-Ngoài ra
P = U2/R
III. Công và công suất của nguồn điện:
1. Công của nguồn điện:
Ang = A/t = I.E (J)
2. Công suất nguồn điện:
Png = A/t = I.E (W)
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Trần Đình
File đính kèm:
- giao an 10 cac tiet chon.doc