Bài giảng môn học Vật lý lớp 8- Tiết 1: Chuyển động cơ học (Tiếp theo)

I/ Mục tiêu:

 -Đây là bài đầu của chương nên yêu cầu học sinh đọc mục tiêu của chương .

-Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày , có nêu được vật làm mốc .

-Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động dứng yên ,xác định được vật làm mốc .

-Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng ,chuyển động cong , chuyển động tròn

 

doc91 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 834 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 8- Tiết 1: Chuyển động cơ học (Tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/09/2007 Ngày dạy: Chương I: cơ học Tiết 1: Chuyển động cơ học I/ Mục tiêu: -Đây là bài đầu của chương nên yêu cầu học sinh đọc mục tiêu của chương . -Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày , có nêu được vật làm mốc . -Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động dứng yên ,xác định được vật làm mốc . -Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng ,chuyển động cong , chuyển động tròn . II/ Chuẩn bị: Cả lớp . -Tranh vẽ 1.2,1.4, 1.5 xác định quĩ đạo của chuyển động của một vật . -Bảng phụ ghi sẵn câu C6 Mỗi nhóm : +1 xe lăn + 1 con búp bê +1 khúc gỗ +1 quả bóng bàn . III/ Tiến trình lên lớp: A/ Tổ chức lớp: B/ kiểm tra bài cũ : ( không kiểm tra) C/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên 1.Hoạt động 1: Giới thiệu chương Giáo viên giới thiệu chương trình vật lý 8 Gồm hai chương cơ học và nhiệt học 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự chuyển động và đứng yên. Gọi học sinh đọc sgk trang 3 Yêu cầu 2 em nêu ví dụ về vật chuyển động và vật đứng yên . Tại sao nói vật đó đang chuyển động ? đứng yên? Học sinh có thể nêu nhiều lý do khác nhau nhưng cuối cùng giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy để xác định được vật chuyển động hay đứng yên thì phải so sánh vị trí của vật đó với vật được chọn làm mốc . - Vị trí của vật không thay đổi so với vật chọn làm mốc thì vật đứng yên . -Vị trí của vật thay đổi so với vật được chọn làm mốc thì vật đó đang chuyển động. Yêu cầu học sinh trả lời C1 Gọi học sinh kém đọc lại kết luận 3.Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Cây trồng bên đường là chuyển động hay đứng yên ? nói là đứng yên có hoàn toàn dúng không ? Giáo viên treo trang 1.2 lên Giáo viên thông báo hiện tượng hành khách đang ngồi trên toa tàu khi tàu đang dời ga . Yêu cầu học sinh trả lời C4 Giáo viên chuẩn lại C4 cho học sinh trả lời C5 Yêu cầu học sinh trả lời C6 , C7 4.Hoạt động 4: Tìm hiểu về 1 số chuyển động thường gặp. Học sinh làm việc cá nhân gọi 3 em trả lời giáo viên phân tích từng cách trả lời của học sinh Học sinh nghiên cứu tài liệu trả lời câu hỏi Quỹ đạo chuyển động là gì? Nêu các quỹ đạo chuyển động mà em biết ? Giáo viên treo tranh vẽ để học sinh xác định quỹ đạo . Giáo viên treo tranh hình 1.4 Học sinh tự làm C10và C11 Hoạt động của học sinh Học sinh nghe gới thiệu đọc sgk trang 3 I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên . gọi 2 học sinh trình bày ví dụ . trình bày lập luận chứng tỏ vật trong ví dụ đang chuyển động hay đứng yên . Trả lời C1 Học sinh khá đưa ra nhận xét : Muốn nhận biết vật chuyển động hay đứng yên phải dựa vào vị trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc . Học sinh ghi cách xác định vật chuyển động hay đứng yên . Kết luận: 1 em đọc lại kết luận . - Kết luận: Khi vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc . - Trả lời C2 C3 : khi nào vật được coi là đứng yên ? Học sinh đưa ra ví dụ II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 1/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên . Học sinh trả lời C4 Xem tranh 1.2 sgk C4 hành khách chuyển động so với nhà ga vì so với nhà ga thì vị trí của hành khách thay đổi . C5 so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì so với toa tàu thì vị trí của hành khách không thay đổi . C6 : một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác Học sinh tự làm C7 2 /Vận dụng: C8 : Nừu coi một điểm gắn với trái đất làm mốc thì vị trí của mặt trời thay đổi từ đông sang tây. III/ Một số chuyển động thường gặp Học sinh trả lời được : +Quỹ đạo của chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra . + các quỹ đạo chuyển động là : Chuyển động thẳng Chuyển động cong Chuyển động tròn IV/ Vận dụng Học sinh tự làm C10 , C11 D/ Củng cố: Muốn xác định được một vật chuyển động hay đứng yên cần có điều kiện gì ? E/ Dặn dò: học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 1.1 đến 1.6 SBT Đọc phần có thể em chưa biết Ngày soạn : 09/09/2007 Ngày dạy: Tiết 2: Vận tốc - CHUYểN ĐộNG ĐềU – CHUYểN ĐộNG KHÔNG ĐềU I/ Mục tiêu : So sánh quãn đường chuyển động trong 1giây của mõi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh , chậm của chuyện động Nắm được công thức vận tốc :v = S/ t và ý nghĩa khái niệm vận tốc .Đơn vị chính của vận tốc là m/s ; km/h và cách đổi đơn vị vận tốc Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường ,thời gian của chuyển động. Phát biểu được định nghĩa của chuyển động đều và chuyển động không đều . Nêu được những ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều thường gặp . Xác đinh được dấu hiệu đặc trưng cho chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian . Chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian . Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường . Từ các hiện tượng thực tế và kết quả thí nghiệm để rút ra được quy luật của chuyển động đều và không đều . - Tập trung nghiêm túc , hợp tác khi thực hiện thí nghiệm. II/Chuẩn bị : Giáo viên : bảng phụ hgi sẵn nội dung bảng 2.1 SGK Vẽ to hình 2.2 Cho cả lớp : Bảng phụ ghi vắn tắt các bước thí nghiệm ; kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như hình ( bảng 3.1 ) sgk. - Cho mỗi nhóm học sinh: - 1 máng nghiêng ; 1 bánh xe ; 1 bút dạ để đánh dấu . - 1 đồng hồ điện tử hoặc đồng hồ bấm giây III/Tiến trình lên lớp: A/Tổ chức lớp: B/ Kiểm tra bài cũ 1. Chuyển động cơ học là gì ? Vật đứng yên là như thế nào?Lấy ví dụ và nói rõ vật được chon làm mốc? 2.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên là gì? Chữa bài tập 1.4 C/Bài mới Hoạt động của giáo viên 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu vận tốc là gì? Yêu cầu học sinh đọc thông tin trên bảng 2.1 điền vào cột 4,5 Giáo viên treo bảng phụ 2.1 lên bảng Yêu càu mỗi cột hai học sinh đọc Quãng đường đi trong một giây gọi là gì? Yêu cầu học sinh làm câu C3 2.Hoạt động 2: Công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc. Học sinh tìm hiểu sách giáo khoađể biết công thưc tính vận tốc chỉ rõ tên cácđại lượng trong công thức Giáo viên thông báo đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và thời gian Giáo viên thông báo đơn vị chính là m/s Cho học sinh làm câu C4 3.Hạot động 3: Vận dụng củng cố. Học sinh đọcđầu bài trong sgk Gọi học sinh tóm tắt đầu bài Cá nhân học sinh tự làm bài ra giấy nháp Học sinh đọc đầu bài sgk Gọi học sinh tóm tắt đầu bài Các học sinh thảo luận và làm bài Học sinh đọc đầu bài sgk Học sinh tự tóm tắt Học sinh dưới lớp tự giải . Gọi học sinh lên bảng Nhận xét cách giải và so sánh với kết quả ở dưới lớp . Hoạt động của học sinh I/ Vận tốc là gì ? Học sinh đọc bảng 2.1 điền vào cột 4,5 Thảo luận nhóm để trả lời câu C1 Trả lời câu C2 Cả lớp ghi vở : - Vận tốc là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian C3:(1) nhanh (2) chậm (3) quãng đường đi được (4) đơn vị II/ Công thức tính vận tốc: v=S/ t trong đó :S là quãng đường t là thời gian v là vận tốc III/Đơn vị vận tốc Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để biết đơn vị vận tốc là : Km/h và m/s Học sinh biết cách đổi các đơn vị vân tốc V=3m/s = .. km/h 3m/s = 3m/1s = 3/1000 km/1/3600h =10,8 km/h - Tốc kế . Học sinh xem hình 2.2.để xem tốc kế IV/ Vận dụng: C 5: a/ ý nghĩa các con số : 36 km/h ; 10,8 km/h ; 10 m/s. b/ Học sinh tự so sánh . Nếu đổi về đơn vị m/s : V1 = 36km / h = 36000m / 3600s = 10m/s V2 =10,8 km /h = 10800m / 3600s = 3m/s V3 = 10 m/s . đ V1 = V3  > V2 . Chuyển động ( 1 ) và ( 3 ) nhanh hơn chuyển động (2) . C 6 : V1 = s / t = 81km / 1,5h = ? V2 = 81000m / 1,5x 3600s = ? C 7 : t = 40 phút = 40 / 60 h = 2/3 h V = 12km /h S = ? km V = s / t đ s = v.t s = 12km /h x 2/3 h =? Giáo viên cho học sinh đọc sgk định nghĩa : -Chuyển động đều là gì ? lấy 1 ví dụ chuyển động đều trong thực tế. -Chuyển động không đều là gì ? lấy một ví dụ chuyển động không đều trong thực tế. -Mỗi trường hợp giáo viên gọi 2 hs nêu câu trả lời của mình . Hướng dẫn hs nhận xét . -Giáo viên hỏi : Tìm ví dụ thực tế về chuyển động đều và chuyển động không đều , chuyển động nào dễ tìm hơn ? Cho học sinh tìm hiểu C1 theo nhóm. Chuyển động đều khác chuyển động không đều ở điểm nào ? - Cho học sinh đọc C2. - Cho hs đọc sgk . - Trên quãng đường AB, BC, CD chuyển động của bánh xe có đều không ? - Có phải vị trí nào trên AB vận tốc của vật có giá trị = VAB không ? - VAB chỉ có thể gọi là gì ? - Tính VAB; VBC; VCD; VAD., nhận xét kết quả _ Vtb được tính bằng biểu thức nào ? - chỉ rõ tên đại lượng trong công thức . -Yêu cầu học sinh bằng hình thức thực tế để phân tích hiện tượng chuyển động của ô tô. - Rút ra ý nghĩa của V = 50 km / h . - Gọi một em học sinh đọc C5 - Gọi một em tóm tắt bài . - Cho hs tự làm bài ra nháp . III/ Định nghĩa : - học sinh đọc sgk : - trả lời và lấy ví dụ theo yêu cầu của giáo viên . -Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian -Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian . VD : Chuyển động đều là chuyển động của kim đồng hồ, của trái đất quay xung quanh Mặt trời -Chuyển động không đều thì gặp rất nhiều như chuyển động của xe ô tô xe đạp xe máy - Học sinh hoạt động nhóm và đại diện nhóm trả lời . + AB; BC; DE; là chuyển động không đều . +DE; EF là chuyển động đều . +khác ở VT. Chuyển động đều vận tốc không đổi theo thời gian . Chuyển động không đều vận tốc thay đổi theo thời gian - Hs đọc C2 và trả lời . IV / Vận tốc trung bình của chuyển động không đều . C3 : đọc sgk VAB = SAB / tAB VBC = SBC / tBC VCD = SCD / tCD VAD = SAD / tAD Vtb = S/ t Vtb =( 0,5+0,15+0,25 ) / ( 3+3+3) = 0,05 m/s. - Qua kết quả tính toán ta thấy trục bánh xe chuyển động nhanh dần lên . V / Vận dụng : C 4: chuyển động của ô tô từ Hà Nội đi Hải Phòng là không đều nói vận tốc của ô tô là 50 km/h là nói vận tốc trung bình . C5 : s1= 120 m vận tốc trung bình của t1= 30s ô tô xuống dốc là: s2 = 60 m Vtb1= s1/t1= 120 / 30 = t2 = 24s = 4 m/s Vận tốc tb của ô tô Vtb1=? ; Vtb2= ? trên quãng đường: Vtb= ? Vtb2= s2 / t2= 60 /24= = 2,5 m/s Vận tốc tb của ô tô trên cả hai quãng đường là : Vtb= ( s1+ s2) / ( t1+t2 )= =( 120+60 )/ ( 30+24 )= = 3,3 m/s. D/ Củng cố : - Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì ? - Nêu công thức tính vận tốc ? - Đơn vị vận tốc là gì ? - Chuyển động đều là gì ? - Chuyển động không đều là gì ? - Khi tính vận tốc trung bình cần chú ý điều gì ? E / Dặn dò : - Học thuộc phần ghi nhớ ; đọc phần có thể em chưa biết - Làm bài tập +) 2.1 đ 2.5 sách bài tập . +) 3.1 đ 3.6 sách bài tập . ........................................................... Ngày soạn: 16/09/2007 Ngày dạy: Tiết 4 : Biểu diễn lực I / Mục tiêu : - Nêu được những ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc . - Nhận biết được lực là đại lượng vectơ lực . - Biểu diễn được véc tơ lực . II / Chuẩn bị: - Yêu cầu học sinh ôn bài , 2 lực cân bằng ở lớp 6 . - 6 bộ thí nghiệm : giá đỡ , xe lăn , nam châm thẳng , 1 thỏi sắt . III / Tiến trình lên lớp A / Tổ chức lớp . B / Kiểm tra bài cũ. - Vận tốc là gì ? Vận tốc đặc trưng cho yếu tố nào của chuyển động ? - Nêu công thức tính vận tốc chỉ rõ các đại lượng ? - Chữa bài tập 2.3 ; 2.4, sách bài tập . - Nêu sự khác nhau giữa chuyển động không đều và chuyển động đều ? - Nêu công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều ? Chữa bài tập 3.5 sách bài tập . C / Bài mới : Hoạt động của giáo viên 1.Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm về lực. Nêu khái niệm lực đã học ở lớp 6? Cho học sinh hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi C1 2.Hoạt động 2: Cách biểu diễn lực. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu sgk. - Lực có đặc điểm gì ? - Lực có là một đại lượng véc tơ không ? Tại sao ? - Yêu cầu học sinh tìm hiểu h 4.3 và h 4.4 - Cho biết phương chiều và độ lớn của các lực này ? - Biểu diễn véc tơ lực bằng cách nào? - Véc tơ lực được ký hiệu như thế nào? - Cho học sinh trả lời C2, C3 ra phiếu học tập . - Giáo viên thu phiếu chấm đánh giá kết quả Hoạt động của học sinh I / Ôn lại khái niệm lực : - Lực làm cho vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động . - học sinh mổ tả thí nghiệm h 4.1 và hiện tượng trong h 4.2. -Trong h4.1 lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nen xe lăn chuyển động nhanh lên . - Trong h 4.2 lực tác dụng của vợt lên quả bóng mà quả bóng biến dạng và ngược lại lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng . II / Biểu diễn lực. 1/ Lực là một đại lượng véc tơ . - Học sinh tìm hiểu sgk , chỉ rõ lực không những có độ lớn mà còn có phương chiều - Một đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương chiều là đại lượng véc tơ . - Vậy lực là một đại lượng véc tơ . 2/ Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực . - Hình 4.3 Lực kéo có phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải và độ lớn F = 15 N - Hình 4.4 ( a ) , lực kéo theo phương thẳng đứng , chiều từ dưới lên , độ lớn là 20N - Hình 4.4 ( b ) , lực kéo có phương nằm ngang , chiều từ trái sang phải F = 30N - Hình 4.4 ( c ), lực kéo theo phương xiên nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang góc 300 F = 30N - Để biểu diễn véc tơ lực người ta dùng mũi tên Gốc Chiều + Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật , gọi là điểm đặt của lực . + Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực . + Độ dài của mũi tên biểu diễn cường độ của lực theo một tỷ sích cho trước . - Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên. F - Học sinh tự làm ví dụ sgk III / Vận dụng - Học sinh trả lời C2 , C3 trong sgk D / Củng cố : - Lực là một đại lượng như thế nào ? - Nêu cách biểu diễn lực đó ? E / Dặn dò : - Học thuộc phần ghi nhớ sgk . - Làm bài tập từ 4.1 đ 4.5 sách bài tập .................................................. Ngày soạn : 23/09/2007 Ngày dạy : . Tiết 4 : Sự cân bằng lực – quán tính I / Mục tiêu : - Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng , nhận biết đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ lực . - Từ kiến thức đã nắm được từ lớp 6 , hs dự đoán và làm thí nghiệm , kiểm tra dự đoán để khẳng định được “ Vật được tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi , vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi “. - Nêu được một số ví dụ về quán tính . Giải thích được hiện tượng quán tính . - Kĩ năng làm thí nghiệm biết suy đoán . II / Chuẩn bị : - Mỗi nhóm : + 1 cốc nước + 1 băng giấy , một bút dạ - Lớp chuẩn bị bảng phụ. III / Tiến trình lên lớp . A / Tổ chức lớp B / Kiểm tra bài cũ - Véc tơ lực biểu diễn như thế nào ? Chữa bài tập 4.4 SBT . - Biểu diễn véc tơ lực có trọng lượng 1500N tỷ sích tùy chọn vật A C / Bài mới . Hoạt động của giáo viên 1.Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là 2 lực cân bằng. - Hai lực cân bằng là gì ? - Tác dụng của 2 lực cân bằng khi tác dụng vào vật đang đứng yên sẽ làm vận tốc của vật đó có thay đổi không ? - Phân tích lưch tác dụng lên quyển sách và quả bóng . biểu diễn các lực đó . - Yêu cầu hs làm câu C1 - Giáo viên vẽ sẵn 3 vật lên bảng để hs lên bảng biểu diễn lực . - Yêu cầu 3 hs lên trình bày trên bảng : + Biểu diễn lực + So sánh điểm đặt , cường độ , phương , chiều của 2 lực cân bằng . - Qua 3 ví dụ em nhận xét khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì kết quả là gì ? đ nhận xét. - Cho chốt lại đặc điểm của 2 lực cân bằng . - Nguyên nhân của sự thay đổi vận tốc là gì? - Nêu các lực tác dụng lên vật cân bằng thì vận tốc của vật như thế nào? - Yêu cầu đọc nội dung thí nghiệm hình 5.3 - Yêu cầu mô tả bố trí và quá trình làm thí nghiệm . - Giáo viên mô tả lại quá trình đặc biệt lưu ý hình d. - Giá viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm để kiểm chứng . - Quả nặng A chịu tác dụng của những lực nào ? Hai lực đó như thế nào? Quả nặng chuyển động hay không ? - Yêu cầu học sinh đọc C4, C5 nêu cách làm thí nghiệm , mục đích đo đaị lượng nào? - Phân tích hiện tượng F tác dụng lên quả nặng A. - FK và PA là 2 lực như thế nào ? -Vật đang chuyển động chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì có thay đổi chuyển động không ? Vận tốc có thay đổi không ? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu lực quán tính. - Yêu cầu hs đọc nhận xét và phát biểu ý kiến của bản thân đối với nhận xét đó . Sau đó nêu thêm ví dụ chứng minh ý kiến đó . - Làm thí nghiêm C6 + Kết quả Hoạt động của học sinh I / Lực cân bằng : 1. Hai lực cân bằng là gì ? - Hs trả lời bằng kiến thức đã học ở lớp 6 . - Hai lực cân bằng là hai lực có độ lớn bằng nhau tác dụng lên cùng một vật , cùng phương , ngược chiều. - Vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn đứng yên đ vận tốc không thay đổi . - Xem hình 5.1 - Phân tích các lực tác dụng lên quyển sách quả cầu , quả bóng . Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm và báo cáo kết quả. - Cùng lúc gọi 3 hs lên bảng , mỗi học sinh biểu diễn 1 hình theo tỷ lệ sích tùy chọn Nhận xét : + Khi vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng sẽ đứng yên mãi mãi ; V= 0 + Đặc điểm của hai lực cân bằng . - Tác dụng vào cùng một vật . - Cùng cường độ ( độ lớn ) . - Cùng phương , ngược chiều . 2/ Tác dụng của 2 lực cân bằng lên vật đang chuyển động . a) Học sinh dự đoán . - Vận tốc của vật không thay đổi . b) Thí nghiệm kiểm chứng - Đọc thí ngiệm như hình . - Đại diện nhóm mô tả thí nghiệm . - Làm thí nghiệm theo nhóm. Trả lời C2, C3, C4. C2: mA= mB PA= PB PA= F= PB ị V= 0 C3: Bấm đồng hồ sau 2s thì đánh dấu . V1= ? V2= ? - Nhận xét chuyển động của A là chuyển động nhanh dần. - Phân công trong nhóm trước khi làm C5. - Nhận xét : V’1= V’2 PA= F = PB - Đại diện nhóm công bố kết quả . - PA và FK là 2 lực cân bằng . Kết luận : Khi 1 vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi . II / Quán tính : 1 / Nhận xét : Học sinh đọc sgk . - Khi có F tác dụng không thể làm vận tốc của vật thay đổi đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính . 2 / Vận dụng : - Mỗi học sinh tự làm thí nghiệm C6 , C7 D / Củng cố - Nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng ? - Tại sao khi một vật chịu tác dụng của lực lại không thay đổi cận tốc ngay được ? E / Dặn dò - Học thuộc phần ghi nhớ sgk - Làm bài tập C8 ; 5.1 đ 5.8 SBT. Ngày soạn : 30/09/2007 Ngày dạy : .. Tiết 5 : Lực ma sát I / Mục tiêu: - Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học. Phân biệ được ma sát trượt , ma sát nghỉ , ma sát lăn , đặc điểm của mỗi loại ma sát này . - Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ . - Phân tích được một số hiện tượng vè lực ma sát có lợi , có hại trong đời sống và kĩ thuật Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này . -Rèn kĩ năng đo lực ,đặc biệt là lực ma sát để rút ra nhận xét về đặc điểm của lực ma sát. II / Chuẩn bị - Mỗi nhóm : 1 lực kế , 1 miếng gỗ ( 1 mặt nhẵn một mặt sáp ) 1 quả cân , 1 xe lăn , 2 con lăn . III / Tiến trình lên lớp . A / Tổ chức lớp B / Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng ? Chữa bài tập 5.4 - Giải thích câu C5. C / Bài mới Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực masat - Cho hs đọc sgk . - Lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu ? - Lực ma sát trượt còn xuất hiện ở đâu ? - Vậy lực ma sát trượt xuất hiện khi nào ? -Hs đọc thông báo và trả lời câu hỏi : Fms lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt đất khi nào? - Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào ? - Cho học sinh phân tích hình 6.1 và trả lời câu hỏi . - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm nhận xét như hình 6.1 - Fk trong trường hợp có ma sát trượt và có ma sát lăn . - Yêu cầu : - Đọc hướng dẫn thí nghiệm . - Trình bày lại thông báo yêu cầu làm thí nghiệm như thế nào ? - Hs làm thí nghiệm . Fk > 0 đ Vật đứng yên V = 0 không đổi - Cho trả lời C4 . giải thích ? - Fms nghỉ chỉ xuất hiện trong trường hợp nào? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực masat trong đời sống và kĩ thuật. - Cho làm C6. Trong hình 6.3 mô tả tác hại của ma sát , em hãy nêu các tác hại đó . Biện pháp làm giảm ma sát đó là gì ? - Sau khi hs làm riêng từng phần , GV chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát . - Biện pháp tra dầu mỡ có thể giảm ma sát từ 8 đến 10 lần . - Biện pháp 2 giảm từ 20 đến 30 lần . - Cho C7. - Hãy quan sát hình 6.4 và cho biết Fms có tác dụng như thế nào ? - Hs trả lời . GV chuẩn lại hiện tượng cho các em ghi vở . - Biện pháp tăng ma sát như thế nào ? - Sau khi hs làm riêng từng hình , GV chốt lại : + ích lợi của ma sát + cách làm tăng ma sát . 3.Hoạt động 3: Vận dụng củng cố - Yêu cầu hs tự làm câu C8 vào vở . - Yêu cầu hs đọc và trả lời câu C9. Hoạt động của học sinh I / Khi nào có lực ma sát trượt . 1/ Lực ma sát trượt . - Fms trượt xuất hiện ở má phanh ép vào bánh xengăn cản chuyển động của vành . - Fms trượt xuất hiện ở giữa bánh xe và mặt đường . - Nhận xét : Lực ma sát trượt xuất hiện khi 1 vật chuyển động trượt trên mặt vật khác. 2/ Lực ma sát lăn - Fms lăn xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt sàn . - C2: Hs ghi ví dụ của mình khi đã được thống nhất . - Nhận xét : Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác . C3: Fms là hình 6.1a. Fms lăn là hình 6.1b. - Nhận xét : + Fk vật trong trường hợp có Fms lăn nhỏ hơn trường hợp có Fms trượt . ( Fms lăn < Fms trượt ) 3/ Lực ma sát nghỉ . - Hs đọc hướng dẫn thí nghiệm . - Đọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa chuyển động . Fk = C4: Vật không thay đổi vận tốc . Chứng tỏ vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng . Fk = F ms nghỉ. - Fms nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên . II / Lực ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật . 1 / Lực ma sát có thể có hại - Ma sát trượt làm mòn xích đĩa , mòn trục . - Khắc phục ; tra dầu mỡ lắp ổ bi . c) Cản trở chuyển động thùng ; khắc phục : lắp bánh xe con lăn. 2/ Lực ma sát có thể có ích . + ích lợi của ma sát : - Fms giữ phấn trên bảng . - Fms cho ốc va vít giữ chặt vào nhau . - Fms Giữ cho ô tô trên mặt đường. - Fms làm nóng chỗ tiếp xúc để đốt diêm . + Cách làm tăng lực ma sát . - Bề mặt sần sùi , gồ ghề . - ốc vít có rãnh . - Lốp xe , đế dép khía cạnh . - Làm bằng chất như cao su . III / Vận dụng - Hs tự làm C8 . - C9: + Có ổ bi biến ma sát trượt thành ma sát lăn đ giảm Fms đ máy móc chuyển động dễ dàng . - Đế dép , lốp xe có khía rãnh làm bằng cao su , nhựa. D / Củng cố - Có mấy loại lực ma sát ? - Ma sát nào có lợi , cách làm tăng ? - Ma sát có hại, cách làm giảm? E / Dặn dò - Học thuộc phần ghi nhớ , làm lại C8, C9 sgk - Làm bài tập 6.1 .................................................................... Ngày soạn : 07/10/2007 Ngày dạy : .. Tiết 6 : áp suất I / Mục tiêu: - Phát biểu được định luật áp lực và áp suất. - Viết được công thức tính áp suất , nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trongcông thức . - Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất . - Nêu được các cách làm tăng , giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật , dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp . - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm . II / Chuẩn bị - Thầy vẽ tranh 7.1; 7.3 : bảng phụ . - Mỗi nhóm : một khay đựng cát và 3 vật bằng sắt vuông . III / Tiến trình lên lớp : A / Tổ chức lớp . B / Kiểm tra bài cũ . - Lực ma sát sinh ra khi nào ? Biểu diễn lực ma sát khi kéo vật trên mặt bàn ? - Chữa bài tập 6.4 , gọi một hs lên bảng làm . - Chữa bài tập 6.5, gọi một hs lên bảng làm . C / Bài mới . Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Tìm hiểu áp lực là gì? - Cho hs đọc thông báo , trả lời - Khi ta đứng có tác dụng lực lên đất ? - áp lực là gì ? Cho ví dụ ? - Cho làm C1. - Xác định áp lực . - Trọng lượng P có phải là áp lực không ? Vì sao ? 2.Hoạt động 2: Tìm hiểu áp suất và công thức tính áp suất. - Cho tìm thêm ví dụ về áp lực trong cuộc sống . Giáo viên gợi ý cho học sinh kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật . Xét kết quả tác dụng của áp lực vào diện tích bị ép -Nêu phương án thí nghiệm để xác định tác dụng của áp lực vào các yếu tố trên ? Giáo viên chỉ cho học sinh phương án nào thực hiện được Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 7.4 và ghi kết quả vào bảng gọi đại diện nhóm đọc kết quả Giáo viên điền vào bảng phụ Độ lớn áp lực lớn đ tác dụng của áp lực ? Diện tích bị ép lớn đ tác dụng áp lực như thế nào ? Yêu cầu học sinh rút ra kết luận ? - Vậy muốn tăng tác dụng của áp lực , phải có những biện pháp nào ? - Như vậy, tác dụng Của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố là áp lực và S bị ép đ khái niệm . - Hs đọc tài liệu rút ra áp suất là gì ? - Độ lớn áp lực là F . S bị ép là S đ áp suất được tính như thế nào ? - GV thông báo cho hs kí hiệu của áp suất là P . 3.Hoạt động 3: Vận dụng củng cố. - Đơn vị áp suất là gì ? - Yêu cầu hs làm việc cá nhân C4 ? Nêu biện pháp tăng, giảm áp suất ? - C5 hs vận dụng tự làm . Hoạt động của học sinh I / áp lực là gì? - áp lực là lực tác dụng vuông góc với diện tích bị ép. Ví dụ : Người đứng trên sàn nhà đã ép trên sàn nhà một lực F = P có phương vuông góc với sàn nhà. F1 = F2 = P/ 2 C1: a) F = P máy kéo . b) F của đỉnh ngón tay tác dụng lên đầu đinh. - F mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ . P không vuông góc S bị ép đ không gọi là áp lực . Chú ý : F tác dụng mà không vuông góc với diện tích bị ép thì không phải là áp lực . Vậy áp lực không phải là m

File đính kèm:

  • docgiao an ly 8.doc
Giáo án liên quan