Bài giảng môn học Vật lý lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 19 - Bài 13: Công cơ học

1. Kiến thức - Biết được dấu hiệu để có công cơ học

- Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học.

- Phát biểu và viết công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức.

2. Kỹ năng: - Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật.

- Rèn kỹ năng phân tích lực thực hiện công, tính công cơ học.

3. Thái độ: tích cực chủ động trong học tập, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị .

1: G. Giáo án, dụng cụ: hình con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đất.

2. H: Học bài cũ, xem nội dung bài mới

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 19 - Bài 13: Công cơ học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 19 Ngày soạn: 3/1/2013 BÀI 13. CÔNG CƠ HỌC I. Mục tiêu . 1. Kiến thức - Biết được dấu hiệu để có công cơ học - Nêu được các ví dụ trong thực tế để có công cơ học và không có công cơ học. - Phát biểu và viết công thức tính công cơ học. Nêu được tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng trong công thức. 2. Kỹ năng: - Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật. - Rèn kỹ năng phân tích lực thực hiện công, tính công cơ học. 3. Thái độ: tích cực chủ động trong học tập, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị . 1: G. Giáo án, dụng cụ: hình con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đất. 2. H: Học bài cũ, xem nội dung bài mới III. Tiến trình hoạt động . 1. ổn định (1’) 2. Bài cũ (5’) G. Yêu cầu H lên bảng chữa bài tập 12.5 và 12.7 3. Bài mới (36’) HĐ1. Tổ chức tình huống 5’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Yêu cầu H đọc tình huống phần mở bài H. Đọc , nêu phương án -> bài học mới . HĐ2. Tìm hiểu khi nào có công cơ học 13’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Giúp HS phân tích VD ? Nêu những yếu tố tác dụng lên xe bò. ? Em hãy phân tích lực trong trường hợp người cử tạ giữ tạ đứng yên. ? Trả lời C1 H. Trả lời các câu hỏi, đưa ra sự phân tích G. Yêu cầu H trả lời hệ thống câu hỏi: ? Lấy VD lực thực hiện công cơ học. ? Trả lời C2. H. Trả lời câu hỏi G. ? Chỉ có công cơ học khi nào. ? Công cơ học là gì. ? Công cơ học gọi tắt là gì. H. Làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi, đưa ra được khi nào thì có công cơ học và khái niệm công cơ học G. ? Phân tích từng yếu tố sinh công của mỗi trường hợp. H. Đứng tại chỗ trả lời. G. Yêu cầu H: ? Chỉ ra các trường hợp thực hiện công cơ học trong 4 trường hợp ở câu C3 H. Phân tích, chỉ ra các trường hợp có công cơ học G. Chính xác lại - 1) Khi nào có công cơ học ? VD1: Con bò kéo xe - Bò tác dụng vào xe F > 0 - Xe chuyển động S > 0 - Phương của lực kéo trùng với phương cđ => Ta nói con bò đã thực hiện công cơ học. VD2: Fn rất lớn Þ công bằng 0 S = 0 C1: Có công cơ học thì phải có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời C2: Kết luận: Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời. - Công cơ học là công của lực - Công cơ học gọi tắt là công. C3: Vận dụng: - Trường hợp a: F > 0, S > 0 Þ có công cơ học. - Trường hợp b: F = 0, S = 0 Þ không có công cơ học. - Trường hợp c: F > 0, S > 0 Þ có công cơ học. - Trường hợp d: F > 0, S > 0 Þ có công cơ học. HĐ3. Tìm hiểu công thức tính công cơ học 8’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Thông báo công thức tính công cơ học H. Lắng nghe, ghi nhớ và giải thích các đại lượng và đơn vị đo của từng đại lượng trong công thức. G. Thông báo chú ý cho HS biết: nếu phương của lực F không trùng với phương của chuyển động thì không sử dụng công thức trên H. Ghi vào vở phần chú ý này. 2) Công thức tính công: - Công thức tính công cơ học A = F.S trong đó: - Đơn vị của công là Jun (J) 1 J = 1N.m 1kJ = 1000J Chú ý: + A = F.S chỉ áp dụng trong trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển động của vật. + Phương của lực ^ phương chuyển động của vật thì A =0 HĐ4. Vận dụng 10’ Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Yêu cầu H vận dụng kiến thức làm câu C5, C6 phần vận dụng H. Suy nghĩ làm C5, C6 , 2 HS lên bảng trình bày. G. Theo dõi, hướng dẫn, chính xác H. Chữa bài vào vở G. Yêu cầu H tiếp tục trả lời câu C7 H. Đứng tại chỗ trả lời C7. 3) Vận dụng: Câu 5: F = 5000N A = ? S = 1000m Giải: Công của lực F là: A = F.S =5000N.1000m = 5 000 000 J Câu 6: m = 2kg suy ra P = 20 N; h=6m; A = ? Công của lực là: A = P.h = 120 (J) Câu 7: Phương của P vuông góc với phương chuyển động nên A= 0 4. Củng cố (2’). G: ? Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào(Quãng đường dịch chuyển, Lực tác dụng, Phương của lực tác dụng. 5. HD (1’) - Học phần ghi nhớ - Làm bài tập trong SBT - Đọc thêm phần công của trái tim. IV. Rút kinh nghiệm. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Kim Hải, ngày tháng năm 2012 BGH Ký duyệt Tiết 16 Bài 14. định luật về công Ngày soan: 22/11/2011 I . Mục tiêu . - Phát biểu được định luật về công dưới dạng: lợi về lực thiệt về đường đi. - Vận dụng định luật để giải bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động. - Rèn kĩ năng quan sát TN để rút ra mqh giữa các yếu tố lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật về công. - Giáo dục thái độ cẩn thận, nghiêm túc, chính xác. II. Chuẩn bị . 1. G: Giáo án, dụng cụ thí nghiệm + Chuẩn bị cho nhóm:Một chiếc cốc đo 30 cc, 1 giá đỡ, 1 thanh nằm ngang, 1 ròng rọc, 1 quả nặng 100 đến 200g, 1 lực kế 2,5 đến 5 N + Chuẩn bị cho lớp: 1 đòn bẩy, 2 thước thẳng , 2 quả nặng loại 200g và 100g 2. H: Học bài cũ, xem nội dung bài mới III. Tiến trình hoạt động . 1. ổn định (1’) 2. Bài cũ (6’) - G. Yêu cầu 2H lên bảng trả lời, chữa bài tập: HS1: ? Chỉ có công khi nào ? Viết công thức tính công cơ học, giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức ; chữa bài tập 13.3 HS2: Chữa bài 13.4 H. Lên bảng chữa bài 3. Bài mới (35’) HĐ1. Tổ chức tình huống (2’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Đưa ra các câu hỏi ? lớp 6 các em đã học máy cơ đơn giản nào ? Máy cơ đó giúp cho ta lợi những gì H. nêu được: giúp ta được lợi về lực G. Các máy lợi về lực, vậy có lợi về công không ? -> Bài học hôm nay ta giả quyết điều đó. HĐ2. Làm TN để đi đến định luật về công (20’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, trình bày các bước tiến hành H. Lắng nghe hướng dẫn. Tiến hành các phép đo như đã trình bày, ghi kết quả vào bảng. G. ? Hãy so sánh F1 và F2 ; S1và S2 ; A1 và A2 H. So sánh, đưa ra được: F2 = 1/2.F1; S2 = 2S1 ; A1=A2. G. Yêu cầu H trả lời C4 H. Trả lời C4 G. Thông báo: Tiến hành TN tương tự đối với máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự. I. Thí nghiệm. -B1: Dùng lực kế móc quả nặng. Kéo quả nặng lên cao -> quãng đường S1 = ; F1 = -B2: Móc quả nặng vào ròng rọc. Kéo vật chuyển động với quãng đường S2 = Lực kế chuyển động một quãng đường S2, Độ lớn F2 = Các đại lượng cần xác định Kéo trực tiếp ròng rọc Lực F (N) S (m) Công A(J) C1: F2 = 1/2.F1 C2: S2 = 2S1 C3: A1=A2. C4: Ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi, không được lợi gì về công. HĐ3. Tìm hiểu nội dung định luật về công (5’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Thông báo nội dung định luật về công H. Lắng nghe, ghi vở G. Yêu cầu H nêu lại II. Định luật về công (SGK) HĐ4. Vận dụng (8’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Yêu cầu H vận dụng kiến thức vừa học làm các câu C5, C6 H. Suy nghĩ làm bài, đưa ra câu trả lời G. Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn học sinh làm bài H. Ghi câu trả lời đúng vào vở III. Vận dụng C5: P = 500N; h = 1m; l1 = 4m; l2 = 2m Giải: Vì 2F1=F2, F1 = F2/2 Có: A1 = F1.l1 = 4F1; A2 = F2.l2 = 2F1.l2 = 2.2F1 => A1=A2 ( = 4F1 ) A = P.h = 500.1 =500 (J) C6: P = 450N F=? , h=? , A=? S = 8m Giải: Vì dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực nên: F=1/2.P = 420/2 = 210 N Quãng đường dịch chuyển thiệt hai lần nên h = S/2 = 8/4 = 4 m -> Công thực hiện là: A =P.h =F.S = 420.4 = 1680 (J) 4. Củng cố (2’). Nội dung định luật về công 5. HD (1’) - Học phần ghi nhớ - Làm bài tập 14.1 -14.4 và 14.7 (Sbt) - Đọc trước bài mới IV. Rút kinh nghiệm . Ký duyệt Tiết 19 Bài 15. Công suất Ngày soạn. ngày dạy. I . Mục tiêu . - hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1s. - Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hay máy móc, biết lấy VD minh hoạ. - Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giả các bài tập định lượng đơn giản. - Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất. II. Chuẩn bị . G: Giáo án. Tranh vẽ H15.1 H: Học bài cũ, xem nội dung bài mới III. Tiến trình hoạt động . 1. ổn định (1’) 2. Bài cũ (6’) G. Yêu cầu 2H lên bảng trả lời, chữa bài tập: HS1: Phát biểu định luật về công. Chữa bài 14.1 HS2: Chữa bài 14.2 H. Lên bảng chữa bài 3. Bài mới (35’) HĐ1. Tổ chức tình huống (1’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Đặt vấn đề vào bài như tình huống SGK H. Lắng nghe, ghi tên bài học HĐ2. Giải bài tập tình huống (14’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Ghi tóm tắt thông tin lên bảng ? Ai làm việc khoẻ hơn H. Đưa ra phương án để tìm kết quả. Thảo luận theo nhóm đưa ra phương án trả lời đúng. (C2) G. ? Tại sao phương án a không đúng. H. Vì t1 t2 G. ? Tại sao phương án b không được H. Vì AAAD G. ? Phương án c có được không H. Trả lời: Phương án c so sánh được nhưng cách giải phức tạp G. ? Hãy trả lời C3 H. Tính toán, chỉ ra được: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn I. Ai làm việc khoẻ hơn h = 4m; P1=16N FKA = 10viên. P1 ; t1 = 50s FKD = 15viên.P1 ; t2 = 60s C1. AA = FKA.h =10.16.4 = 640 (J) AD = FKD.h =15.16.4 = 960(J) C2. Theo phương án c, d C3. - Theo phương án c Thời gian để thực hiện công 1J của hai anh là: + Anh An : t = t1/AA = 0,078s. + Anh Dũng: t=t2/AD = 0,0625s. Vì t>t An là việc yếu hơn. - Theo phương án d Công thực hiện trong thời gian 1s là + Anh An : +Anh Dũng: Vậy Dũng khoẻ hơn An. KL: Anh Dũng làm việc khoẻ hơn anh An vì trong 1s anh Dũng thực hiện công lớn hơn anh An HĐ3. Thông báo kiến thức mới (10’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. ? Để biết máy nào (người nào) thực hiện công nhanh hơn thì cần phải so sánh đại lượng nào ? So sánh như thế nào H. Trả lời G. Gợi ý nếu H gặp khó khăn: em hãy dựa trên kết quả vừa tìm được ở C3 trả lời: ? Công suất là gì ? Hãy xây dựng biểu thức tính công suất H. Điền vào chỗ trống G. ? Công sinh ra kí hiệu là gì H. Đưa ra câu trả lời II. Công suất - Công suất là công thực hiện được trong 1s - Công thức tính: P = trong đó: P là công suất (W) A là công thực hiện được (J) t là thời gian (s) - Đơn vị của công suất (J/s) hoặc w ; 1Mw = 1000kw = 1000 000 w HĐ4. Vận dụng (10’) Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Yêu cầu H vận dụng kiến thức vừa học giải các câu C4, C5, C6 H. Vận dụng làm bài G. Theo dõi, hướng dẫn H làm bài đặc biệt là với ý b của câu C6 H. Dựa trên những gợi ý, hướng dẫn của giáo viên làm bài, đưa ra kết quả G. Chính xác III. Vận dụng C4. PAn = 12,8w ; PDũng = 16w. t1=2h ; tm =20’ =1/3 h At = Am = A C5. C6. Có A = F. s và p = A/ t => p = 4. Củng cố (2’) Nội dung phần ghi nhớ 5. HD (1’) - Học phần ghi nhớ - Làm bài 15.1 -15.4, chuẩn bị cho tiết ôn tập IV. Rút kinh nghiệm . Ký duyệt Tiết 19 Bài tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức: củng cố kiến thức thông qua một số bài tập đã học 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích các hiện tượng, giảI quyết các vấn đề liên quan. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác II. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị 1. G: Bài tập 2. H: Làm bài tập IV. Tiến trình: 1. ổn định: 2. Bài cũ: H: Viết công thức tính lực đẩy ác simét, tính áp suất chất lỏng, áp suất chất rắn. 3. Bài mới: Bài 1. Một vật hình hộp chữ nhật kích thước 50cm x 40cm x 20cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Trọng lượng riêng của chất làm vật là d = 78 000N/m3. Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất lên mặt bàn. H: đọc nội dung đề bài, nêu các công thức cần áp dụng. H: công thức tính P, S G: độ lớn của áp suất phụ thuộc vào các yếu tố nào?(áp lực và diện tích bị ép) H: nêu trường hợp diện tích bị ép để áp suất lớn nhất, và áp suất nhỏ nhất. H: Tính diện tích bị ép trong các trường hợp, rồi tính áp suất. Bài 2. Thả một vật hình cầu có thể tích V vào nước thấy 1/3 thể tích của vật bị chìm trong nước. a/ Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu, biết khối lượng riêng của nước là D = 1 000kg/m3 b/ Biết khối lượng của vật là 0,2kg. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật. H: so sánh độ lớn của lực đẩy ác simét và trọng lượng của vật(chúng bằng nhau) H: P = FA ta có 10.D.V=1/3.10.Dn.V Bài 3. Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức V1 = 120cm3 dâng lên đến mức V2 = 165cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 3,35N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10 000N/m3 . a/ Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật. b/ Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật. H: tính thể tích của vật V=V2-V1=45Cm3. H: Tính FA=dn.V H: Tính P=FA+3,35 H: D=P/10.V Bài 4. Một cục nước đá có dạng hình lập phương có cạnh 10cm được bỏ vào một cốc nước. phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước là 4cm. Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. a. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên cục nước đá. b. So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn, giải thích ? H: Tính thể tích phần vật chìm trong nước H: V=10.10(10-4) H: Tính FA=d.V 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà IV. rút kinh nghiệm Ký duyệt Tiết 21 Bài 16 . Cơ năng . Ngày soạn.. ngày dạy . I. Mục tiêu. - Tìm được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng. - Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật, từ đó tìm được ví dụ minh họa. II. Chuẩn bị. 1. G: Giáo án, dụng cụ: Lò xo lá tròn, quả nặng. Sợi dây, bao diêm. Máng nghiêng, miếng gỗ và hai quả cầu kích thước, khối lượng khác nhau. 2. H: Xem nội dung bài mới III. Tiến trình lên lớp . 1. ổn định. (1’) 2. Bài cũ. Không. 3. Bài mới (40’) Hoạt động 1. Nêu tình huống học tập. Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Nêu vấn đề như tình huống SGK Thông báo khái niệm cơ năng. H. Đưa ra câu trả lời Ghi vở I. Cơ năng. - Khi một vật có khả năng thực hịên công cơ học ta nói vật đó có cơ năng. - Vật có công cơ học càng lớn thì cơ năng càng lớn và ngược lại. HĐ2. Hình thành khái niệm thế năng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Yêu cầu H quan sát hình 16.1a, 16.1b để trả lời câu hỏi: ? Tại sao có thể khẳng định quả nặng A nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công H. Đưa ra câu trả lời: Vì quả nặng không chuyển dời dẫn đến thỏi gỗ B không chuyển động. G. Yêu cầu H trả lời câu C1 H. - Suy nghĩ cá nhân đưa ra câu trả lời. G. Bố trí thí nghiệm như hình vẽ 16.1a tiến hành làm thí nghiệm, yêu cầu H quan sát quãng đường dịch chuyển của thỏi gỗ B trong 2 trường hợp. Nhấn mạnh: Vật ở vị trí càng cao thì có cơ năng càng lớn (thế năng hấp dẫn càng lớn). - Thế năng hấp dẫn không chỉ phụ thuộc vào mốc tính độ cao mà còn phụ thuộc vào khối lượng. H. Quan sát thí nghiệm, từ đó nêu được: Thỏi gỗ B trong trường hợp A ở gần mặt bàn dịch chuyển nhiều hơn . G. Bố trí thí nghiệm như hình 16.2 , yêu cầu H trả lời câu C2 H. Suy nghĩ, đưa ra câu trả lời chứng tỏ lò xo có cơ năng. G. Làm thí nghiệm kiểm chứng câu trả lời của H, đưa ra thông báo: Cơ năng của lò xo trong trường hợp này cũng được gọi là thế năng. II. Thế năng. 1. Thế năng hấp dẫn. C1. Quả nặng chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động tức thực hiện công àQuả nặng A khi đưa đến độ cao nào đó thì có khả năng sinh công, tức có cơ năng, cơ năng trong trường hợp này gọi là thế năng. • Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn. • Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng không. 2. Thế năng đàn hồi. C2. Đốt cháy sợi dây thì miếng gỗ chuyển động tức lò xo có cơ năng. • Thế năng của lò xo phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi nên được gọi là thế năng đàn hồi. HĐ3. Hình thành khái niệm động năng . Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Giới thiệu thiết bị thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, yêu cầu H chú ý quan sát để trả lời các câu hỏi C3, C4, C5. H. Quan sát thí nghiệm, suy nghĩ đưa ra các câu trả lời cho câu C3, C4, C5. G. Chính xác câu trả lời, thông báo khái niệm động năng. H. Ghi nhớ khái niệm động năng. G. Tiến hành TN2, yêu cầu H quan sát trả lời C6. H. Quan sát, đưa ra lập luận chứng tỏ động năng phụ thuộc vào vận tốc. G. Tiếp tục tiến hành TN3, yêu cầu H từ kết quả thí nghiệm trả lời câu C7 , C8 . H. Quan sát, đưa ra các câu trả lời cho câu hỏi C7 và C8 . G. Đưa ra thông báo về hai dạng của cơ năng. III. Động năng. 1. Khi nào một vật có động năng? TN1. C3. Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B chuyển động. C4. Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ 1 lực làm miếng gỗ chuyển động à quả cầu A thực hiện công. KL. C5. Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng. • Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng. 2. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? TN2. C6. So với TN1 thì miếng gỗ B chuyển động dài hơn à Khả năng thực hiện công của quả cầu A lớn hơn lần trước, vận tốc của nó lớn hơn do lăn từ vị trí cao hơn --> Động năng phụ thuộc vào vận tốc TN3. C7. Vật có khối lượng càng lớn thì động năng càng lớn. C8. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật và khối lượng của vật. • Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng. Một vật có thể vừa có động năng, vừa có thế năng .Cơ năng của vật khi đó bằng tổng động năng và thế năng của nó . HĐ4. Vận dụng Hoạt động của thầy và trò Nội dung G. Yêu cầu H vận dụng các kiến thức vừa được học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. H. Vận dụng kiến thức đưa ra các ví dụ về trường hợp vật có cả động năng và thế năng trong câu C9, xác định cơ năng của vật trong câu C10 thuộc dạng cơ năng nào. G. Chính xác câu trả lời. III. Vận dụng. C9. Quả bòng rơi từ trên cây xuống , một viên đạn đang bay .. C10 a.Thế năng đàn hồi. b. Thế năng hấp dẫn và động năng. c. Thế năng hấp dẫn. 4. Củng cố (3’). ? Khi nào nói vật có cơ năng ? Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng , là động năng . 5. Hd (1’). Đọc mục : “ Có thể em chưa biết ”, làm bài 16.1 – 16.5 (SBT). - Đọc trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm. Ký duyệt Tiết 22 Bài 18. Tổng kết. Ngày soạn. ngày dạy. I. Mục tiêu. - Ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần bài tập. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng. II. Chuẩn bị. 1. G. Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. 2. H. Trả lời các câu hỏi trước ở nhà theo nội dung các câu hỏi phần A. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định (1’) 2. Bài cũ: Không. 3. Bài mới (38’). Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Kiểm tra việc nắm kiến thức. G. Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm). - Yêu cầu H trong các nhóm thảo luận các câu hỏi mà nhóm mình cần trả lời và đưa ra câu trả lời. - Với các câu đã được ôn tập ở tiết trước thì yêu cầu H lướt nhanh. H. Thảo luận nhóm, dựa vào phần chuẩn bị trước ở nhà đưa ra phương án trả lời của nhóm (mỗi nhóm trả lời 4 câu). - Đại diện nhóm trả lời các câu hỏi của nhóm mình. - Đánh giá các câu trả lời của nhóm bạn. G. Đánh giá câu trả lời của các nhóm và những nhận xét, bổ sung của các nhóm khác. Nhấn mạnh, chính xác các câu trả lời. HĐ2. Làm bài tập vận dụng. - G. Yêu cầu H tiếp tục làm các bài tập còn lại trong phần vận dụng ( bài 2, 3, 6 mục I ; bài 1, 2, 6 mục II. H. Làm việc cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. HĐ3. Làm bài tập định lượng. G. Yêu cầu H tiếp tục làm các bài 2, 4 mục III. H. Vận dụng các kiến thức, công thức làm việc cá nhân đưa ra kết quả. A. Ôn tập. 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi. 2. VD. Xét 1 ô tô đang rời bến thì người lái xe chuyển động so với bến xe nhưng lại đứng yên so với chính cái ô tô. 3. v = 4. vtb = = 5. Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc. 6. Đặc điểm của lực.. 7. Hai lực cân bằng 8. Lực ma sát xuất hiện 9. VD vật có quán tính 10. 11. Vật chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét. 12. Điều kiện vật chìm là 13. Công cơ học chỉ dùng trong 14. A= F.S 15. Định luật về công: “Không.lại ” 16. Công suất cho biết công thực hiện được trong một đơn vị thời gian (1s) B. Vận dụng. I. Trắc nghiệm. 2. ý D 3. ý B 6. ý D II. Trả lời câu hỏi. 1. Do giữa người ngồi trên xe và hàng cây bên đường có sự chuyển động tương đối 2. Tăng thêm lực ma sát. 6. ý D. III. Làm bài tập định lượng. 2. a. p1 = = 1,5. 104 Pa. b. p2 = 2.p1 = 3. 104 Pa. 4. A = Fn . h trong đó Fn = Pngười ; h là chiều cao từ sàn tầng 2 xuống sàn tầng 1 ; Fn là lực nâng người lên. 4. Củng cố (5’). G. Tổ chức cho H chơi trò chơi ô chữ. - Tham gia chơi trò chơi ô chữ. C u n g k h ô n g đ ổ i b ả o t o à N c ô n G s u ấ T 5. á C s i m é T t ư ơ n g đ ố I b ằ n G n H a u d a ọ đ ộ n g l ự c c â n b ằ n g 5. Hd (1’). Trả lời lại các câu hỏi, xem lại các bài tập đã chữa. Đọc trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm. Ký duyệt Tiết 23 Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? Ngày soạn ngày dạy. I. Mục tiêu. - Kể được một hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo 1 cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách. - Bước đầu nhận biết được thí nghiệm mô hình và chỉ ra được sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích. - Dùng hiểu biết về cấu tạo của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản. II. Chuẩn bị. 1. G: Giáo án, dụng cụ: bình chia độ, bình đựng nước, bình đựng rượu, Tranh vẽ. Chuẩn bị cho mỗi nhóm: - 2 bình chia độ GHĐ 100 cm3, ĐCNN 2 cm3; 1 bình đựng 50 cm3 ngô, 1 bình đựng 50 cm3 cát khô, mịn. 2. H: Học bài cũ, xem nội dung bài mới. III. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định (1’). 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới (41’). Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hđ1: Tìm hiểu mục tiêu chương II, đặt vấn đề vào bài. G. Yêu cầu H nêu mục tiêu chương II. H. Đọc SGK, nêu mục tiêu chương II. G. Đưa ra 2 bình chia độ: 1 bình đựng 50 cm3 rượu, 1 bình đựng 50 cm3 nước, yêu cầu H đọc kết quả đo. H. Quan sát, đọc số đo thể tích. G. Làm TN đổ nhẹ 50 cm3 rượu theo thành bình vào bình đựng nước để được hỗn hợp rượu, nước: 100 cm3.Sau đó lắc mạnh cho rượu, nước hòa tan lẫn vào nhau, yêu cầu H đọc kết quả đo Vhỗn hợp H. Đọc kết quả để thấy sự hao hụt thể tích. G? Phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó biến đi đâu. à Bài mới. Hđ2: Tìm hiểu về cấu tạo của các chất. G. Yêu cầu H trả lời câu hỏi ở mục I. H. Đọc SGK, đưa ra câu trả lời. G.? Tại sao các chất có vẻ như liền1 khối H. Nêu được: Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối. G. Thông báo cấu tạo hạt của vật chất được trình bày trong SGK. Hđ3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử. G.? Trên hình 19.3, các em thấy các nguyên tử Si có được sắp xếp xít nhau ko. H. Quan sát, đưa ra câu trả lời: Các nguyên tử Si không sắp xếp kín khít mà giữa chúng vẫn có những khoảng cách. G.? Giữa các nguyên tử, phân tử nói chung có khoảng cách hay không àTN H. Tiến hành làm TN theo nhóm, từ kết quả TN trả lời câu C1. G. Yêu cầu H liên hệ giải thích sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu- nước. H. Giải thích bằng việc trả lời câu C2. G. Nhấn mạnh: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Hđ4: Vận dụng. G. Yêu cầu H vận dụng trả lời câu C3, C4, C5. H. Suy nghĩ cá nhân, kết hợp với thảo luận nhóm đưa ra các câu trả lời. G. Theo dõi, hướng dẫn, chính xác câu trả lời. I. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. + Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất không thể phân chia trong phản ứng hóa học. + Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. II. Giữa các phân tử có khoảng cách hay không? 1. Thí nghiệm mô hình. C1. Thể tích hỗn hợp cát, ngô nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu của cát, ngô vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô thì các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này à Vhỗn hợp giảm đi. 2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. C2. Giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. III. Vận dụng. C3. Khi thả cục đường vào nước và khuấy đều thì các phân tử đường và nước xen kẽ vào khoảng cách giữa chúng tạo thành hỗn hợp nước đường có vị ngọt. C4. Do giữa các phân tử cao su vẫn có khoảng cách => có một số phân tử không khí xen vào khoảng cách giữa các phân tử cao su để thoát ra ngoài C5. Giữa các phân tử nước có khoảng cách, khí ô xi có thể chen vào các chỗ trống ấy => trong nước tự nhiên có trộn lẫn ô xi. Hđ5: Củng cố – Hướng dẫn G.? Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ vấn đề gì H. Trả lời, nêu được nội dung phần ghi nhớ. - Học bài, làm bài 19.1 – 19.5 (Sbt) - Đọc trước bài 20. IV. Rút kinh nghiệm Ký duyệ

File đính kèm:

  • docGA ly 8 KII.doc
Giáo án liên quan