MỤC TIÊU:
1. Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
2. Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là một kilôoat giờ (kW.h).
3. Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như các loại đèn điện, bàn là, nồi cơm điện, .
4. Vận dụng công thức A =Pt = UIt để tính được 1 đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 13: Điện năng – công của dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có năng lượng.
Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ là công tơ điện và mỗi số đếm của công tơ là một kilôoat giờ (kW.h).
Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong hoạt động của các dụng cụ điện như các loại đèn điện, bàn là, nồi cơm điện, ....
Vận dụng công thức A =Pt = UIt để tính được 1 đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.
II. CHUẨN BỊ:
1 số dụng cụ trong hình 13.1.
1 công tơ điện.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Công suất của dòng điện trong 1 đoạn mạch được xác định như thế nào? Công thức?
Cho biết ý nghĩa của số ghi trên đèn: Đ(12V-6W)?
Sửa bài tập 12.5 trong SBT.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điện năng:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV
- HS chú ý lắng nghe và nhắc lại khái niệm điện năng.
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu C2 và C3
- Nhắc lại kết luận về hiệu suất.
1. Dòng điện có mang năng lượng:
- Khi nào ta có thể kết luận 1 vật có mang năng lượng?
- GV yêu cầu HS đọc câu C1 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trên.
- Từ các câu trả lời của HS, GV rút ra kết luận điện năng và cho HS nhắc lại nhiều lần.
2. Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác:
- GV yêu cầu HS đọc câu C2, C3 và yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trên.
3. Kết luận:
GV thông báo phần kết luận về hiệu suất.
I. Điện năng:
1. Dòng điện có mang năng lượng:
Dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của các vật. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.
2. Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác:
Điện năng có thể chuyển hoá thành cơ năng, nhiệt năng .v.v..
3. Kết luận:
Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hoá từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng: H= x100%
Hoạt động 3: Tìm hiểu về công của dòng điện:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
- GV nhắc lại khái niệm công của dòng điện.
- HS hoạt động cá nhân trả lời câu C5
HS quan sát hình 13.2 và tìm hiểu hoạt động của công tơ điện.
1. Khái niệm công của dòng điện:
GV thông báo khái niệm công của dòng điện và yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần.
2. Xác định công thức tính công của dòng điện:
- GV yêu cầu HS đọc câu C4 và C5 và yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần công thức tính công của dòng điện.
- GV thông báo đơn vị mới của công suất.
3. Đo công của dòng điện:
GV giới thiệu dụng cụ đo công của dòng điện là công tơ điện.
- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành câu C6
II. Công của dòng điện:
1. Khái niệm:
Công của dòng điện sản ra trong 1 đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác
2. Công thức:
A=P.t=U.I.t
Trong đó:
+ U: Hiệu điện thế (V)
+ I: Cường độ dòng điện(A)
+ t: Thời gian dòng điện qua mạch(s)
+ A: Công của dòng điện(J)
+ P: Công suất của dòng điện(W)
3. Đo công của dòng điện: Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilôoat giờ:
1 kW.h=3 600 000 J = 3 600 kJ
4. Hoạt đôïng 4: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà:
GV yêu cầu HS đọc câu C7 và C8 rồi hướng dẫn HS tóm tắt và giải các bài tập này tại lớp.
Giải bài tập 13.1 đến 13.6 trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 14: BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐỆN NĂNG SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện các công thức tính công suất của dòng điện và điện năng sử dụng.
Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác, biến đổi công thức.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với HS
Ôn tập định luật Ôm đối với đoạn mạch và các kiến thức về công suất và điện năng tiêu thụ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Công suất của dòng điện là gì? Công thức?
Điện năng sử dụng được tính bằng công thức nào? Công thức? Gĩa điện năng sử dụng và công suất của dòng điện có công thức nào liên hệ với nhau?
2.Hoạt động 2: Bài tập 1:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
- HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của GV
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
- Điện trở và công suất tiêu thụ của bóng đèn được xác định bằng công thức nào? Công thức?
- Điện năng sử dụng được xác định bằng công thức nào? Mỗi số đếm của công tơ điện tương ứng với bao nhiêu Jun?
Tóm tắt:
U=220V
I=341mA=0,341A
t=4.30.3600s=432000s
Rđ ? Pđ ?
A? N?
Giải:
Điện trở của bóng đèn là:
R==645(W)
Công suất của bóng đèn là:
P=U.I=220.0,341=75(W)
Điện năng bóng đèn đã tiêu thụ là
A=U.I.t
= 220. 0,341.432000
=32 400 000 (J)
N =9 số
3.Hoạt động 3: Bài tập 2
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
S hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
- HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu của GV.
- HS tiến hành giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Đèn sáng bình thường, giúp ta có thể kết luận được điều gì về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đèn so với các giá trị định mức?
- Ampe kế là dụng cụ để đo đại lượng nào?
- Đèn và biến trở được mắc với nhau như thế nào? Các công thức liên hệ?
- Công của dòng điện sản ra ở biến trở và ở toàn mạch được xác định như thế nào? Công thức?
Tóm tắt:
Đ( 6V-4,5W)
U=9V
t=10 phút=600s
Đèn sáng bình thường.
a/ I=?
b/ Rb ? Pb ?
A
VA
c/ A= ? Giải:
a/ Bóng đèn sáng bình thường nên số chỉ của Ampe kế đúng bằng cường độ dòng điện định mức qua đèn :
Từ P =UI Þ Iđ =
b/ Vì biến trở và đèn mắc nối tiếp nên : Ib=Iđ=I= 0,75A
Điện trở tương của cả đoạn mạch:
R=
Điện trở của đèn là:
Từ P=UI =
Þ Rđ=
Vậy điện trở của phần biến trở tham gia:
R= Rđ + Rb
Þ Rb = R – Rđ =12 –8= 4W
Công suất tiêu thụ của biến trở:
Pb=Ub.Ib=Ib2.Rb=0,752.4= 2,25W
c/ Công của của dòng điện sản ra ở biến trở trong 10 phút :
Ab=Ub.Ib.t =Ib2.Rb.t =0,752.4.600=1350J
Công của của dòng điện sản ra ở toàn đoạn mạch biến trở trong 10 phút :
A =U.I.t = 9.0,75.600 =4050J.
Hoạt động 4: Bài tập 3:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập này vào tập.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài và vẽ sơ đồ mạch điện.
- Muốn đèn hoạt động bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn và hiệu điện thế định mức phải như thế nào? Muốn vậy thì đèn và bàn là phải mắc theo kiểu nào? Vì sao?
- Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song?
- Nêu công thức tinh điện năng tiêu thụ của đoạn mạch?
Tóm tắt:
Đ(220V- 100W)
BL(220V- 1000W)
U= 220V
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện để đèn và bàn là hoạt động bình thường?
Rtđ= ?
b/
BL
Giải
a/
ĐD(
Điện trở của dây tóc bóng đèn:
Từ Pđ=UI =
Þ Rđ=
Điện trở của bàn là:
Pbl=UI =
Þ Rbl=
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
Þ Rtđ = 44W
b/ Điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong 1h:
A =UIt = .3600
=3960000J =1,1 kW.h
5. Hoạt động 5: Dặn dò:
Học bài và làm bài tập 14.1 đến 14.6 trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 15: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị điện, các dụng cụ như ampe kế và vôn kế.
Kiểm tra lại các kết quả tính toán bằng thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS:
Một nguồn điện 6V.
Một công tắc.
Chín đoạn dây dẫn, mỗi đoạn 30cm.
Một ampe kế có giới hạn đo 500mA và độ chia nhỏ nhất 10mA.
Một vôn kế có giới hạn đo 5V và độ chia nhỏ nhất 0,1V.
Một bóng đèn pin 2,5V.
Một quạt điện nhỏ( có hiệu điện thế định mức 2,5V).
Một biến trở có điện trở lớn nhất 20(W) và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất 2A.
Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
A
VA
- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
- Cử mỗi nhóm 1 bạn ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 1 và tính các giá trị theo yêu cầu của bài.
- HS hoạt động cá nhân theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả nhóm tiến hành thí nghiệm theo từng bước yêu cầu.
- Các nhóm hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm.
1. Xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau:
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng.
- Yêu cầu HS nhận xét về cách mắc các dụng cụ điện trong hình vẽ 15.1?
- Công dụng của ampe kế, vôn kế và của biến trở?
- Yêu cầu 2 HS đọc to các bước thí nghiệm a,b,c,d.
- Gọi mỗi nhóm cử đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo các bước trên.
- Kiểm tra các nhóm làm thí nghiệm và giúp đỡ các nhóm yếu.
2. Xác định công suất của quạt điện:
- Yêu cầu 2 HS đọc to các bước thí nghiệm a,b,c,d.
- Gọi mỗi nhóm cử đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo các bước trên.
- Kiểm tra các nhóm làm thí nghiệm và giúp đỡ các nhóm yếu.
- Yêu cầu HS hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 16: ĐỊNH LUẬT JUN – LEN – XƠ
I. MỤC TIÊU:
Tìm hiểu sự biến đổi từ điện năng thành nhiệt năng.
Hiểu và biết vận dụng địng luật Jun- Len – xơ.
II. CHUẨN BỊ:
Nguồn điện, dây dẫn, khoá K, biến trở, ampe kế, vôn kế, nhiệt kế, bình nhôm đựng nước, điện trở và nhiệt kế.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Công suất của dòng điện là gì? Công thức?
- Kể các tác dụng của dòng điện? Kể 1 số dụng cụ điện mà dòng điện qua nó chỉ có 1 tác dụng duy nhất là tác dụng nhiệt?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiêt năng:
Hoạt đôïng của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV
HS hoạt động cá nhân kể các dụng cụ theo yêu cầu của GV
-HS chú ý lắng nghe thông báo và trả lời câu hỏi của GV.
1. Một phần điện năng được biến đổi thành nhiệt năng:
GV yêu cầu HS:
- Hãy kể tên ba dụng cụ biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng và 1 phần thành năng lượng ánh sáng?
- Hãy kể tên ba dụng cụ điện biến đổi 1 phần điện năng thành nhiệt năng và 1 phần thành cơ năng?
2. Toàn bộ điện năng được biến đổi thành nhiệt năng:
- Hãy kể tên ba dụng cụ có thể biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng?
- GV thông báo: Các dụng cụ có thể biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng có bộ phậnh chính` là 1 đoạn dây dẫn bằng hợp kim nikêlin hoặc constantan. Hãy so sánh điện trở suất của các dây dẫn hợp kim này với các dây dẫn bằng đồng?
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật Jun- Len –Xơ:
Hoạt đôïng của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS chú ý lắng nghe thông báo của GV .
HS hoạt động cá nhân quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.
HS đọc các câu hỏi trong SGK và hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi này.
HS lặp lại nhiều lần nội dung định luật
HS nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị Jun và calo.
1. Hệ thức của định luật:
GV thông báo hệ thức tính nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn điện trở R khi có dòng điện cường độ I chạy qua trong thời gian t trong trường hợp toàn bộ điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng là : Q=I2Rt
2. Thí nghiệm:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 16.1 và yêu cầu HS mô tả các dụng cụ cần thiết có trong thí nghiệm và hãy nêu công dụng của các dụng cụ này?
- Cho biết công thức tính điện năng đã sử dụng? Muốn tính điện năng ta phải có các đại lượng nào? Dunïg cụ nào giúp ta có thể xác định các đại lượng đó?
- Nhắc lại công thức tính nhiệt lượng do dây dẫn toả ra?
- GV yêu cầu HS đọc các câu C1.C2, và C3 và hoàn thành các câu này.
3. Phát biểu định luật:
GV thông báo cho HS biết vì sao mà định luật này lại mang cùng lúc tên của hai nhà bác học Jun và Lenxơ và yêu cầu nhiều HS nhắc đi nhắc lại định luật này.
- GV lưu ý cho HS: Nếu nhiệt lượng tính theo đơn vị calo thì hệ thức của định luật Jun- Len- Xơ là :
Q= 0,24 I2Rt
Định luật Jun- Lenxơ:
* Phát biểu: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qau tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
* Công thức:
Q=I2Rt . Trong đó:
+ Q là nhiệt lượng do dây dẫn toả ra(J)
+ I là cường độ dòng điện qua dây dẫn(A)
+R là điện trở của dây dẫn(W)
+ t là thời gian dòng điện qua dây dẫn(s)
. Nếu nhiệt lượng được tính theo đơn vị calo :
Q=0,24 I2Rt
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà:
Yêu cầu HS đọc câu C4 và C5 và GV hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi này.
Làm hết bài tập trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 17: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN- LENXƠ.
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện các công thức tính nhiệt lượng do bếp toả ra theo công thức của định luật Jun – Lenxơ và nhiệt lượng do bếp thu vào theo công thức tính nhiệt lượng.
Rèn luyện công thức tính hiệu suất của bếp, tính điện trở của dây dẫn và cách tính tiền điện.
Rèn luyện kỹ năng tính toán, biến đổi công thức.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng các công thức cần thiết để giải các bài tập trong SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho biết các công thức tính điện trở của dây dẫn khi biết các yếu tố của bản thân dây dẫn? Công thức định luật Oâm? Công thức tính điện năng sử dụng?
Phát biểu và viết công thức của định luạt Jun- Lenxơ?
Hoạt động 2: Bài tập 1:
Hoạt đôïng của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
- 1 HS giải bài tập trên lên bảng.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
+ Cho biết công thức tính nhiệt lương do bếp toả ra?
+ Công thức tính nhiệt lượng do ấm nước thu vào?
+ Công thức tính hiệu suất của bếp?
+ Tính điện năng sử dụng dựa vào công thức nào?
Tóm tắt:
R= 8W ; I= 2,5A ;
a/ t= 1s ; Q= ?
b/ V= 1,5l ;t10 =200C ; t20=1000C ;c=4200J/kg.K ;
t=20ph=1200s ; H=?
c/ t=3.30h ; 700đ/1kW.h :
A =?
Giải
a/ Nhiệt lượng của bếp toả ra trong 1s:
Q = I2Rt = 2,52.80.1 = 500J
b/ Nhiệt lượng cần cung cấp để nước sôi :
Qi=cm(t20 - t10)
=1,5.4200.(100-25) =472500J
Nhiệt lượng mà bếp toả ra:
Q= I2Rt= 2,52.80.1200 =600000J
Hiệu suất của bếp:
H=.100% =78,75%.
c/ Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày:
A= UIt =I2Rt =2,52.80.3.3600.30J
=45kW.h
Tiền điện phải trả trong 30 ngày:
700.45=31500(đ).
3. Hoạt động 3: Bài tập 2:
Hoạt đôïng của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
-1 HS giải bài tập trên lên bảng.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Có nhận xét gì về hiệu điện thế của ấm điện và hiệu điện thế sử dụng? Khi đó, ta có thể kết luận gì về công suất của ấm?
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
+ Công thức tính nhiệt lượng do ấm nước thu vào? Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu?
+ Công thức tính hiệu suất của bếp?
+ Tính điện năng sử dụng dựa vào công thức nào?
Tóm tắt:
Ấm điện(220V-1000W);
U=220V; V=2l; t1=200C;
t2=1000C; H=90%.
a/ c=4200J/kg.K; Qi=?
b/ Qt=?
c/ t=?
Giải:
a/ Nhiệt lượng cần cung cấp để nước sôi:
Qi=cm(t2-t1)
=4200.2.(100-20) =672000J.
Nhiệt lượng mà ấn điện toả ra:
Từ : H=
Qt=
»746700J
c/ Điện trở của bếp:
từ: P=UI= suy ra:
R=
Thời gian đun nước sôi:
Từ: A=UIt=t suy ra:
t =
Hoạt động 4: Bài tập 3:
Hoạt đôïng của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV?
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
HS hoạt động nhóm viết sơ đồ trình tự giải bài toán.
-1 HS giải bài tập trên lên bảng.
- HS hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc to đề bài tập 1.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài.
- Các yếu tố đề bài cho giúp ta có thể tính được đại lượng nào? Công thức?
+ Cho biết công suất tính điện trở của dây dẫn theo các yếu tố của bản thân dây dẫn?
+ Cường độ dòng điện qua dây dẫn được xác định bằng công thức nào?
+ Công thức tính nhiệt lượng do bếp toả ra theo đơn vị kW.h?
Tóm tắt:
l=40m; U=220V; P=165W;
s=0,5mm2=0,5.10-6m2;
r=1,7.10-8 Wm;
a/ R=?
b/ I=?
c/ t= 3.30h; Q=?
Giải
a/ Điện trở của toàn bộ dây dẫn từ mạng điện chung tới nhà:
b/ Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn:
P=UI suy ra:
c/ Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn:
Q=I2Rt= 0,752.1,36.3.30
=68,85J=0,06885kW.h
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 18: THỰC HÀNH: KIỂM NGHIỆM MỐI QUAN HỆ Q – I2 TRONG ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị điện, các dụng cụ như ampe kế , biến trở, nhiệt kế.v.v...
Kiểm tra lại các kết quả tính toán bằng thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
Đối với mỗi nhóm HS:
Nguồn điện không đổi 12V-2A
Ampe kế có giới hạn đo 2A và độ chia nhỏ nhất 0,1A
Biến trở loại 20(W)-2A.
Nhiệt lượng kế 250ml, dây đốt có điện trở 6(W) bằng nicrom, que khuấy, nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C đến 1000C và độ chia nhỏ nhất 10C.
170ml nước sạch.
Đồng hồ bấm giây để đo thời gian có giới hạn đo 20 phút và độ chia nhỏ nhất 1 giây.
Năm đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 40cm
Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
HS nhắc lại mục đích của buổi thực hành.
HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.
Đại diện mỗi nhóm lên nhận và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
2 HS đọc to các bước tiến hành thí nghiệm.
- Các nhóm hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm và nộp cho GV.
GV nêu mục đích của buổi thực hành.
Yêu cầu HS cho biết các dụng cụ cần thiết để có thể tiến hành thí nghiệm.
Gọi đại diện mỗi nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
Gọi 2 HS đọc to các bước thí nghiệm.
Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước trong SGK.
GV kiểm tra các nhóm làm thí nghiệm và giúp đỡ các nhóm còn yếu.
Yêu cầu các nhóm hoàn thành mẫu báo cáo thí nghiệm.
HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Nắm được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Nắm được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
II. CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị các thiết bị trong hình 19.1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu và viết công thức của định luật Jun- Lenxơ.
Sửa các bài tập trong SBT.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện năng:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của GV.
- HS đọc các câu hỏi và chú ý nghe sự phân tích của GV.
1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc các câu C1,C2, C3, C4 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trên.
2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện:
- GV yêu cầu HS đọc lần lượt các câu C5, C6 và phân tích trong từng trường hợp cho HS hiểu vì sao khi ta làm như thế thì được an toàn khi sử dụng điện.
I. An toàn khi sử dụng điện:
Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
3. Hoạt động 3: Sử dụng tiết kiệm điện năng:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bài
HS hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu của GV
- HS tự tìm thêm các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng.
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
1. Cần phải sử dụng tiết iệm đện năng:
GV cho HS đọc to các lợi ích của việc tiết kiệm điện năng; Đối với mỗi lợi ích mà HS nêu lên, GV đặt câu hỏi vì sao lại có các lợ ích đó?
- GV yêu cầu HS đọc câu C7 và yêu câu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi này.
2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
- GV yêu cầu HS đọc câu C8: Như vậy muốn tiết kiệm điện năng ta phải làm như thế nào?
- Gọi 2 HS đọc to câu C9 và yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi trên.
2. Sử dụng tiết kiệm điện năng:
Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điệncó công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
4. Hoạt động 4: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà:
- GV yêu cầu Hs đọc câu C10 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi này.
- Gọi 2 HS đọc to câu C11 và yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi này
- GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trog câu C12 và chú ý phân tích cho HS hiểu khi nào sử dụng bóng đèn nào có lợi hơn bóng đèn nào?
- Dặn dò: Về nhà học bài và làm hết bài tập trong SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 20: TỔNG KẾT CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC
I. MỤC TIÊU:
Củng cố các kiến thức đã học trong chương I.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
II. CHUẨN BỊ:
GV yêu cầu HS trả lời trước phần tự kiểm tra, có nghĩa là phải ôn lại các kiến thức trong phần lí thuyết đã được học trong chương.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1. Tự kiểm tra:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra và chú ý lắng nghe phần sửa chửa những sai sót của GV.
2.Vận dụng:
HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và cùng nhau giải các bài tập 17, 18 theo sự hướng dẫn của GV.
Bài tập 17:
Tóm tắt:
Unt=12V; Int=0,3A;
Uss=12v;Iss=1,6A;
R1 =?;R2=?
Giải
Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2
Rnt=
Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2
Rss=
Mà điện trở tương đương của R1 mắc nối tiế
File đính kèm:
- Giao an P3.doc