Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 21: Nam châm vĩnh cữu (tiếp)

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Mô tả được từ tính của nam châm.

 2/ Biết cách xác định các cực từ Bắc , Nam của nam châm vĩnh cửu.

 3/ Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau,loại nào thì đẩy nhau.

 4/ Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

II/ CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm học sinh:

- 2 thanh nam chậm thẳng,trong đó một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên 2 cực.

- Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ,nhôm,đồng,nhựa xốp.

- Một thanh nam châm hình chữ U.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 21: Nam châm vĩnh cữu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỮU I/ MỤC TIÊU: 1/ Mô tả được từ tính của nam châm. 2/ Biết cách xác định các cực từ Bắc , Nam của nam châm vĩnh cửu. 3/ Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau,loại nào thì đẩy nhau. 4/ Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. II/ CHUẨN BỊ: Đối với mỗi nhóm học sinh: 2 thanh nam chậm thẳng,trong đó một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên 2 cực. Một ít vụn sắt trộn lẫn vụn gỗ,nhôm,đồng,nhựa xốp. Một thanh nam châm hình chữ U. Một kim nam châm nằm trên một mũi nhọn thẳng đứng. Một la bàn. Một giá thí nghiệm và 1 sợi dây để treo thanh nam châm. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ:Không có 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRỢ GIÚP CỦA GV Hoạt động 1: (10 phút) Nhớ lại kiến thức cũ ở lớp 5,7 - HS nhớ lại kiến thức về nam châm đã học ở lớp 5,7 - Thảo luận nhóm để đề xuất TN xem thanh kim loại có phải là nam châm không? - Làm TN trong C1 Hoạt động 2:(10 phút) Phát hiện thêm tính chất từ của nam châm - Các nhóm thực hiện C2 và ghi kết quả vào nháp. - Các nhóm trả lời câu hỏi của GV và tự rút ra kết luận về từ tính của nam châm - HS ghi bài. - HS làm việc với SGK để nhớ qui ước cách đặt tên và màu các cực của nam châm; Tên các vật liệu từ. - HS quan sát các nam châm thường gặp Hoạt động 3:(10 phút) Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm - Các nhóm thực hiện TN hình 21.3 SGK và C3,C4 - Rút ra kết luận về tương tác giữa hai nam châm. - HS ghi bài Hoạt động 4:(10 phút) Củng cố và vận dụng kiến thức - Mô tả một cách đầy đủ về từ tính của nam châm - Suy nghĩ C5, C6, C7, C8 và tham gia thảo luận trong nhóm - Đọc “ Có thể em chưa biết” - GV giới thiệu bài như SGK sau đó cho các nhóm nhắc lại từ tính của nam châm. - Cho đại diện nhóm nêu ý kiến và chọn phương án đúng - Giao dụng cụ cho nhóm, nhớ để vài thanh kim loại không phải nam châm để tạo bất ngờ và khách quan - Cho HS xác định phương hướng của lớp học dựa vào hướng mặt trời mọc, sau đó cử một HS đọc C2 và yêu cầu một HS khác nhắc lại - GV giao dụng cụ TN cho nhóm - Nhắc HS ghi lại kết quả TN. - GV hỏi: * Lúc đã cân bằng ,nam châm chỉ hướng nào? * Có kim nam châm nào khi đứng tự do mà lại không chỉ hướng Nam-Bắc không? * Ta có kết luận gì về từ tính của nam châm? - GV gọi vài HS nhắc lại - GV gọi một HS khác đọc phần thu thập thông tin trong SGK, lưu ý màu nhạt là cực Nam còn màu đậm là cực Bắc. - GV gọi đại diện nhóm mô tả lại các nam châm vừa quan sát. - GV yêu cầu HS nêu mục đích C3, C4 - GV theo dõi các nhóm làm TN và giúp đỡ các em. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận. - Cần lưu ý HS tưong tác chỉ xảy ra khi hai thanh nam châm đặt gần nhau. - Yêu cầu HS cho biết những hiểu biết về từ tính của nam châm.Gọi đại diện nhóm trả lời và cho các nhóm khác bổ sung nếu cần. - GV cho các nhóm thảo luận C5, C6, C7, C8 - GV cử một đại diện nhóm trả lời và cho các nhóm khác nhận xét , cuối cùng GV đánh giá và cho điểm mỗi nhóm - Cho HS đọc SGK và gợi ý: * Ghin-bớt đã đưa ra giả thuyết gì về Trái đất? * Điều gì xảy ra khi đưa la bàn lại gần trái đất tí hon? - GV nhận xét về hoạt động của các nhóm và tuyên dương các nhóm làm việc tích cực. 3/ Củng cố : Nêu các hiểu biết của em về từ tính của nam châm? Hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào? 4/ Dặn dò: Học phần ghi nhớ Làm bài tập 21.1 đến 21.6 trong SBT HẾT

File đính kèm:

  • docB21-NAM CHAM VINH CUU.doc