/. MỤC TIÊU.
1/. Kiến thức:
- Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt và thép.
- Giải thích được vì sao ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
- Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật .
2/. Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ TN.
- Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ .
3/. Thái độ : Trung thực , hợp tác trong hoạt động nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25.
SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP – NAM CHÂM ĐIỆN
I/. MỤC TIÊU.
1/. Kiến thức:
Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt và thép.
Giải thích được vì sao ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật .
2/. Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo dụng cụ TN.
Lắp đặt thí nghiệm theo hình vẽ .
3/. Thái độ : Trung thực , hợp tác trong hoạt động nhóm.
II/. CHUẨN BỊ .
Đối với mỗi nhóm HS:
1 ống dây có 600
1 la bàn.
1 giá TN
1 biến trở
1 nguồn điện 6V
1 ampe kế có GHĐ 3A và ĐCNN 0,1 A
1 công tắc điện .
5 đoạn dây dẫn dài khoảng 50 cm.
1 lõi sắt non và 1 lõi sắt thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây.
1 ít đinh sắt
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1 /. Kiểm tra bài cũ.
a/. Khi cho dòng điện qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt thì cuộn dây này có thể hút :
các vụn nhôm.
Các vụn sắt.
Các vụn đồng .
Các vụn giấy.
Đáp : Chọn B
b/. Phát biểu qui tắc nắm tay phải?
Xác định đường sức từ trong lòng ống dây ở hình sau:
2/. Giảng bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1: (5phút)
Nhớ lại kiến thức đã học về nam châm điện .
-Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của nam châm
- Nêu ứng dụng của nam châm điện trong thực tế .
- Không thảo luận.
=>Ghi tựa bài vào tập
-GV đưa ra hình vẽ 23.1 SGK vật lý 7 yêu cầu học sinh mô tả cấu tạo của nam châm điện và nêu tác dụng của nam châm điện.
- Trong thực tế nam châm điện dùng để làm gì?
- GV đưa ra tranh vẽ đầu chương điện học sách vật lý 7 là hình ảnh nam châm điện hút các vật nặng
-Đặt vấn đề: nam châm điện có lực hút mạnh như vậy, nam châm vĩnh cửu có hút mạnh như vậy không, bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên .
Hoạt động 2: (10 phút)
Làm TN về sự nhiễm từ của sắt và thép. ( Hình 25. 1 SGK)
- Quan sát, nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí TN qua hình 25.1 SGK
- Nêu mục đích thí nghiệm nhằm quan sát gì?
- Tiến hành TN theo hình vẽ và yêu cầu của SGK. ( theo nhóm)
- Quan sát góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, cuộn dây có lõi thép và cuộn dây không có lõi sắt , lõi thép => rút ra nhận xét.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 25.1 SGK
( cá nhân)
- Yêu cầu học sinh nêu mục đích thí nghiệm
- Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm. Lưu ý HS kim nam châm đứng yên mới đặt cuộn dây sao cho mặt ống dây song song với kim nam châm. Sau đó đóng công tắc
- Yêu cầu HS quan sát góc lệch của kim nam châm so với phương ban đầu.
- Yêu cầu HS TN tiếp lần lượt cho lõi sắt, lõi thép vào ống dây. Đóng K
- Nêu câu hỏi: Góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, lõi thép có gì khác nhau? và có gì khác so với ống dây không có lõi sắt (thép)
Hoạt động 3: (8 phút)
Làm TN , khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau (hình 25.2 SGK).Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Quan sát và nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm trong hình 25.2 SGK
- Nêu mục đích TN quan sát gì?
- HS tiến hành TN theo hình vẽ 25.2 và yêu cầu của SGK. (theo nhóm)
- Quan sát và nêu được hiện tượng xảy ra với đối với đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây trong các trường hợp: ống dây có lõi sắt non, ống dây có lõi thép
=> Trả lời C1
- Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt thép.
-Yêu cầu HS quan sát TN hình 25.2 SGK ( cá nhân)
- Nêu mục đích của TN
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, bố trí và thay nhau tiến hành TN, tập trung quan sát đinh sắt.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: có hiện tượng gì xảy ra đối với đinh sắt khi ngắt dòng điện qua ống dây ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm C1 và cử đại diện trả lời C1.
- Yêu cầu HS kết luận về sự nhiễm từ của sắt thép .
- Lưu ý HS :
* Sắt : nhiễm từ mạnh , khử từ nhanh.
* Thép: nhiễm từ yếu , khử từ chậm.
- GV đặt vấn đề : Nguyên nhân nào lõi sắt, lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua ? => GV thông báo nguyên nhân lõi sắt, lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây.
- GV thông báo các vật liệu từ khác như niken, côban đặt trong từ trường cũng nhiễm từ .
Hoạt động 4: ( 10 phút)
Tìm hiểu nam châm điện .
-Làm việc cá nhân với SGK quan sát hình 25.3 SGK để trả lời C2
- Cá nhân đọc thông tin cách làm tăng lực từ của nam châm điện
- Quan sát hình 25.4 đề thảo luận nhóm để trả lời C3
- Các nhóm cử đại diện nêu câu trả lời của mình trước lớp
-Yêu cầu HS tự đọc SGK và trả lời câu C2 là chỉ ra bộ phận của nam châm trên hình 25.3 và nêu ý nghĩa số 1A - 22W trên ống dây .
- Cho HS đọc thông tin cách làm tăng lực từ của nam châm điện ( 2 cách: tăng cường độ dòng điện I hoặc tăng số vòng )
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C3
Hoạt động 5: (7 phút)
Cũng cố kiến thức về nhiễm từ của sắt, thép; vận dụng vào thực tế
- Làm việc cá nhân trả lời C4, C5, C6
- Rèn luyện cách sử dụng các thuật ngữ vật lý
- Đọc “Có thể em chưa biết”
- Yêu cầu HS trả lời C4, C5, C6
- Chú ý gọi HS yếu phát biểu trước lớp
- Ngoài 2 cách đã học còn cách nào làm tăng lực từ của nam châm diện nữa không ? Chỉ dẫn HS đọc phần “Có thể em chưa biết”
*** Hướng dẫn về nhà .
1/. Học bài
2/. Làm bài tập 25.1à 25.4 SBT.
3/. Đọc phần “Có thể em chưa biết”
4/. Đọc trước bài 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM
IV/. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- B25-SU NHIEM TU CUA SAT VA THEP.doc