Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 37: Máy biến thế

/. MỤC TIÊU :

 * Kiến thức :

Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế : gồm 2 cuộn dây có số vòng khác nhau được quấn quanh 1 lõi sắt chung.

 * Kĩ năng :

+ Nêu được công dụng và biết sử dụng làm tăng hoặc giảm thế.

+ Giải thích vì sao máy biến thế lại không hoạt động được với dòng điện 1 chiều

+ Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây trở điện

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Bài 37: Máy biến thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Bình Tây Quận 6, Tổ 4 GV : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, VÕ BẠCH MAI, TRẦN THỊ KIỀU NGA Bài 37 : MÁY BIẾN THẾ I/. MỤC TIÊU : * Kiến thức : Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế : gồm 2 cuộn dây có số vòng khác nhau được quấn quanh 1 lõi sắt chung. * Kĩ năng : + Nêu được công dụng và biết sử dụng làm tăng hoặc giảm thế. + Giải thích vì sao máy biến thế lại không hoạt động được với dòng điện 1 chiều + Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây trở điện * Thái độ : Rèn luyện tư duy logic, tính hợp tác làm việc, cẩn thận ngăn nắp và lòng say mê môn học Vật Lý. II/. CHUẨN BỊ : - Thuỳ : Tranh vẽ hình 31.1, 37.2, bảng 1 kẻ sẵn, mô hình máy biến thế, bộ dụng cụ thực hành. - Nhóm học sinh : + 01 máy biến thế nhỏ, cuộn sơ cấp 750 vòng và thứ cấp 1500 vòng. + nguồn điện xc 0 -12V, 1 vôn kế xc 0 - 15V III/. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : 1/. Ổn định 2/. Kiểm tra bài cũ : a). Nêu cấu tạo nam châm điện và cho biết từ tính nam châm phụ thuộc gì ? b). Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây ứng dụng. Giáo viên sửa câu c4 bài 35. 3/. Bài mới Hoạt động học của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Đặt vấn đề và tạo tình huống học tập (5 phút) + Học sinh đọc phần mở bài Hoạt động 2 : Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế (5 phút) 1/. Cấu tạo : - Học sinh quan sát tranh, mô hình, nêu cấu tạo của máy biến thế. + Gồm 2 cuộn dây có số vòng khác nhau, cách điện nhau. + Một lõi sắt (thép) có pha silic chung cho cả 2 cuộn dây 2/. Hoạt động : (10 phút) - C1 : học sinh dự đoán kết quả - Làm thí nghiệm kiểm nghiệm dự đoán ® đèn sáng. 3/. Kết luận : - Khi đặt 1 hiệu điện thế xoay chiều vào 2 đầu cuộn sơ cấp thì 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện đòng điện xoay chiều Hoạt động 3 : Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế (5 phút) 1/. Quan sát : Học sinh nêu mối quan hệ - Số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn (nhỏ hơn) số vòng dây ở cuộn thứ cấp bao nhiều lần thì U đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp sẽ nhỏ hơn (lớn hơn) hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp bấy nhiêu lần. 2. Kết luận : - Hiệu điện thế hai đầu cuộn dây tỉ lệ với số vòng dây ở mỗi cuộn : Hoạt động 4 : Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện (5 phút) - Để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện. - Tải dòng điện có hiệu điện thế rất cao từ nhà máy phát điện đến nơi dùng có hiệu điện thế thích hợp. Hoạt động 5 : Vận dụng (7 phút) C4 Lời giải : số vòng các cuộn dây sơ, thứ cấp tương ứng là : Aùp dụng : Từ : Hoạt động 6 : Củng cố dặn dò Làm bài tập 37.3 (sách bài tập), về nhà làm các bài tập trong sách bài tập, học bài và đọc " Có thể em chưa biết". - Trả lời phần kiểm tra (giáo viên nhấn mạnh kiến thức có liên quan) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mở bài - Giáo viên treo tranh : giới thiệu mô hình máy biến thế - Qua hình (37.1) và mô hình, yêu cầu học sinh nêu cấu tạo máy biến thế. - Vẽ hình 37.1 - Yêu cầu học sinh lần lượt nêu cấu tạo máy biến thế * Hoạt động máy biến thế : - Yêu cầu học sinh đọc c1 * Giáo viên lưu ý : dòng điện xoay chiều đặt vào 2 đầu cuộn dây nào, cuộn đó gọi là cuộn sơ cấp ® cuộn kia gọi là cuộn thứ cấp. * Yêu cầu học sinh dự đoán khi đọc c1. ® giáo viên hướng dẫn học sinh lắp thí nghiệm ® nhận xét thí nghiệm kiểm nghiệm - Yêu cầu học sinh đọc c2 (học sinh thảo luận nhóm) + Khi đặt 1 hiệu điện thế xoay chiều vào 2 đầu cuộn sơ cấp thì 2 đầu cuộn thứ cấp bóng đèn có sáng không ? Vì sao ? Dòng điện xuất hiện ở cuộn thứ cấp có loại gì ? + Giáo viên có thể gợi ý : khi dòng điện xoay chiều đặt 2 đầu cuộn sơ cấp thì lõi sắt nhiễm từ, từ trường này thế nào ? Từ trường này xuyên qua tiết diện thẳng s của cuộn dây thứ cấp sẽ xuất hiện dòng điện gì ? - Giáo viên trao bảng 1 kẻ sẵn, hướng dẫn cách làm thí nghiệm và cách ghi kết quả thí nghiệm vào bàng + Gọi n1 : số vòng cuộn sơ cấp (đều đặt hiệu điện thế xoay chiều) n2 : số vòng cuộn thứ cấp U1 : hiệu điện thế xoay chiều đặt ở 2 đầu cuộn sơ cấp U2 : hiệu điện thế xoay chiều xuất hiện ở cuộn thứ cấp - Yêu cầu học sinh lần lượt điền kết quả thí nghiệm vào bảng 1 ® Yêu cầu học sinh đọc c3 rút ra mối quan hệ giữa hiệu điện thế u đặt 2 đầu cuộn dây và số vòng dây của các cuộn tương ứng ? - Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm: Muốn hạ điện thế ta làm thế nào? Ví dụ cụ thể Muốn tăng hiệu điện thế lên ta làm thế nào? Ví dụ cụ thể Giáo viên treo hình 37.2 lên bảng - Yêu cầu học sinh cho biết dòng điện từ nhà máy phát điện có hiệu điện thế rất cao (hình 37.2) đến nơi dùng có hiệu điện thế thích hợp phải làm thế nào? -> Yêu cầu học sinh (lần lượt) chỉ ra máy nào là tăng thế, máy nào là hạ thế? * Giáo viên có thể cung cấp (mở rộng) tại sao lại hao phí điện năng khi tải điện đi xa, phương án làm giảm hao phí điện năng này ... Yêu học sinh đọc đề, một học sinh lên bảng tóm đề. GV hướng dẫn HS giải từng bước.

File đính kèm:

  • docB37-MAY BT.doc