Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện dùng trong gia đình ( máy sấy tóc, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, nồi cơm điện) ( tiếp theo )

I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ):

- Học xong bài này HS nắm được cách sử dụng máy sấy tóc, nồi cơm điện các thông số kĩ thuật của máy sấy tóc , nồi cơm điện , đặc điểm của động cơ máy sấy tóc, nồi cơm điện, những chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng máy sấy tóc, nồi cơm điện

- Về ý thức yêu cầu HS tập trung phát huy tính tích cực xây dựng bài để nắm vững bài ngay tại lớp

II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học :

 + GV: Chuẩn bị máy sấy tóc , nồi cơm điện

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện dùng trong gia đình ( máy sấy tóc, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, nồi cơm điện) ( tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Số 19 Số tiết 4 ( Từ tiết 73 đến tiết 76 ) Tên bài dạy : cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện dùng trong gia đìnH ( máy sấy tóc, máy giặt, điều hoà nhiệt độ, nồi cơm điện) ( tiếp theo ) I. Mục tiêu bài dạy ( về kiến thức, kĩ năng , thái độ ): - Học xong bài này HS nắm được cách sử dụng máy sấy tóc, nồi cơm điện các thông số kĩ thuật của máy sấy tóc , nồi cơm điện , đặc điểm của động cơ máy sấy tóc, nồi cơm điện, những chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng máy sấy tóc, nồi cơm điện - Về ý thức yêu cầu HS tập trung phát huy tính tích cực xây dựng bài để nắm vững bài ngay tại lớp II. Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : + GV: Chuẩn bị máy sấy tóc , nồi cơm điện III. Quá trình thực hiện bài giảng: TT Ngày lên lớp Tại lớp Vắng có lí do Vắng không có lí do Ghi chú 1 / 2 /2007 9 1. ổn định tổ chức: ( 5 phút ) ổn định chỗ ngồi Điểm danh HS 2. Kiểm tra bài cũ : ( 15 phút ) HS1: Nêu trình tự thao tác của máy giặt? HS2: Nêu đặc điểm của động cơ máy giặt, những chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng máy giặt? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của thày và trò Thời gian Nội dung cơ bản GV: máy sấy tóc dùng để làm gì ? HS : Suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét ? GV: Tổng hợp và kết luận GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK Đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung - Nêu cấu tạo của máy sấy tóc ? Đại diện HS trả lời câu hỏi về các bộ phận của máy sấy tóc GV : Nêu cấu tạo từng bộ phận của máy sấy tóc ? HS : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Qua thực tế sử dụng máy sấy tóc và qua hiểu biết của em máy sấy tóc thường bị hư hỏng như thế nào ? HS : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trả lời câu hỏi GV: Nhận xét , tổng hợp và kết luận GV: Đọc thông tin trong SGK và nêu các cách khắc phục khi máy sấy tóc hỏng ? HS : Suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét bổ sung GV: Tổng hợp và kết luận Đọc thông tin trong SGK ? HS : Suy nghĩ trả lời GV: Gọi một vài HS trả lời câu hỏi HS khác nhận xét bổ sung GV: Tổng hợp và kết luận GV: nồi cơm điện gồm các bộ phận nào ? HS : Quan sát , suy nghĩ trả lời HS khác nhận xét bổ sung GV: Giải thích tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện ? HS : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Nêu các số liệu kĩ thật của nồi cơm điện ? HS : Suy nghĩ trả lời 90’ 30’ A. máy sấy tóc - Máy sấy tóc là thiết bị điện dùng quạt thổi gió nóng để nhanh chóng làm khô tóc I. cấu tạo và hoạt động của máy sấy tóc : gồm các bộ phận 1. Dây điện trở làm bằng crôm – niken quấn quanh trục sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt - Dây đặt trong trong buồng gió nóng , thay đổi công suất phát nhiệt bằng cách thay đổi cách nối dây điện trở 2. Động cơ quạt gió là động cơ một pha , ở máy sấy tóc htường dùng động cơ vạn năng, hai tốc độ 3. Công tắc làm thay đổi mức đốt nóng và thay đổi tốc độ quạt thổi gió nóng 4. Rơle nhiệt tự động ngắt điện khi nhiệt độ trên mức cho phép 5. Cửa đón gió không khí ngoài trời vào và cửa thổi gió nóng ra ii . những trường hợp hư hỏng khi sử dụng máy sấy tóc 1. Động cơ không quay, dây điện trở không nóng: - Kiểm tra nguồn điện ổ cắm có bị mất điện không - Kiểm tra dây nối có bị đứt không - Kiểm tra thiết bị làm việc quá tải có ngắt điện không để khôi phục lại 2. Điện trở nóng, gió thổi yếu: - Kiểm tra cửa gió vào , ra - Kiểm tra động cơ có bị kẹt hay không hoặc động cơ hư hỏng cần sửa chữa 3. Gió thổi tốt nhưng nhiệt độ hạ thấp: - Do hỏng công tắc hoặc nhánh nào đó của dây điện trở bị đứt, cần kiểm tra và sửa chữa, thay thế 4. Gió thổi yếu, nhiệt độ thấp : Do động cơ quạt cũng như dây điện trở làm việc quá tải nhiều lần, cần sửa chữa iii. một số lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc - Không sử dụng máy sấy tóc khi đang tắm - Không để máy sấy tóc rơi xuống nước, hoặc dung dịch đặc biệt khi cắm điện - Không sử dụng máy sấy tóc làm những việc quá nặng nề - Bộ phận đốt nóng khi làm việc luôn có điện , không chọc que qua cửa thổi gió - Không dùng máy sấy tóc khi có hơi hoá chất - Không tháo màn chắn cửa gió vào và ra b.nồi cơm điện i . Cấu tạo Gồm 3 bộ phận chính là vỏ, soong, dây đốt nóng - Vỏ nồi có 2 lớp, giữa 2 lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt - Soong được làm bằng hợp kim nhôm , phía trong phủ một lớp men đặc biệt chống dính - Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim crôm – niken gồm dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ ii . Các số liệu kĩ thuật - Điện áp định mức: 127 V ; 220 V - Công suất định mức : từ 400W đến 1000W - Dung tích soong : 0,75l ; 1l ; 1,5l ; 1,8l ; 2,5l IV. Tổng kết bài học : (15 phút) GV tổng kết những nội dung trọng tâm , củng cố lại những kiến thức cơ bản của bài học V. Câu hỏi, bài tập và hướng dẫn tự học: ( 5 phút ) - Trình bày cấu tạo của máy sấy tóc ? Những trường hợp hư hỏng máy sấy tóc ? - Trình bày cấu tạo của nồi cơm điện ? VI. Tự đánh giá và rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docDay nghe 19.doc
Giáo án liên quan