1- Điện trở của dây dẫn biểu thị cho tính chất nào của dây dẫn? Công thức tính điên trở. Tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Công thức: R =
Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
22 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Chương I: Điện học (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD-ĐT CHÂU THÀNH
NGÂN HÀNG CÂU HỎI L9
Chương I: ĐIỆN HỌC
Mức độ nhận biết:
1- Điện trở của dây dẫn biểu thị cho tính chất nào của dây dẫn? Công thức tính điên trở. Tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
Công thức: R =
Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
2- Phát biểu định luật Ôm. Hệ thức của định luật. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức.
ĐA: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Công thức: I =
Trong đó: R: Điện trở (Ω), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
4- Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính điện trở của dây dẫn hình trụ có chiều dài l, tiết diện S, làm bằng chất có điện trở suất ρ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào vật liệu làm dây.
Công thức:
Trong đó: R: Điện trở (Ω), l: Chiều dài (m), S: Tiết diện (m2)
r: Điện trở suất (Ωm).
5- Viết công thức tính công suất điện của đoạn mạch. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: P = UI.
Trong đó:
P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A)
6- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch điện. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong công thức.
ĐA: A = P t = UI.t
Trong đó: P : Công suất điện ( W), U: Hiệu điện thế (V), I: Cường độ dòng điện(A), t: Thời gian dòng điện chạy qua (s), A: Công của dòng điện ( J).
7 - Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun- Len-xơ. Nêu tên và đơn vị từng đại lượng có trong hệ thức. (2đ)
ĐA: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. Công thức: Q = I2Rt. Trong đó: Q: Nhiệt lượng (J), I: Cường độ dòng điện (A), R: Điện trở (Ω), t: Thời gian dòng điện chạy qua.(s)
8- Biến trở là gì? Biến trở dùng để làm gì? Nêu các bộ phận chính của biến trở? Nêu nguyên tắc hoạt động của biến trở?
ĐA:
- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số. Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó.
- Bộ phận chính của biến trở gồm con chạy ( hoặc tay quay) và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn, được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.
- Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua làm cho điện trở của biến trở thay đổi dẫn đến cường độ dòng điện qua mạch thay đổi.
- Sử dụng biến trở có thể điều chỉnh cường độ dòng điện qua mạch.
9- Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết điều gì? Viết các công thức tính công suất điện?
- Số oát ghi trên dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
- Các công thức tính công suất điện: P = U.I ; P = ; P = I2 R
* Mức độ thông hiểu:
R3
R3
R2
R2
R2
R2
R1
R1
R1
R1
1- Viết công thức tính điện trở tương đương của các mạch điện sau:
a- b-
c- d-
ĐA: a - Rtđ = R1+ R2 b- Rtđ = c- Rtđ = R1 +
d- Rtđ =
2 - Nêu 1ví dụ chứng tỏ dòng điện có khả năng thực hiện công, 1 ví dụ chứng tỏ dòng điện có khả năng cung cấp nhiệt lượng.
ĐA:Dòng điện chạy qua quạt điện làm cho cánh quạt quay. Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho dây điện trở nóng lên.
3- Trên một bóng đèn có ghi: 220V- 40W. Nêu ý nghĩa các số ghi trên đèn. Cần phải mắc đèn này vào hiệu điện thế bao nhiêu vôn để đèn sáng bình thường?
ĐA: 220V: Hiệu điện thế định mức của đèn.
40W : Công suất định mức của đèn.
Phải mắc đèn này vào hiệu điện thế 220V
4- Trong chiếc đèn dây tóc, dòng điện đã làm cho dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. Điện năng đã được chuyển hóa thành dạng nào?
ĐA: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
5- Sử dụng tiết kiệm điện năng mang lại lợi ích gì?
ĐA: Nêu được ít nhất là 3 lợi ích
- Giảm chi tiêu cho gia đình
- Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
- Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện .
6- Để xác định điện trở của dây dẫn ta cần những dụng cụ gì? Nêu cách mắc các dụng cụ này?
ĐA: Cần Ampe kế, Vôn kế. Ampe kế mắc nối tiếp với dây dẫn, vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo.
7- Khi bếp điện, quạt điện hoạt động. Năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?
ĐA:
+ Khi bếp điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng.
+ Khi quạt điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng.
8- Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Điện năng có thể biến đổi thành các dạng năng lượng nào?
ĐA:
Vì dòng điện có khả năng thực hiện công và làm thay đổi nội năng của vật.
Điện năng có thể biến đổi thành quang năng, hóa năng, cơ năng, nhiệt năng.
* Mức độ vận dụng:
1- Áp dụng: Đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một điện trở biết cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó là 0,4A. Tính trị số của điện trở đó?
AD: R =
2- Áp dụng định luật Ôm: Đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một điện trở 15Ω. Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó.
AD: I =
3- Một dây dẫn bằng bạc dài 500mm, có tiết diện 0,4mm2 ,điện trở suất của bạc là ρ=1,6.10-8 Ωm.Tính điện trở của dây dẫn.
I =
4- Tính công suất điện của đoạn mạch có hiệu điện thế 15V và cường độ dòng điện qua nó là 0,3A.
AD: P = UI. = 15. 0,3 = 4,5 (W)
5- Tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch trong thời gian 10 phút biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 220V, cường độ dòng điện qua nó là 0,4A?
AD: A = UI.t = 220.0,4.10.60 = 52800 (J)
6 - Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn có điện trở 80Ω trong 20 phút. Biết cường độ dòng điện qua nó là 0,5A?
Q = I2Rt = 0,52 .80. 20.60 = 24000 (J)
7- Một dây dẫn bằng đồng có điện trở R = 3,4 Ω, tiết diện 0,5mm2, điện trở suất
ρ= 1,7.10-8 Ωm. Tính chiều dài của dây dẫn đó?
8- Một quạt điện trên ô tô có ghi: 12V- 15W
a- Tính cường độ dòng điện lớn nhất qua quạt?
b- Tính điện trở của quạt?
ĐÁ:
a-
Pđm = Uđm .Iđm
b-
9- Một bóng đèn có ghi: 6V-3W
a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn?
b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn?
ĐA: a-Con số ghi trên đèn chỉ các giá trị định mức của đèn khi đèn hoạt động bình thường Uđm = 6V; Pđm = 3W.
b) (A)
10- Đặt hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là 3 A. Để cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó giảm đi 1A thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó là bao nhiêu?
ĐA:Ta có I2 = I1 – 1 = 3-1 = 2 (A)
U 1/ I 1 = U 2/ I 2 => U2 = U1.I2 / I1 = 9.2/ 3 = 6(V)
11- Đặt hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 3 V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó là 0,45A. Nếu hiệu điện thế hai đầu dây dẫn tăng 2 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?
ĐA:Ta có U 2 = 2U1 = 2.3 = 6(V)
U 1/ I 1 = U 2/ I 2 => I2 = U2.I1 / U1 = 6 .0,45/ 3 = 0,9(A)
12- Cho điện trở R= 15W
Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế là 6V thì cường độ dòng điện chạy qua là bao nhiêu?
Nếu cường độ dòng điện tăng thêm 0,3 A nữa thì hiệu điện thế phải đặt vào hai đầu điện trở đó là bao nhiêu?
ĐA:a/ I= U/ R = 6/15= 0,4 (A)
b/ I1 =I + 0,3 = 0,7 (A)
Ta có I= U/ R => U1 = I1 . R = 0,7.15 = 10,5 (V)
13- Đặt hiệu điện thế 6V giữa hai đầu điện trở thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó là 0,15 A.
a. Tính giá trị của điện trở này?
b. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này là 8V thì trị số điện trở này có thay đổi không ? Tại sao? Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở?
ĐA:a/ Ta có I= U/R => R = U/I = 6/ 0,15 = 40 (W)
b/ Khi tăng hiệu điện thế là 8V thì R không đổi vì điện trở của 1 dây dẫn luôn xác định
I = U/ R = 8/ 40 = 0,2(A)
14- Cho ba điện trở R1 =2Ω R2 = 6 Ω R3 =1 Ω nối tiếp với nhau vào đoạn mạch AB có hiệu điện thế là 18V .Tính điện trở tương đương của mạch điện và cường độ dòng điện qua các điện trở.
ĐA:Rtđ = R1 + R2 + R3 = 2 + 6+1 = 9 (W)
I = I1 = I2 = I3 = U/ Rtđ = 18/ 9 =2 (A)
15- Cho hai điện trở R1 =2 Ω, R2 =6 Ω mắc song song với nhau vào đoạn mạch AB thì cường độ dòng điện trong mạch chính là 2A. Tính điện trở tương đương của mạch điện và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở?
ĐA:1/ Rtđ = 1/ R 1 + 1/ R2 => Rtđ = R1 .R2 / (R1 + R2 ) = 2.6/ (2+6) = 1,5 (W)
U1 = U2 = U = I. Rtđ =2.1,5= 3 (V)
16- Một dây dẫn có chiều dài 100m , tiết diện 2mm2 . Tính điện trở của dây đồng. Biết điện trở suất của đồng là 1,7. 10-8 W.m
ĐA:
17- Một cuộn dây đồng có điện trở là 10 Ω được quấn bằng nikêlin có tiết diện là 0,1mm2 và có điện trở suất là 0,4.10-6W.m . Tính chiều dài của dây nikêlin dùng để quấn dây điện trở này?
ĐA:
18- Một bóng đèn có ghi 220V- 880W . Cho biết ý nghĩa các số ghi trên bóng đèn và tính điện trở và cường độ dòng điện qua đèn khi hoạt động bình thường?
ĐA: 220V là hiệu điện thế định mức của đèn
880 W là công suất định mức của đèn
Ta có :P= U2 / R =>R = U2 / P = 2202 / 880 = 55 Ω
P= U.I=> I= P/U = 880/ 220 = 4 (A)
19-Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây điện trở R= 10 Ω trong thời gian 20 phút biết rằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây điện trở là 20V?
ĐA: I= U/ R = 20/ 10 = 2 (A)
Q = I2 . R. t = 2 2 . 10 . 20. 60 = 48000 (J)
20-Tính nhiệt lượng tỏa ra của dây điện trở R= 5 Ω trong thời gian 20 phút biết rằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây điện trở là 25V?
ĐA: I= U/ R = 25/ 5 = 5 (A)
Q = I2 . R. t = 52 . 5 . 20.60 = 150000 (J)
21- Một bóng đèn có ghi 220V- 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V được sử dụng mỗi ngày là 4 giờ. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn khi đó theo đơn vị jun và kWh
ĐA: Ta có A= P.t = 100 .4 = 400 (Wh) = 0,4 (kWh )= 1440000 (J)
22- Hai bóng đèn có ghi 6V- 3W và 6V- 2 W . Tính điện trở của dây tóc bóng đèn khi chúng sáng bình thường?
ĐA: Khi 2 đèn sáng bình thường thì U đ = Uđ m
Pđ1 = U đ1 2 / R đ1 => R đ 1 = U đ1 2 / Pđ1 = 6 2 / 3 =12Ω
Pđ2 = U đ2 2 / R đ2 => R đ 2 = U đ2 2 / Pđ2 = 62 / 2 =18 Ω
o
o
R1
R2
R3
M
-
B
A +
23- Cho mạch điện như hình vẽ ,R1 = 6Ω, R2 = 4Ω, R3 = 12Ω, khi nối giữa hai điểm A và B một hiệu điện thế không đổi U thì đo được UAM= 12V. Bỏ qua điện trở của các dây nối.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
ĐA:
a. Tính được R23 = R2..R3 / (R2. + R3) = 3(W)
Tính được R = R1 + R23 = 9(W)
b. Tính được I1 = I = UAM/R1 = 12 / 6 = 2(A)
U23 = IR23 = 2.3 = 6(V)
I2 = U23/R2 = 6 / 4 = 1,5 (A)
I3 = U23/R3 = 6 / 12 = 0,5 (A)
24/ Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10-6 Wm được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút.
a. Tính điện trở của dây.
b. Xác định công suất của bếp?
c. Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên?
ĐA: a- R= ρ = 1,1.10-6.3/(0,068.10-6 ) = 48,5(Ω),
b/ P = U2/ R = 2202/ 48,5 = 997,9 (W)
c/ Q = A = P t =997,9.15.60 = 898 (J)
25/ Cho mạch điện như hình vẽ:
+ -
A R1 R2 B
Biết R1 = 4 ,R2 = 6 , UAB = 18V
Tính điện trở tuong đương và cường độ dòng điện qua đoạn mạch AB.
Mắc thêm R3 = 12 song song với R2 . Hãy vẽ lại sơ đồ mạch điện, tính điện trở tương đương và cường độ dòng điên qua mạch chính khi đó?
o
o
R1
R2
R3
M
-
B
ĐA: a) RAB = R1 + R2 = 4 + 6 = 10()
A
+
IAB =
b) Vẽ được sơ đồ
R23 =
RAB = R1 + R23 = 4 + 4 = 8()
I1 = I =
26/ Một bếp điện được sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì dòng điện qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này đun sôi 2lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C trong thời gian 20 phút . Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K
ĐA: A = U.I.t = 220.3.20.60 = 792000 (J)
Qi = c.m.t0 = 2.4200.(100-20) = 672000 (J)
H = Qi.100% / A = 672000.100% / 792000 = 84,8 %
27/ - Một bếp điện có ghi (220V-1000W) được dùng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 25oC .Hiệu suất của bếp là 95% ( Cho biết c = 4200J/kg.K). Tính thời gian đun sôi nước ?
ĐA:
28/ Mạch điện như hình vẽ.
R1
R2
_
+
B
A
R3
Biết R1 = 14Ω, R2 = 16Ω, R3 = 20Ω đặt vào hai đầu AB hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện trong mạch chính là 0,7A.
a) Tính điện trở tương đương của mạch .
b) Tính hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
ĐA:
R12 = R1 +R2 = 14 +16 = 30 ()
Rtđ = R12 . R3 / (R12 + R3) = 30.20 / ( 30+ 20) = 12()
I = U / Rtđ => U = I . Rtđ = 0,7 . 12 = 8,4 (V)
U = U3 =U12 = 8,4 V
I1 =I2 = I12 = 8,4 / 30 = 0,28 (A)
U1 = I1 .R1 = 0,28. 14 = 3,92 (V)
U2 = I2 .R2 = 0,28. 16 = 4,48 (V)
29/ Cho mạch điện như hình vẽ:
.
.
+
-
A
B
R1
R2
R3
R1 = 15, R2 = 30, R3 = 20
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Tính cường độ dòng điện qua R1 và R3 , biết cường độ dòng điện qua R2 là 0,5 A.
c/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và công của dòng điện sinh ra trong 1 giờ 20 phút ra Jvà kWh.
ĐA:
a/
Điện trở tương đương của đoạn mạch AB
Rtđ = R12 + R3 = 10 + 20 = 30
b/ Cường độ dòng điện qua R1 và R3
U1 = U2 = I2 . R2 = 30.0,5 = 15 (V)
I1 = U1 / R1 = 15/ 15 = 1( A)
I3 = I1 + I2 = 1 + 0,5 = 1,5 (A)
c/ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB
U = I. Rtđ = 1,5 .30 = 45 ( V)
Công của dòng điện sinh ra trong 1 giờ 20 phút
A = U.I.t = 45.1,5. 4800=324000(J)
= 0,09 (kWh)
30/ Một bình nước nóng lạnh có ghi (220V- 1100W)
a/ Tính cường độ dòng điện chạy qua bình nước khi bình được sử dụng với hiệu điện thế 220V.
b/ Tính thời gian đun sôi 5 kg nước từ nhiệt độ 20 0 C . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J / kg. K và nhiệt lượng hao phí là rất nhỏ .
c/ Tính hiệu điện thế đặt vào bình nước nóng lạnh nếu bình nước có công suất tiêu thụ là 1000W.
ĐA:
a/ Cường độ dòng điện chạy qua bình nước
P = U.I suy ra I = P / U = 1100/ 220 = 5 ( A)
b/ Thời gian đun sôi 5 kg nước từ nhiệt độ 20 0 C
Q = C.m ( t2 -t1 ) = 4200. 5 .(100- 20) = 1680000 (J)
Q = A= P . t => t = Q / P = 1680000 / 1100 =1527 (s)
c/ Điện trở của bình nước .
P đm = Uđm 2 / R => R = U2 đm / P đm = 2202 / 1100 = 44 ()
Hiệu điện thế đặt vào bình nước nóng lạnh nếu bình nước có công suất tiêu thụ là 1000W .
U2 = R. P = 44.1000 = 440000
U =209,8 (V)
31/ Một bếp điện có ghi 220V- 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V , trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ .
a)Tính điện trở dây nung của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua khi đó.
b)Tính điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị J và kW.h và tiền điện phải trả trong 1 tháng biết giá điện 1kWh là 1200đ.
ĐA
a) Điện trở dây nung của bếp điện
P = U2 / R => R =U2 / P = 2202 / 1000 = 48,4 ( ) Cường độ dòng điện chạy qua bếp.
I = U /R = 220 / 48,4 = 4,55 (A)
b) Điện năng mà bếp tiêu thụ trong 30 ngày là:
A = P t = 1000 .2 . 30 = 60000 (Wh) = 60 (kW.h) =216000000(J)
Tiền điện phải trả trong 1 tháng là:
T = 1200 . A = 1200.60 = 72000 (đồng )
Rx
+
-
A
Đ
U
32/ Cho mạch điện như hình vẽ:
Một biến trở con chạy.
Bóng đèn ghi: 6V – 6W.
U = 20V
Cho Rx= 34Ω. Tìm số chỉ của Ampe kế ? Đèn có sáng bình thường không ?
Bây giờ thay đổi con chạy, điện trở Rx của biến trở có trị số như thế nào để đèn sáng bình thường ?
ĐA:
a)
Rtd = Rb + Rđ =34+6= 40
I = Iđ = Ib = 0,5A
Uđ = Iđ . Rđ = 0,5.6 = 3V<Uđm
Đèn sáng mờ
Muốn đèn sáng bình thường : Uđ = Uđm = 6(V)
Rb = Rtđ – Rđ = 20 – 6 =14(Ω)
33/ Cho mạch điện như hình vẽ:
o
o
+
-
R1
R2
R3
U
Trong đó có các điện trở R1 = 9Ω, R2 = 15Ω, R3 = 10Ω, dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3 = 0,3A.
Tính các cường độ dòng điện I1 và I2 tương ứng khi đi qua R1 và R2 ?
Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB ?
R1 là dây dẫn có và S = 0,5mm2 tìm chiều dài l?
ĐA:
U3 = U2 = 3V
I1 = I2 + I3 = 0,2 + 0,3 = 0,5A
U1 = I1.R1 = 0,5.9 = 4,5V
U = U1 + U3 = 4,5 + 3 = 7,5V
c)R= [ = 9.0,5.10-6/ 0,4.10-6 = 11,25 m
34/ Cho mạch điện như hình vẽ:
o
o
+
-
Đ
R2
R3
U
Ta có Đ (6V – 3W); R2 = 15Ω; R3 = 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là
U =7,5V. Tính:
Điện trở tương đương của đoạn mạch, đèn sáng bình thường không ?
Tính điện năng tiêu thụ của đèn trong 10 phút ?
Tính hiệu suất của đoạn mạch ?
ĐA:
Đèn (6V – 3W) mắc Rđ nt (R2 // R3)
=>
Uđ = Iđ . Rđ = 0,417.12 = 5V < Uđm nên đèn sáng mờ
Ađ = Uđ . Iđ .t = 5.0,417.600 = 1251(J)
CHƯƠNG II:
CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC
1/ NHẬN BIẾT
1/- Nêu sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm.
TL: Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
2/- Hãy cho biết công dụng của la bàn, bộ phận chính của la bàn. La bàn hoạt động dựa trên đặc tính nào của nam châm?
ĐA: La bàn dùng để xác định phương hướng Bắc – Nam. Bộ phận chính của la bàn là kim nam châm. La bàn hoạt động dựa trên đặc tính: Kim nam châm tự do khi đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam –Bắc.
3/ - Nêu quy tắc nắm tay phải?
TL: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
4/ - Phát biểu quy tắc bàn tay trái?
ĐA: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
5/ - Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
ĐA: Động cơ điện một chiều có hai bô phận chính là nam châm và khung dây dẫn . Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điên chạy qua đăt trong từ trường
6- Nêu nguyên nhân gây ra sự hao phí điện năng khi truyền tải bằng đường dây dẫn? Nêu các cách làm giảm hao phí điện năng? Nêu công thức công suất hao phí do tỏa nhiệt ?
Đáp án:
+ Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
+ Có hai cách làm giảm hao phí : Giảm điện trở trên đường dây tải điện và tăng hiệu điện thế nhưng tốt nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây bằng máy biến thế.
+ Công thức tính :
Php =
7/ Công dụng của máy biến thế. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế?
- Máy biến thế là một thiết bị dùng để tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
- Bộ phận chính của máy biến thế gồm:
+ Hai cuộn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau.
+ Một lõi sắt có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
Nguyên tắc hoạt động: Đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn thứ cấp xuất hiện hiệu điện thế xoay chiều.
8/ Nam châm điện có cấu tạo như thế nào? Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên vật bằng cách nào?
Đáp án: Nam châm điện có cấu tạo gồm ống dây dẩn trong có lỏi sắt non. Lõi sắt non có tác dụng làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
2/ THÔNG HIỂU
1/ Có một thanh nam châm bị mất tên từ cực. Em hãy tìm cách xác định lại từ cực của thanh nam châm này.
ĐA: Đưa cực bắc của nam châm còn tên từ cực lại gần một đầu của nam châm mất tên cực, nếu chúng đẩy nhau thì đầu này là cực bắc đầu còn lại là cực nam, nếu chúng hút nhau thì đầu này là cực nam và đầu còn lại là cực bắc.
2/ Tại sao không dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế ?
+ Vì dòng điện một chiều không đổi sẽ tạo ra từ trường không đổi. Do đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thứ cấp không đổi (không biến thiên). Kết quả là trong cuộn dây thứ cấp không có dòng điện cảm ứng.
3/- Nêu điều kiện để có lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện ?
ĐA: + Điều kiện : - Dây dẫn đặt trong từ trường
Không song song với đường sức từ
2/ VẬN DỤNG
1/ . a-Xác định chiều đường sức từ b- Xác định chiều dòng điện
+
-
AD: a) Trong ống dây chiều đường sức từ đi từ trái sang phải.
b) Dòng điện trong ống dây đi từ trên xuống dưới.
2 - Vận dụng: Xác định
a – Chiều lực điện từ b- Chiều dòng điện
N
S
N
+
S
AD: a/ b/ +
3/- Trong hình vẽ, thanh nam châm MN được treo bằng một sợi dây mềm không xoắn, khi đóng khóa K thì có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm? Giải thích?
K
N
M
C
D
ĐA: Nêu được: + Đóng K dòng điện có chiều đi từ cực dương qua các vòng dây, về cực âm của nguồn ( có thể vẽ hình)
+ Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được D là từ cực Bắc.
A
K
B
N
S
/////////////////////////
+ Do tương tác từ giữa hai nam châm nên thanh nam châm MN mới đầu bị đẩy ra sau đó quay 180o rồi bị hút vào.
4- Quan sát hình vẽ sau:
a-Xác định các cực của ống dây ?
b-A, B nối với cực nào của nguồn điện ?
Dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện
trong ống dây.
ĐA: a) Bên trái ống dây là từ cực Bắc, bên phải ống dây là từ cực Nam vì bên phải ống dây hút cực Bắc của kim nam châm
b)Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều dòng điện qua các vòng dây như hình vẽ nên B nối với cực dương và A nối với cực âm của nguồn điện
//////////////////////////
N
S
A
B
K
-
+
F
I
+
5/ Dùng quy tắc bàn tay trái xác định cực của nam châm trong hình vẽ bên.
F
I
N
S
+
ĐA:
6/ Người ta dùng máy biến thế để giảm hiệu điện thế từ 220V xuống còn 9V. Nếu cuộn sơ cấp có 11000 vòng, thì số vòng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
b.Giả sử công suất của máy biến thế là 6W và không có sự mất mát năng lượng . Tính cường độ dòng điện ở mạch thứ cấp?
ĐA: a. Ta có công thức U1 / U2 = n1 / n2
Suy ra n2 = U2 . n1 / U1 = 9. 11000/ 220 = 450 ( vòng)
b. Ta có P1 = P2 = 6W
U1 I1= U2 I2 suy ra I2 = U1 I1 / U2 = 6/ 9 = 2/ 3 (A)
7/ Máy biến thế để tăng thế .Cuộn sơ cấp có 1000 vòng .Nếu mắc vào hiệu điện thế 110V thì ta được hiệu đện thế 220V
Tính số vòng của cuộn thứ cấp.
Muốn sử dụng máy trên để hạ thế . Nếu mắc vào hiệu điện thế 1000 V thì hiệu điện thế lấy ra lúc này là bao nhiêu?
ĐA:Số vòng dây cuộn sơ cấp là
U1 / U2 = n1 / n2 suy ra n2 = U2 n1 / U1 = 220. 1000/ 110 = 2000 vòng
b/ U1 / U2 = n1 / n2 suy ra U2 = U1 n2 / n1 = 1000 .1000/ 2000 = 500 (V)
8/ Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 500 vòng, số vòng cuộn thứ cấp là 11000 vòng. Biết hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 22000 V.
Tìm hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp.
So sánh U1 và U2 , cho biết đây là loại máy tăng thế hay hạ thế?
Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp.
ĐA: U1 / U2 = n1 / n2
U1 = U2.. n1 / n2 (0,5đ)
= 500. 22000 / 11000 =1000 (V )
Vì U1 > U2 ( 1000V > 500V ) Đây là máy hạ thế
9/ Một máy biến thế có số vòng của cuộn sơ cấp là 1600 vòng, cuộn thứ cấp có 320 vòng. Nếu đặt vào 2 đầu dây của cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
ĐA: = => U2 = U 1 . = 220. = 44V
10/ Một máy biến thế dùng trong nhà hiệu điện thế đầu vào là 220V (hiệu điện thế ở 2 đầu cuộn sơ cấp), có 2 ngõ ra ứng với hiệu điện thế là 110V và 22V. Biết số vòng dây của cuộn sơ cấp là 3600 vòng. Tính số vòng dây của các cuộn thứ cấp tương ứng?
ĐA: = => n2 = n1 = 3600. = 1800 vòng
n2’ = n1 = 3600. = 360 vòng
11/ Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 220V. Muốn tải điện năng đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 15400V. Hỏi phải dùng máy biến thế với các cuộn dây có số vòng dây theo tỉ lệ nào? Cuộn dây nào mắc với hai đầu của máy phát điện?
ĐA: = = = . Cuộn dây n1 (cuộn ít vòng dây quấn) mắc với hai đầu của máy phát điện.
CHƯƠNG III
* Nhận biết:
1- Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Đáp án: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc tới như thế nào so với góc khúc xạ?
Đáp án: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
3- Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ?
Đáp án:
+ Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa
+ Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
+ Đặt thấu kính hội tụ ngay trước dòng chữ ta thấy chữ to hơn khi quan sát trực tiếp.
4- Nêu đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ?
Đáp án:
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
+ Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
5- Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
Đáp án:
+ Vật đặt ngoài tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật
+ Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
+ Vật đặt trong tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều với vật.
6- Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì? Nêu đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì?
Đáp án:
+ Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
+ Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló phân kì.
+ Đặt thấu kính phân kỳ ngay trước dòng chữ ta thấy chữ nhỏ hơn khi quan sát trực tiếp.
+ Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló có p
File đính kèm:
- Ngan hang cau hoi Ly 9 Chau Thanh da tham dinh.doc