Kiến thức:
- HS nắm được các kiến thức về:
+ Hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính ; sự tương tác giữa các cực từ của hai nam châm.
+ Mô tả được thí nghiệm Ơ-xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
+ Tìm hiểu từ trường của nam châm và từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua và các ứng dụng của nam châm trong thực tế.
+Phát biểu được qui tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện chạy qua.
73 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Vật lý lớp 9 - Chương I: Điện từ học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/11/2012
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các kiến thức về:
+ Hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính ; sự tương tác giữa các cực từ của hai nam châm.
+ Mô tả được thí nghiệm Ơ-xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
+ Tìm hiểu từ trường của nam châm và từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua và các ứng dụng của nam châm trong thực tế.
+Phát biểu được qui tắc nắm tay phải về chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện chạy qua.
+ Mô tả được cấu tạo của nam châm điện và nêu được vai trò của lõi sắt làm tăng tác dụng từ.
+ Phát biểu được qui tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.
+ Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều, máy phát điện xoay chiều.
+ Thấy được tại sao ở hai đầu đường dây tải điện phải đặt các máy biến thế?
2. Kỹ năng:
- HS cần được rèn luyện các kỹ năng:
+ Quan sát hiện tượng; mô tả được các hiện tượng vật lí; thí nghiệm vật lí
+ Biết vẽ hình minh họa và biểu diễn được các lực điện từ.
+ Vận dụng được các qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
+ Giải thích được nguyên tắc hoạt động (về mắt tác dụng lựcvà về mặt chuyển hoá năng lượng) của động cơ điện một chiều.
+Giải thích được vì sao có sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện?
+ Vận dụng được công thức tăng hạ áp của máy biến áp ()
3. Thái độ:
- HS có ý thức nghiên cứu các hiện tượng; cần cù, chịu khó.
- Thích khám phá các hiện tượng vật lí và yêu thích môn học.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
-Gồm 15 tiết (từ tiết 22 đến tiết 36)
- Số tiết kiểm tra: 2 tiết, trong đó :
+ Kiểm tra 15 phút: 1 (tiết 30)
+ Kiểm tra học kì I ( tiết 34)
Ngµy so¹n:4/11/2012 TuÇn:
TiÕt: 22
Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính.
- Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn.
2. Kỹ năng:
- Xác định được các từ cực của kim nam châm.
- Xác định được tên các từ cực của một nam châm vĩnh cửu trên cơ sở biết các từ cực của một nam châm khác.
- Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng điều đã biết vào thực tiễn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.GV: Một số kim nam châm có giá đỡ, nam châm thẳng, nam châm chữ U, la bàn.
2.HS: Mỗi nhóm có 1 kim nam châm có giá đỡ, 2 thanh nam châm trong đó một thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực.
C. PHƯƠNG PHÁP:
-Thực nghiệm, vấn đáp, nhóm nhỏ.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
9/11/2012
9A
9/11/2012
9B
2. Giới thiệu nội dung chương – Đặt vấn đề vào bài như phần mở đầu SGK.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ tính của nam châm.
* Nhớ lại kiến thức lớp 5 và lớp 7 về từ tính của nam châm.
-GV Yêu cầu HS đề xuất một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không.
-HS trao đổi nhóm theo bàn và nêu ý kiến.
-GV gọi một vài nhóm nêu đề xuất của nhóm mình, lựa chọn phương án đúng.
-Yêu cầu các nhóm tiến hành TN câu C1.
-HS: Các nhóm thực hiện TN câu C1
-GV gọi các nhóm báo cáo kết quả TN.
-GV nhấn mạnh lại: Nam châm có tính hút sắt. (lưu ý có HS cho rằng nam châm có thể hút các kim loại).
* Phát hiện thêm các tính chất từ của nam châm.
-GV đặt kim nam châm như hình 21.1, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi ở C2.
-HS theo dõi và trả lời.
-GV cho HS xoay kim nam châm lệch khỏi hướng ban đầu hai lần, đề nghị HS quan sát và trả lời câu C2 tiếp theo.
-HS: thảo luận chung cả lớp để rút ra nhận xét.
-GV gọi HS đọc kết luận tr 58 và yêu cầu HS ghi lại kết luận vào vở.
-GV gọi HS đọc phần thông báo SGK tr 59 để ghi nhớ:
+Quy ước kí hiệu tên cực từ, đánh dấu bằng màu sơn các cực từ của nam châm.
-GV đưa ra một số nam châm có màu sơn đối với các cực từ thường có ở PTN như màu đỏ cực bắc, màu xanh hoặc trắng là cực nam....tùy nơi sản xuất, vì vậy để phân biệt cực từ của nam châm chúng ta có thể dựa vào kí hiệu hoặc có thể phân biệt bằng các TN đơn giản.
-HS lắng nghe và quan sát để nhận biết.
-GV giới thiệu một số loại nam châm (kim NC, thanh NC, NC chữ U)
-HS quan sát hình vẽ kết hợp với nam châm có sẵn trong bộ TN của các nhóm để nhận biết các nam châm.
-1,2 HS gọi tên các nam chẩm trong bộ TN của nhóm mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm.
-GV cho HS nêu yêu cầu của C3, C4.
-Cho HS thực hiện nhóm làm thí nghiệm.
-HS tiến hành thí nghiệm như C3, C4 và cho nhận xét.
-GV cho HS rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Vận dụng
-GV cho HS vận dụng bài học để thực hiện câu C5.
-Vận dụng câu C6.
-GV cho HS quan sát la bàn.
+Yêu cầu HS nêu cấu tạo và hoạt động của la bàn. →Tác dụng của la bàn.
I. Từ tính của nam châm.
1. Thí nghiệm:
C1: Đưa thanh kim loại lại gàn các vụn sắt, nếu nó hút được các vụn sắt thì đó là một nam châm.
C2: + Khi đứng cân bằng kim nam châm nằm dọc theo hướng Bắc-Nam.
+ Khi đã đứng cân bằng trở lại kim nam châm vẫn chỉ hướng Bắc-Nam.
2. Kết luận: (SGK – 58)
-Kim nam châm có hai từ cực là cực Bắc và cực Nam. Cực luôn chỉ hướng Bắc của Trái Đất gọi là cực Bắc, cực luôn chỉ hướng Nam của Trái Đất gọi là cực Nam.
-Mọi nam châm đều có hai từ cực là cực Bắc và cực Nam.
*Chú ý: qui ước cực Bắc kí hiệu là N (sơn màu đỏ), cực nam kí hiệu là S (sơn màu xanh)
II. Tương tác giữa hai nam châm.
1. Thí nghiệm:
C3: Đưa cực từ Nam của thanh nam châm lại gần cực từ Bắc của kim nam châm thì cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.
C4: Đưa hai cực từ cùng tên lại gần nhau thì chúng đẩy nhau.
2. Kết luận:
Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
III. Vận dụng:
C5: Có thể Tổ Xung Chi đặt một nam châm vào hình nộm ở tay.
C6:
-Cấu tạo của la bàn: Bộ phận chính là một kim nam châm có thể quay quanh một trục thẳng đứng.
-Hoạt động: Khi nằm cân bằng tại mọi vị trí trên Trái Đất, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam , nhờ đó mà biết được phương hướng.
4. Củng cố:
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm của nam châm và hệ thống lai kiến thức đã học:
+Tính chất từ của nam châm.
+ Sự tương tác của hai nam châm.
+ Tác dụng của la bàn.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc các kiến thức trong bài.
-Làm bài tập 21.1 đến 21.8 SBT.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Về kiến thức:
Về PP:
Về hiệu quả giờ dạy:
Sự chuẩn bị bài của HS:
Ngµy so¹n:10/11/2012 TuÇn:
TiÕt: 23
Bài 22:
TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS mô tả được thí nghiệm Ơ-xtet để phát hiện dòng điện có tác dụng từ.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, nhận biết để rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện và từ trường. Biết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường
3. Thái độ:
- Nghiêm túc thực hiện các hoạt động học tập theo sự hướng dẫn của GV.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.GV: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm gồm:
- 2 giá TN. - Biến trở
-Nguồn điện 3V hoặc 4,5V. -1 Ampekế, thang đo
- 1 la bàn. -Các đoạn dây nối.
2.HS: Nghiên cứu trước bài 22.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thực nghiệm, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
14/11/2012
9A
14/11/2012
9B
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2HS lên bảng chữa bài tập 21.2 ; 21.3, từ kết quả đó nêu các đặc điểm của nam châm.
-Yêu cầu cả lớp lắng nghe , nêu nhân xét.
* Đáp án :
Bài 21.2 : Nếu 2 thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thể kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm vì nếu cả hai đều là nam châm thì khi đổi đầu, chúng phải đẩy nhau.
Bài 21.3 : Để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết có thể làm theo một trong các cách sau :
+Để thanh nam châm tự do→Dựa vào định hướng của thanh nam châm để xác định cực.
+Dùng một nam châm khácđã biết tên cực→Dựa vào tương tác giữa hai nam châm để biết tên cực của thanh nam châm.
3. Bài mới:
-GV đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phát hiện tính chất từ của dòng điện.
-GV yêu cầu HS nghiên cứu cách bố trí TN trong hình 22.1 (tr.81-SGK).
-Gọi HS nêu mục đích TN, cách bố trí, tiến hành TN.
-HS :Cá nhân nghiên cứu TN hình 22.1, nêu mục đích TN, cách bố trí và tiến hành TN :
+Mục đích TN : Kiểm tra xem dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không ?
+Bố trí TN : Như hình 22.1 (đặt dây dẫn song song với trục của kim nam châm)
+Tiến hành TN : Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, quan sát hiện tượng xảy ra.
-GV làm thí nghiệm, cho HS quan sát và trả lời câu hỏi C1.
-GV nêu câu hỏi: TN chứng tỏ điều gì?
-HS (khá) : Dòng điện gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
*GV chuyển ý :
Trong TN trên, nam châm được bố trí nằm dưới và song song với dây dẫn thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ có vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên kim nam châm hay không ? Làm thế nào để trả lời được câu hỏi này ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ trường
-Gọi HS nêu phương án kiểm tra →Thống nhất cách tiến hành TN.
-HS theo dõi GV làm TN và trả lời câu hỏi C2, C3.
-GV hỏi : TN chứng tỏ không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có gì đặc biệt ?
- Nam châm hoặc dòng điện có khả năng tác dụng lực từ nên nam châm đặt gần nó.
- Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian.
- Các sóng radi, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia gamma cũng là sóng điện từ. các sóng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
-Yêu cầu HS đọc kết luận phần 2 (SGK tr.61) để trả lời câu hỏi : Từ trường tồn tại ở đâu ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường
-GV : Người ta không nhận biết trực tiếp từ trường bằng giác quan →Vậy có thể nhận biết từ trường bằng cách nào ?
-HS suy nghĩ, nêu dự đoán.
-GV có thể gợi ý HS cách nhận biết từ trường đơn giản nhất : Từ các TN đã làm ở trên, hãy rút ra cách dùng kim nam châm (nam châm thử) để phát hiện từ trường ?
-HS nêu cách nhận biết từ trường :
Dùng kim nam châm thử đưa vào không gian cần kiểm tra. Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
Hoạt động 4: Vận dụng
-GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C4→Cách nhận biết từ trường.
-HS suy nghĩ và trả lời, lớp nhận xét hoặc bổ sung ý kiến.
-Tương tự với câu C5, C6.
I. Lực từ.
1. Thí nghiệm:
+Như hình 22.1 (đặt dây dẫn song song với trục của kim nam châm)
+ Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đóng công tắc K, quan sát kim nam châm.
C1 : Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn →kim nam châm bị lệch đi. Khi ngắt dòng điện→kim nam châm lại trở về vị trí cũ.
2. Kết luận : (SGK- 61)
Dòng điện có tác dụng từ.
II, Từ trường.
1. Thí nghiệm.
-Đưa nam châm tới các vị trí khác nhau xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua hoặc xung quanh thanh nam châm.
C2: kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam-Bắc.
C3:Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh NC hoặc của dòng điện, sau khi cân bằng kim NC luôn chỉ một hướng xác định.
2. Kết luận:
-Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường.
-Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.
3. Cách nhận biết từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường.
III. Vận dụng.
C4 : Để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không ta đặt kim nam châm lại gần dây dẫn AB. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam-Bắc thì dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và ngược lại.
C5 : Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do, khi đã đứng yên, kim nam châm luôn chỉ hướng Nam-Bắc chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường.
C6 : Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam-Bắc. Chứng tỏ không gian xung quanh nam châm có từ trường.
4. Củng cố:
-Yêu cầu HS nhắc lại cách bố trí và tiến hành TN chứng tỏ xung quanh dòng điện có từ trường.
-GV thông báo : TN này được gọi là TN Ơ-xtét do nhà bác học Ơ-xtét tiến hành năm 1820.
Kết quả của TN mở đầu cho bước phát triển mới của điện từ học thế kỉ 19 và 20.
-Từ trường tồn tại ở đâu? (Từ trường tồn tại ở không gian xung quanh nam châm hoặc xung quanh dòng điện).
- Làm thế nào nhận biết được từ trường? ( Dùng kim nam châm thử đặt trong không gian cần kiểm tra, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim NC thử thì nơi đó có từ trường)
? nêu các biện pháp bảo vệ môi trường?
+ Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
+ Sử dụng điện thoại di động hợp lí, đúng cách; không sử dụng điện thoại di dộng để đàm thoại quá lâu ( hàng giờ) để giảm thiểu tác hại sủa sóng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
+ Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng, phát thanh truyền hình một cách thích hợp.
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp điện thoại cố định; chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc các kiến thức: dòng điện có tác dụng từ gọi là từ trường , từ trường tồn tại ở đâu, cách nhận biết từ trường.
-Làm bài tập 22.1 đến 22.8 SBT.
-Mỗi nhóm chuẩn bị một bút dạ, một tờ giấy trắng cho giờ sau.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Về kiến thức:
Về PP:
Về hiệu quả giờ dạy:
Sự chuẩn bị bài của HS:
Ngµy so¹n:11/11/2012 TuÇn:
TiÕt: 24
Bài 23: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-HS biết dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
2. Kỹ năng:
-Biết vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng và nam châm chữ U. Xác định được chiều các đường sức từ của nam châm.
3. Thái độ:
-Có ý thức nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.GV: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS gồm:
Một thanh nam châm thẳng, một tấm nhựa có chứa mạt sắt, một nam châm chữ U. Một số kim nam châm nhỏ có trục quay thẳng đứng.
2. HS: Mỗi nhóm chuẩn bị một bút dạ, một tờ giấy trắng.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thực nghiệm, vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
16/11/2012
9A
16/11/2012
9B
2. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lên bảng.
+HS1 : Nêu đặc điểm của nam châm ? Chữa bài tập 22.2.
+HS2 : Chữa bài tập 22.4. Nhắc lại cách nhận biết từ trường.
*Đáp án:
Bài 22.2 : Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, ta có thể mắc hai đầu dây dẫn lần lượt vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam –Bắc thì pin còn điện.
( lưu ý : làm nhanh nếu không sẽ hỏng pin)
Bài 22.4 : Giả sử có một đoạn dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện có thể dùng nam châm thử để phát hiện trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không.
Lớp nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá cho điểm.
-GV đặt vấn đề như SGK.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thí nghiệm tạo từ phổ của thanh nam châm
-Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần TN →Gọi 1, 2 HS nêu : Dụng cụ TN, cách tiến hành TN.
-HS đọc phần 1 : Thí nghiệm → Nêu dụng cụ cần thiết, cách tiến hành TN.
-GV giao dụng cụ TN theo nhóm, yêu cầu HS làm TN theo nhóm. Không được đặt nghiêng tấm nhựa so với bề mặt của thanh nam châm.
-HS làm TN theo nhóm, quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt.
-GV yêu cầu HS so sánh sự sắp xếp của mạt sắt với lúc ban đầu chưa đặt tên nam châm và nhận xét độ mau, thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau.
-Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1. GV lưu ý để HS nhận xét đúng.
-GV thông báo kết luận SGK.
*Chuyển ý : Dựa vào hình ảnh từ phổ,
ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ
như thế nào ?
Hoạt động 2: Vẽ và xác định chiều của đường sức từ.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a, hướng dẫn trong SGK
-HS làm việc theo nhóm, dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức từ của nam châm thẳng.
-GV thu bài vẽ của các nhóm, hướng dẫn thảo luận chung cả lớp để có đường biểu diễn đúng.
-GV lưu ý :
+Các đường sức từ không cắt nhau.
+Các đường sức từ không xuất phát từ một điểm.
+Độ mau, thưa của đường sức từ
-HS tham gia thảo luận chung cả lớp→
Vẽ đường biểu diễn đúng vào vở
-GV làm TN như hướng dẫn ở phần b, và cho HS theo dõi trả lời câu hỏi C2.
-GV thông báo chiều quy ước của đường sức từ→yêu cầu HS dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ được.
N
S S
-Dựa vào hình vẽ trả lời câu C3.
-Gọi HS nêu đặc điểm đường sức từ của thanh nam châm, nêu chiều quy ước của đường sức từ.
-GV thông báo cho HS biết quy ước
về độ mau, thưa của các đường sức
từ biểu thị cho độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm.
Hoạt động 3: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm.
-GV cho HS rút ra kết luận về đặc điểm của các đường sức từ.
-HS nêu kết luận như SGK.
Hoạt động 4: Vận dụng.
-GV cho HS quan sát hình 23.4 và trả lời câu C4.
-HS: cá nhân hoàn thành C4
-GV yêu cầu HS vẽ đường sức từ của nam châm chữ U vào vở, dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ.
-HS vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm chữ U vào vở.
-GV yêu cầu cá nhân hoàn thành câu C5, C6.
-Một HS lên bảng vẽ hình câu C6.
I. Từ phổ:
1. Thí nghiệm: (SGK- 63)
C1 : Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa.
2. Kết luận.
*Trong từ trường cuả thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.
*Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
*Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.
Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan
về từ trường.
II. Đường sức từ
1.Vẽ và xác định chiều của đường sức từ
N
S S
- Đường sức của từ trường gọi là đường sức từ.
N
S S
C2:
Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.
*Qui ước:
+Chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim NC được đặt cân bằng trên đường sức từ đó.
C3:
Đường sức từ có chiều đi vào từ cực Nam(S) và đi ra từ cực Bắc(N) của thanh nam châm.
N
S S
2. Kết luận: (SGK- 64).
III. Vận dụng
C4 :
+Ở khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau.
+Bên ngoài NC đường sức từ là những đường cong nối hai cực nam châm.
C5:
Đường sức từ có chiều đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam của nam châm, vì vậy đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Bắc.
C6: Đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải.
4.Củng cố:
- Cho HS nhắc lại từ phổ là gì, chiều qui ước của các đường sức từ.
- Ứng dụng từ phổ của nam châm để xác định chiều các đường sức từ, xác định tên cực của nam châm.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK và mục có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc các kiến thức: đặc điểm từ phổ của nam châm, biết vẽ các đường sức từ của thanh nam châm.
-Làm bài tập 23.1 đến 23.7 SBT, đọc trước bài 25.
-Mỗi nhóm chuẩn bị một bút dạ, một tờ giấy trắng cho giờ sau.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Về kiến thức:
Về PP:
Về hiệu quả giờ dạy:
Sự chuẩn bị bài của HS:
Ngµy so¹n:16/11/2012 TuÇn:
TiÕt: 25
Bài 24:
TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Nắm được từ phổ bên ngoài của ống dây có dòng điện chạy qua cũng giống từ phổ ở bên ngoài của nam châm thẳng.
-Phát biểu được qui tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.
2. Kỹ năng:
-Biết vẽ đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Vận dụng được qui tắc nắm tay phải để xác định một trong hai yếu tố khi biết yếu tố kia (chiều đường sức từ, chiều dòng điện).
3. Thái độ:
-Cẩn thận, chính xác, trung thực khi thí nghiệm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.GV: Bộ thí nghiệm gồm: -1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn.
-Nguồn điện 3V đến 6 V.-1 công tắc.-3 đoạn dây nối.- 1 bút dạ.
2. HS: mỗi nhóm có 1 bút dạ, một tờ giấy trắng.
-Nghiên cứu trước bài 24.
C. PHƯƠNG PHÁP:
-Thực nghiệm. vấn đáp, nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
21/ 11/2012
9A
21/ 11/2012
9B
2. Kiểm tra bài cũ: Hai HS lên bảng.
HS1: + Nêu cách tạo ra từ phổ và đặc điểm từ phổ của nam châm thẳng.
+Nêu quy ước về chiều đường sức từ.
+Vẽ và xác định chiều đường sức từ biểu diễn từ trường của nam châm thẳng.
N
S
HS2 : Chữa bài tập 23.2
*Đáp án :
HS1 :
HS2 :
+Bài 23.2: Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm ta vẽ chiều của đường sức từ tại điểm C. Từ đó xác định cực Bắc, cực Nam của thanh nam châm và chiều
S
NNNNN
C
D
của đường sức từ còn lại ( chiều đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc, đi vào cực Nam của nam châm).
*ĐVĐ: Chúng ta đã biết từ phổ và các đường sức từ biểu diễn từ trường của thanh nam châm thẳng. Còn từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua
-GV: Gọi HS nêu cách tạo ra để quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với những dụng cụ đã phát cho các nhóm.
-HS: Nêu cách tạo ra từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.
-GV yêu cầu HS làm TN tạo từ phổ của ống dây có dòng điện theo nhóm, quan sát từ phổ bên trong và bên ngoài ống dây để trả lời câu hỏi C1.
-HS: đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN theo hướng dẫn của câu C1.
-GV yêu cầu các nhóm vẽ một vài đường sức từ của ống dây ra bảng phụ-treo bảng phụ, GV gọi HS các nhóm khác nhận xét→GV lưu ý HS một số sai sót thường gặp để HS tránh lặp lại.
-Gọi HS trả lời C2.
-GV đưa bảng phụ hình 24.2 yêu cầu HS thảo luận câu C3 theo nhóm và trả lời..
-HS nêu nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây.
-GV thông báo: Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng có hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
-Dựa vào thông báo của GV, HS xác định cực từ của ống dây có dòng điện trong TN.
-GV: Từ kết quả TN ở câu C1, C2, C3 chúng ta rút ra được kết luận gì vè từ phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở hai đầu ống dây?
-GV tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để rút ra kết luận.
-Gọi 1, 2 HS đọc lại phần 2 kết luận trong SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu qui tắc nắm tay phải.
*HĐ 2.1: Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?
-GV: Từ trường do dòng điện sinh ra, vậy chiều của đường sức từ có phụ thuộc vào chiều dòng điện hay không? Làm thế nào để kiểm tra điều đó?
-HS nêu dự đoán, và cách kiểm tra sự phụ thuộc của chiều đường sức từ và chiều của dòng điện.
-GV cho HS làm TN kiểm tra dự đoán theo nhóm và hướng dẫn thảo luận kết quả TN→rút ra kết luận.
-HS nêu cách kiểm tra: Đổi chiều dòng điện trong ống dây, kiểm tra sự định hướng của nam châm thử trên đường sức từ cũ.
-HS tiến hành TN theo nhóm. So sánh kết quả TN với dự đoán ban đầu →Rút ra kết luận.
HĐ 2.2: Qui tắc nắm tay phải
*GV: Để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua không phải lúc nào cũng cần có kim nam châm thử, cũng phải tiến hành TN mà người ta đã sử dụng quy tắc nắm tay phải để có thể xác định dễ dàng.
-Yêu cầu HS nghiên cứu quy tắc nắm tay phải ở phần 2 ( SGK-tr66)→Gọi HS phát biểu quy tắc.
- HS làm việc cá nhân nghiên cứu quy tắc nắm tay phải trong SGK (tr 66), vận dụng xác định chiều đường sức của ống dây trong TN trên, So sánh với chiều đường sức từ đã xác định bằng nam châm thử.
-GV: Quy tắc nắm tay phải giúp ta xác định chiều đường sức ở trong lòng ống dây hay ngoài ống dây?
? Đường sức từ trong lòng ống dây và bên ngoài ống dây có gì khác nhau? →Lưu ý HS tránh nhầm lẫn khi áp dụng quy tắc.
-HS (khá) trả lời.
-GV yêu cầu HS cả lớp giơ nắm tay phải thực hiện theo hướng dẫn của quy tắc xác định lại chiều đường sức từ trong ống dây ở TN trên, so sánh với chiều đường sức từ đã được xác định bằng nam châm thử.
-Lưu ý HS cách xác định nửa vòng ống dây bên ngoài và bên trong trên măt phẳng của hình vẽ thể hiện bằng nét đứt, nét liền hoặc nét đậm, nét mảnh. Bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua nửa vòng dây bên ngoài (nét liền).
Hoạt động 3: Vận dụng
-GV yêu cầu HS hoàn thành các câu C4, C5, C6
-HS: Cá nhân hoàn thành C4, C5, C6.
I. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
1. Thí nghiệm:
C1:
+ Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau.
+ Khác nhau: Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.
C2:
Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín
C3:
Ở hai đầu của ống dây, đường sức từ cùng đi ra ở một đầu và cùng đi vào ở đầu kia của ống dây.
2. Kết luận: (SGK- 66)
-Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín.
-Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
-Hai đầu của ống dây có dò
File đính kèm:
- Giao an vat li 9 cII.doc